【nhandinhkeonhacai】Truyền thông thế giới
Quá trình truyền thông liên tục,ềnthôngthếgiớnhandinhkeonhacai con người sẽ có sự gắn kết với nhau, đồng thời có những thay đổi trong nhận thức và hành vi. Chính vì vậy, truyền thông được xem là cơ sở để thiết lập các mối quan hệ giữa con người với con người, là nền tảng hình thành nên cộng đồng, xã hội. Nói cách khác, truyền thông là một trong những hoạt động căn bản của bất cứ một tổ chức xã hội nào.
Sức mạnh của báo chí
Sự ra đời của báo in hiện đại vào cuối thế kỷ XVI đã đánh dấu bước khởi đầu của kỷ nguyên truyền thông đại chúng, với những tác động mạnh mẽ tới tiến trình phát triển của xã hội. Không chỉ đúng như câu nói của nhà tư tưởng Anh E.B.Lytton rằng “ngòi bút có uy lực hơn cả lưỡi gươm”, hay quan niệm về “quyền lực thứ tư” đã tồn tại hàng thế kỷ; truyền thông đại chúng nói chung (bao gồm cả báo in, phát thanh, truyền hình và gần đây nhất là các phương thức truyền thông qua mạng Internet) ngày càng chứng tỏ sức mạnh cũng như mức độ ảnh hưởng của nó tới tất cả các lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế, xã hội… toàn cầu, nhất là khi “không gian công cộng” được truyền thông mở ra đã không còn bị ràng buộc bởi những giới hạn về mặt địa lý.
Nếu truyền thông là một hành vi xuất hiện từ trước khi hình thành xã hội loài người và có thể diễn ra không có chủ đích, thì truyền thông đại chúng với tư cách là một quá trình xã hội có chủ đích - quá trình truyền đạt thông tin một cách rộng rãi đến mọi người trong xã hội thông qua các phương tiện trên thế giới từ khoảng cuối thế kỷ XVI, trên cơ sở của nhiều loại tiến bộ kỹ thuật khác nhau, đặc biệt là kỹ thuật in ấn. Bước sang thế kỷ XX, với sự ra đời của phát hành, truyền hình và tiếp đó là sự xuất hiện của máy tính điện tử cá nhân rồi đến mạng máy tính toàn cầu, truyền thông đại chúng đã có sự phát triển mạnh mẽ cả về quy mô lẫn mức độ ảnh hưởng tới từng cá nhân riêng lẻ đến toàn xã hội.
Được quyền thông tin là một trong những quyền cơ bản của con người, được phát luật bảo vệ, truyền thông đại chúng (còn gọi là báo chí) có vai trò quan trọng và không thể thay thế trong việc đáp ứng quyền cơ bản đó và thông tin cũng được xem là chức năng cơ bản nhất của báo chí. Truyền thông đại chúng ra đời là nhằm đáp ứng nhu cầu trao đổi thông tin của công chúng và sự phát triển mạnh mẽ của báo chí cũng dựa trên nền tảng là sự gia tăng nhu cầu thông tin trong xã hội.
Báo chí - ngành công nghiệp hùng mạnh
Hiện nay, các phương tiện truyền thông đại chúng như: báo in, phát thanh, truyền hình, quảng cáo, các loại băng, đĩa âm thanh, hình ảnh... đã trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống của đại đa số người dân trên toàn cầu. Theo thống kê mới nhất của Hiệp hội Xuất bản - Báo chí thế giới (WAN-IFRA), hơn 3 tỉ người, hoặc 72% số người lớn biết chữ trên toàn thế giới đọc, theo dõi thường xuyên các phương tiện thông tin đại chúng.
