【kqbd giai ha lan】Lo ngại phản ứng cực đoan của Triều Tiên
Sau khi nghị quyết mở rộng trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (LHQ) nhằm vào Triều Tiên được thông qua,ạiphảnứngcựcđoancủaTriềkqbd giai ha lan Bình Nhưỡng đã có những động thái cứng rắn nhằm đáp trả. Lo ngại về một phản ứng cực đoan liên quan đến vũ khí hạt nhân của Triều Tiên đang làm đau đầu các quốc gia liên quan.
Diễn tập phóng tên lửa tại một địa điểm bí mật ở Triều Tiên. Nguồn: AFP/TTXVN
Trong một tuyên bố mới đây, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un cho rằng: “Bình Nhưỡng có thể thản nhiên trước nghị quyết trừng phạt mới của Hội đồng Bảo an LHQ vì về cơ bản nước này đã tồn tại bất chấp các lệnh trừng phạt trong nhiều năm qua. Cho nên cách duy nhất để bảo vệ chủ quyền quốc gia là Bình Nhưỡng tăng cường hơn nữa chất lượng các lực lượng hạt nhân, sẵn sàng sử dụng các loại vũ khí hạt nhân bất cứ lúc nào”. Theo đó, Triều Tiên khẳng định đã phát triển các phương pháp tấn công và các loại vũ khí có thể đánh bại Mỹ và Hàn Quốc.
Trong một diễn biến liên quan, phản ứng trước cuộc tập trận chung của liên quân Mỹ - Hàn bắt đầu diễn ra hôm 7-3, Triều Tiên đã tuyên bố sẽ tiến hành một cuộc tấn công toàn diện chống lại liên quân này. Bình Nhưỡng cũng đe dọa các mục tiêu chủ yếu của Hàn Quốc đang nằm trong tầm bắn của Triều Tiên; đồng thời, các phương tiện tấn công hạt nhân của nước này đang nhằm vào các căn cứ quân sự của Mỹ trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương và lục địa Mỹ luôn sẵn sàng khai hỏa.
Khi nhận định về phản ứng của Triều Tiên trong thời gian tới, ông Georgy Toloraya, Giám đốc phụ trách Chương trình về bán đảo Triều Tiên tại Viện Kinh tế trực thuộc Viện hàn lâm Khoa học Nga cho biết, Triều Tiên có thể có các hành động mạnh mẽ, thậm chí cực đoan, nhằm phản ứng lại nghị quyết trừng phạt đối với quốc gia này. Trong đó không loại trừ khả năng Bình Nhưỡng có thể đụng độ quân sự, tấn công mạng, trục xuất nhân viên ngoại giao của các nước ủng hộ nghị quyết. Phản ứng của Bình Nhưỡng diễn ra trong bối cảnh nước này đang tiến gần đến thời điểm tổ chức Đại hội toàn quốc của Đảng Lao động Triều Tiên lần đầu tiên trong hơn 30 năm qua, dự kiến diễn ra vào tháng 5 tới. Do đó, nhà lãnh đạo Kim Jong-un có thể phản ứng quyết liệt hơn để tránh nguy cơ xuất hiện hành động chống đối từ các lực lượng bảo thủ trong nước. Ông Toloraya nhận định: “Bình Nhưỡng thậm chí có thể đi xa đến mức chấm dứt tư cách thành viên Liên Hiệp Quốc của mình, qua đó cho phép nước này bỏ qua bất kỳ biện pháp trừng phạt nào khác của Hội đồng Bảo an LHQ”.
