【nhận định trận psg】Khó giảm sâu lãi suất cho vay
Hạ cả lãi suất tiêu dùng
Từ ngày 13-5,ógiảmsâulãisuấnhận định trận psg thực hiện theo đúng chủ trương của ban lãnh đạo ngân hàng về điều chỉnh lãi suất cho vay của các khoản vay cũ, khối khách hàng DN của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã làm việc với nhiều DN có khoản vay có số dư nợ đến cuối ngày 12-5-2013 có lãi suất vay cao hơn 13%/năm để điều chỉnh về mức 13%/năm. Theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, từ ngày 13-5, lãi suất cho vay ngắn hạn VND cũng giảm từ 11%/năm xuống 10%/năm đối với 5 lĩnh vực ưu tiên gồm nông nghiệp, nông thôn; XK; công nghiệp hỗ trợ; DN nhỏ và vừa và DN ứng dụng công nghệ cao. Về vấn đề này, ông Phan Đức Tú, Tổng giám đốc BIDV cho biết, từ 9-5, BIDV đã quyết định giảm mức lãi suất cho vay đối với 5 lĩnh vực ưu tiên xuống dưới mức 10%/năm. Nhiều khách vay của BIDV trong các lĩnh vực ưu tiên này đã nhận gói lãi suất xuống 7-8%/ năm. Ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) cũng cho biết, việc hạ lãi suất cho vay các khoản vay cũ về 13%/ năm là quyết định hết sức khó khăn nhưng Agribank buộc phải giảm để chia sẻ khó khăn với nền kinh tế và DN. Nếu DN trả cả gốc và lãi thì Agribank sẽ tiếp tục điều chỉnh giảm lãi suất cho vay xuống tiếp. Ngoài ra, nguồn vốn tín dụng đang dư thừa nên cùng với việc hạ lãi suất huy động, từ ngày 13-5, Agribank cũng giảm lãi suất cho vay nông nghiệp nông thôn tối đa là 10%/ năm, thậm chí có những gói cho vay có lãi suất chỉ từ 6,5-8%/năm. Còn lãi suất cho vay trung dài hạn phục vụ sản xuất mà không thuộc các lĩnh vực ưu tiên cũng chỉ tối đa là 12-13%/năm.
Tuy nhiên phản hồi từ DN, việc giảm lãi suất cho vay mặc dù cũng là một động thái tích cực hỗ trợ DN trong giai đoạn khó khăn này nhưng không phải là tất cả để cứu DN. Bà Từ Thị Bích Lộc, Giám đốc Công ty TNHH Mỹ Anh (Hà Nội, chuyên về may mặc) cho biết, ngân hàng hạ được một phần lãi suất cho vay thì DN cũng được lợi đôi phần nhưng ngoài vốn, DN hiện nay còn phải đối mặt với nhiều vấn đề nan giải hơn vốn, đó là sức mua giảm và những khó khăn từ lĩnh vực khác, ví dụ như tiền thuê đất hoặc sự hỗ trợ của Nhà nước về kho nguyên phụ liệu ngành may mặc. Đồng tình với bà Lộc, bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, Giám đốc Công ty TNHH thương mại và đầu tư Nhật Anh, vấn đề của DN bây giờ là khơi thông sức mua của người tiêu dùng, do đó, bên cạnh việc hạ lãi suất cho vay cho DN, ngân hàng còn cần có những gói kích cầu tiêu dùng, khơi thông dòng chảy của hàng hóa.
