【số liệu thống kê về santos laguna gặp pachuca】Trung Quốc dùng hình thức áp chế mới ở Biển Đông
Giai đoạn mới trong yêu sách chủ quyền
Tuy nhiên,ốcdùnghìnhthứcápchếmớiởBiểnĐôsố liệu thống kê về santos laguna gặp pachuca điều này không đồng nghĩa với việc Trung Quốc trở nên 'thu mình' hơn trong vùng biển có diện tích khoảng 3,5 triệu km2 này. Ngược lại, Trung Quốc dường như cho rằng, các đảo nhân tạo phi pháp họ lập nên ở Biển Đông cho phép họ mở ra một giai đoạn mới của việc tự khẳng định, tự yêu sách trước các quốc gia Đông Nam Á có chủ quyền trong vùng biển.
Trung Quốc xây dựng đảo phi pháp tại đá Chữ Thập. Ảnh: Digital Global |
Bắt đầu từ 2013, 7 hòn đảo nhân tạo mọc lên từ các bãi ngầm xa xôi mà Trung Quốc kiểm soát phi pháp. Lãnh đạo Trung Quốc đã cam kết các hoạt động của nước này chỉ phục vụ cho lợi ích chung - một sự cam kết được chứng tỏ thực tế khi những công trình xây dựng phá hủy môi trường sinh thái, các hệ thống tên lửa được lắp đặt, radar quân sự mọc lên và những boong-ke được tăng cường cho máy bay chiến đấu.
Nếu vấn đề địa hình không còn là tâm điểm, đó là bởi phần lớn các đảo nhân tạo phi pháp đã hoàn thành.
Hệ thống cầu cảng mới và cơ sở hậu cần giúp Trung Quốc phô diễn sức mạnh ở tầm xa hơn. Các tàu khảo sát của Trung Quốc đi tìm kiếm dầu khí ở những vùng biển tranh chấp chạy tới chạy lui giống như “máy cắt cỏ” - Bill Hayton thuộc Chatham House - một viện nghiên cứu của Anh mô tả.
Tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 của Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Ảnh: Schottel |
Hành xử của Trung Quốc với Việt Nam thực sự đáng báo động. Năm 2014, Trung Quốc đã kéo một giàn khoan dầu vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Giàn khoan sau đó đã được kéo đi, nhưng gần đây, Trung Quốc lại tiến thêm một bước mới, lớn hơn.
Ở một nơi xa trên Biển Đông, hơn chục tàu hải cảnh của Trung Quốc tuần tra qua lại xung quanh hai bãi ngầm, nơi trước đây họ không hiện diện thường trực. Bãi cạn Second Thomas (bãi Cỏ Mây) ở phía tây Philippines và bãi cạn Luconia ngoài khơi đảo Borneo thuộc Malaysia.
Các hoạt động khẳng định yêu sách chủ quyền, trong đó có tuần tra với mục tiêu khiến các nước khác cuối cùng có thể chấp thuận thực tế kiểm soát của Trung Quốc. Trong khi đó, một số tàu thăm dò, (kèm tàu hộ tống) xâm nhập vùng biển Việt Nam và Malaysia.
Lực cản với bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông
Dĩ nhiên, không phải mọi thứ đều diễn ra theo con đường của Trung Quốc.
Đã có những phân tích về tác động của thiên nhiên đối với các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng phi pháp trên Biển Đông. Trang tin Quartz mới đây đăng tải phân tích của tác giả Steven Mollman. Theo tác giả, Trung Quốc có thể tiếp tục xây dựng đảo nhân tạo; nhưng chính họ sẽ thua trong cuộc chiến với sóng, bão và tình trạng nước biển dâng nếu cứ cố gắng xây dựng các công trình trên nền các rạn san hô mong manh và đã bị hư hại.
Trung Quốc tự đưa ra cái gọi là đường lưỡi bò |
Quan trọng hơn, các nước láng giềng đã lên án và kiên quyết phản đối áp lực của Trung Quốc trong việc phát triển các mỏ khí nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của họ.
Kể cả Philippines đồng ý về mặt nguyên tắc cho việc phát triển chung thì thỏa thuận chính thức cho việc này chưa hề ký kết. Trung Quốc cũng không ngăn cản được các công ty dầu khí nước ngoài làm việc với những quốc gia duyên hải khác.
Và sự áp chế của Trung Quốc đang cản trở việc thông qua một bộ quy tắc ứng xử giữa họ và ASEAN - mà chính Trung Quốc đề xuất 2021 là hạn chót đạt được.
Nhà nghiên cứu Ian Storey của Viện Yusof Ishak tại Singapore chỉ ra rất nhiều lực cản. Một trong số đó là sự ràng buộc về mặt pháp lý mà Trung Quốc không mong muốn. Tiếp đến là xác định phạm vi địa lý trong thỏa thuận. Trung Quốc khăng khăng đưa ra cái gọi là “đường 9 đoạn” để khẳng định yêu sách chủ quyền bao trùm hầu hết Biển Đông. Và hầu như các bên khác phản đối.
Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin bình luận, những đòi hỏi của Trung Quốc với Bộ quy tắc ứng xử là để “ngầm công nhận" sự bá chủ của Trung Quốc.
Thái An (Theo The Economist)
Tổng bí thư, Chủ tịch nước đề nghị TƯ phân tích tình hình Biển Đông
Tổng bí thư đề nghị TƯ phân tích, dự báo có căn cứ, cơ sở khoa học, tình hình thế giới và trong nước, nhất là tình hình Biển Đông.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Cuộc đời mẹ chìm nổi với…3 lần đò
- ·Biển Đông trên các phương tiện truyền thông quốc tế
- ·Ngăn chặn nhiều vụ buôn bán thuốc lá lậu qua WeChat
- ·Olympic 2024: Trần Thị Nhi Yến xuất sắc về nhất vòng sơ loại chạy 100m
- ·Giá xăng dầu hôm nay 08/7/2024: Trái chiều
- ·Bà Hillary Clinton đề nghị chấm dứt bao vây cấm vận chống Cuba
- ·Ngọn lửa hồi sinh
- ·Những gương mặt cầm cờ của thể thao Việt Nam tại lễ khai mạc Olympic Paris 2024
- ·Bài 1: Cuồn cuộn sông dữ
- ·Obama: "Đưa công ty ra nước ngoài trốn thuế là không yêu nước"
- ·Giá xăng dầu hôm nay 12/4/2024: Tăng trở lại
- ·AIIB khiến cạnh tranh Trung
- ·Tưng bừng giải bóng đá ICFood Cup 13 dành cho sinh viên Việt Nam tại Hàn Quốc
- ·Olympic 2024: VĐV Judo gốc Nhật Bản tìm kiếm huy chương cho xứ Hàn
- ·Giá xăng dầu hôm nay 12/6/2024: Dự báo trong nước chiều mai tăng
- ·US Open 2024: Màn so tài quyết liệt giữa Sinner và Alcaraz
- ·Thêm 33 thực thể và cá nhân Nga, Ukraine bị EU trừng phạt
- ·Vận động viên 14 tuổi giành huy chương vàng Olympic Paris 2024
- ·Vai trò của khuyến nông cộng đồng trong phát triển tam nông
- ·Khởi tranh Giải Cúp các Câu lạc bộ Bóng chày toàn quốc năm 2024