Trong một động thái liên quan mới đây, Trung Quốc, một quốc gia thân cận duy nhất của Triều Tiên tuyên bố sẽ không “nhân nhượng” nếu Bình Nhưỡng thúc đẩy chương trình phát triển hạt nhân và tên lửa. Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cho rằng, tình hình bán đảo Triều Tiên hiện nay đã tràn đầy “mùi thuốc súng” và các bên trong đó có Bắc Kinh sẽ là nạn nhân nếu tình hình mất kiểm soát. Để giải quyết vấn đề trên, chỉ dựa vào trừng phạt và gây sức ép là không có trách nhiệm đối với tương lai bán đảo Triều Tiên mà các bên liên quan cần phải có “giải pháp tổng hợp”. Theo đó, việc thúc đẩy tiến trình đàm phán phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên phải đi đôi với tiến trình đàm phán chuyển từ trạng thái đình chiến sang hòa bình trên bán đảo Triều Tiên.
Chính phủ Hàn Quốc cũng vừa công bố thêm một loạt biện pháp trừng phạt nhằm vào Triều Tiên. Trong đó có việc đưa vào danh sách đen 38 quan chức Triều Tiên và 2 người nước ngoài, cùng với 30 tổ chức, trong đó có 24 tổ chức có trụ sở tại Bình Nhưỡng, tham gia vào các chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên. Hàn Quốc sẽ cấm những người và tổ chức trên thực hiện các giao dịch bất động sản và tài chính từ các ngân hàng của Hàn Quốc và phong tỏa tài sản của họ tại đây. Đồng thời, cấm tàu thuyền từng cập cảng Triều Tiên trong 180 ngày qua vào lãnh hải của Hàn Quốc.
Giới quan sát nhận định, tình hình bán đảo Triều Tiên đang nóng lên từng ngày có nhiều khả năng dẫn đến chiến tranh nếu Bình Nhưỡng thiếu kiềm chế và phản ứng cực đoan. Để hạ nhiệt căng thẳng, đàm phán là giải pháp mang tính khả thi hiện nay. Tuy nhiên, điều này chỉ có thể thành hiện thực khi các bên liên quan biết kiềm chế, tránh khiêu khích và đồng thuận vì lợi ích chung.
HN tổng hợp
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Sao Khuê 2017 tôn vinh các sản phẩm công nghệ chất lượng cao
- ·Tổng thống Obama: IS không thể "ra đòn" tấn công nước Mỹ
- ·Mẹ đơn thân chinh phục Hà Giang chỉ có 1 chân khiến dân mạng nể phục
- ·Bầu cử Tổng thống Mỹ: Thế áp đảo của bà Hillary Clinton
- ·Đáp án thực sự cho câu hỏi điện thoại hay sách khiến mắt yếu đi
- ·Điều gì trong Thông điệp Liên bang 2016 của Tổng thống Obama?
- ·Cầu kính treo ở Georgia có phá kỷ lục cầu Bạch Long ở Mộc Châu?
- ·'Thành phố xấu xí nhất thế giới' Charleroi hút khách du lịch
- ·Đồng Nai quy hoạch kéo dài Metro số 1 đến sân bay Long Thành
- ·Đón chờ đêm nhạc Chào hè 2022 tại Vân Đồn vào 30/4
- ·ABBANK bổ nhiệm ông Phạm Duy Hiếu làm Tổng Giám đốc
- ·Quan hệ Nga
- ·[Infographics] Tìm hiểu quy trình bầu chọn Tổng thư ký Liên hợp quốc
- ·Chị em Hà thành bất chấp vẫn lao ra đường chụp ảnh với bàng lá nhỏ
- ·Nhận định, soi kèo Ittihad Kalba vs Ajman Club, 22h45 ngày 5/1: Khó thắng
- ·Khách tham quan cầu Hiền Lương phải đóng phí, lãnh đạo Sở lên tiếng
- ·Bước ngoặt trong lịch sử ASEAN
- ·Muồng Hoàng Yến dát vàng con đường ven Hồ Tây thu hút du khách check
- ·Học hỏi từ sai lầm để trở thành phiên bản tốt hơn trong tương lai
- ·Tổ chức OPEC đang phải chịu sức ép từ các nước phương Tây