Gỡ nợ xấu để giảm lãi suất
Tuy nhiên, việc hạ lãi suất đối với DN vẫn là việc cần phải thực hiện mạnh hơn nữa. Dưới góc độ của các chuyên gia kinh tế, ông Lê Đăng Doanh cho rằng, việc Ngân hàng Nhà nước đồng loạt hạ các lãi suất chủ chốt xuống 1% so với mức trước đây là cơ sở để các ngân hàng thương mại hạ lãi suất cho vay, một trong những giải pháp quan trọng để chia sẻ khó khăn với DN và góp phần tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, việc hạ lãi suất cho vay với một mức giảm mạnh là điều khó hy vọng bởi con số nợ xấu của khối ngân hàng quốc doanh. Tính đến 31-3-2012, nợ xấu của khối ngân hàng quốc doanh mặc dù chỉ có bốn ngân hàng nhưng chiếm tới 50,5% tổng số nợ xấu của hệ thống ngân hàng. Điều này đồng nghĩa rằng, mặc dù lãi suất huy động ở mức thấp nhưng ngân hàng còn phải tính toán chi phí vận hành cho cả hệ thống trong đó có nợ xấu khiến cho lãi suất cho vay khó có thể giảm sâu. Ông Doanh cho biết, theo công thức tính lãi suất, lãi suất huy động cộng khoảng 3% sẽ ra lãi suất cho vay mặc dù đây chỉ là công bố của các ngân hàng còn lãi suất vay thực mà các DN tiếp cận được cao hơn nhiều so với khoảng cách này. Tuy nhiên đây có thể chỉ là công thức của quãng thời gian trước, khi mà các ngân hàng vẫn mập mờ được số liệu về nợ xấu. Từ khi dư luận buộc hệ thống ngân hàng phải công khai chính xác con số nợ xấu, số nợ xấu này bung ra, các ngân hàng buộc phải nâng trích lập dự phòng rủi ro, ảnh hưởng đến lợi nhuận cũng như lãi suất đầu ra.
Do đó, giải pháp cho vấn đề hạ lãi suất lại quay về “cục máu đông” của nền kinh tế. Giải quyết vấn đề này, chuyên gia đề xuất Chính phủ nên sớm đưa ra công ty quản lý tài sản quốc gia nhằm thúc đẩy nhanh hơn tiến trình xử lý nợ xấu, gỡ nút thắt tín dụng. Nếu có công ty này ra đời, “cục máu đông” của nền kinh tế dần được xử lý thì ngân hàng mới khơi thông được nguồn vốn và doanh nghiệp mới có điều kiện tiếp cận được nguồn vốn. Lúc đó, lãi suất cho vay sẽ có cơ hội giảm sâu hơn nữa.
Huyền Trân
(责任编辑:Thể thao)
- ·Người Việt xếp hàng chờ mua iPhone 6S và 6S Plus tại Mỹ
- ·Cần kiểm tra cơ sở pháp lý đồ án quy hoạch trung tâm Đà Lạt
- ·Đằng sau những siêu chùa, ẩn số tâm linh và tư lợi
- ·Tỷ lệ nợ nước ngoài so với GDP của Nga giảm xuống thấp kỷ lục
- ·NA Standing Committee discusses preparations for legislature's extraordinary session
- ·Pakistan quyết định tạm ngừng nhập khẩu dầu thô của Nga
- ·Thủ tướng lệnh kiểm tra 2.000ha đất dự án bỏ hoang Mê Linh họp khẩn
- ·Nợ ròng của lĩnh vực công tại Anh vượt mức 100% GDP kể từ năm 1961
- ·Sôi động thị trường tiền lưu niệm độc lạ lì xì Tết
- ·Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy hợp tác song phương cùng có lợi với Đức
- ·Tiểu thuyết kinh dị liệu có được lột xác trong năm 2025?
- ·Fed sắp hạ cánh mềm?
- ·Báo động tình trạng nhập cư của Canada
- ·Cục Dự trữ Liên bang Mỹ triển khai hệ thống thanh toán tức thời
- ·Nâng cao hiệu quả đào tạo chương trình tích hợp và chương trình tiếng Anh toàn phần
- ·Trung tâm mới của TP.HCM ‘khát’ căn hộ siêu cao cấp
- ·7 loại cây xanh bạn nên trồng trong nhà tắm
- ·Khám phá tòa nhà xa hoa bậc nhất của tỷ phú Donald Trump
- ·Hà Nội muốn xây dựng tiếp đường Vành đai 5
- ·Thủ tướng lệnh kiểm tra 2.000ha đất dự án bỏ hoang ở Mê Linh