Không chỉ được xem như một công cụ phục vụ nhu cầu thông tin, giải trí... của công chúng, sự phát triển mạnh mẽ của truyền thông đã góp phần đưa chính nó trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn - một nền kinh tế truyền thông. Mặc dù không đong đếm được bằng chỉ số lợi nhuận, nhưng vai trò của truyền thông lớn đến mức nó có thể quyết định sự thành bại không chỉ của một công ty. Nói như chuyên gia truyền thông hàng đầu thế giới, ông Michel Ogrizek, truyền thông mới thực sự là những người môi giới vĩ đại.
Theo thống kê của Công ty nghiên cứu truyền thông Magnaglobal, những tập đoàn truyền thông lớn trên thế giới đều có doanh thu hàng chục tỉ USD mỗi năm. Năm 2012, dù gặp nhiều khó khăn nhưng tổng doanh thu quảng cáo toàn cầu vẫn có thể đạt xấp xỉ 450 tỉ USD, trong đó quảng cáo truyền hình chiếm 187 tỉ USD (43,8%), báo in 87,4 tỉ USD (19,5%) và phát thanh đạt trên 30 tỉ USD...
Theo WAN-IFRA, riêng doanh thu của các tờ báo in trên toàn cầu đạt khoảng 160 tỉ USD mỗi năm và con số này chắc chắn vẫn tăng lên, tỷ lệ thuận với mức tăng số người đọc báo (tính cả lượng người đọc các phiên bản điện tử).
Được biết, WAN-IFRA là tổ chức đại diện cho 18.000 tờ báo, tạp chí, 15.000 website báo chí và trên 3.000 công ty làm dịch vụ truyền thông thuộc 120 quốc gia. WAN-IFRA được xem như là đại diện cho ngành công nghiệp báo chí trong tất cả các cuộc thảo luận quốc tế; là tổ chức có tư cách tư vấn chính thức về những nội dung lên quan đến ngành công nghiệp báo chí cho Liên hợp quốc và Hội đồng châu Âu. WAN-IFRA có trụ sở chính tại Darmstadt, Đức và Pari, Pháp, cùng các đại diện ở Singapore, Ấn Độ, Tây Ban Nha, Pháp và Thụy Điển.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Cưới về, em mà không còn...anh sẽ trả cho bố mẹ!
- ·Chủ đầu tư dự án được điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng trọn gói?
- ·Bác đề xuất làm đường gom cao tốc đoạn qua địa phận Hà Nội của CTCP BOT Hà Nội
- ·Gói thầu mua sắm hàng hóa đặc thù, quy định nhà thầu phải nộp mô hình trước thời điểm đóng thầu
- ·Gái già dính bẫy tình của trai trẻ
- ·Niềm tin PPP
- ·Cao Bằng là vùng đất nhiều tiềm năng
- ·Đánh bại U22 Indonesia, U22 Việt Nam giành tấm huy chương Vàng lịch sử
- ·Xây dựng khu di tích lịch sử Quốc gia Hang Lèn Hà: Xin tri ân bằng hành động
- ·Tỉnh Kiên Giang sắp đấu thầu 3 dự án giao thông gần 600 tỷ
- ·Tang thương cảnh chồng chết, vợ bệnh tim, con thơ èo uột
- ·Tiền đạo Nguyễn Tiến Linh: Ngôi sao hiếu thảo
- ·Sôi nổi Hội thao kỷ niệm 43 năm Ngày thành lập Báo Sông Bé
- ·Đầu tư 81 tỷ đồng xây dựng củng cố đê, kè chống sạt lở cửa sông Nhật Lệ
- ·Ước mơ ư? Giá mà em, chị Thảo và mẹ không bao giờ bị đói!
- ·Khơi thông điểm nghẽn để về đích kế hoạch 2020
- ·Động thổ và công bố dự án BRG Garden City tại Hà Nam
- ·Vật vã dự án BOT ngành điện
- ·Ba con nhỏ nguy cơ mồ côi mẹ vì bệnh ung thư quái ác
- ·Becamex Bình Dương chuẩn bị cho mùa giải mới