会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【tốp ghi bàn】Tác động hạn, mặn đến phát triển kinh tế và doanh nghiệp ĐBSCL!

【tốp ghi bàn】Tác động hạn, mặn đến phát triển kinh tế và doanh nghiệp ĐBSCL

时间:2025-01-09 17:33:36 来源:Nhà cái uy tín 作者:La liga 阅读:423次

Mới đây,độnghạnmặnđếnphttriểnkinhtếvdoanhnghiệpĐtốp ghi bàn tại thành phố Cần Thơ đã diễn ra Diễn đàn “Tác động hạn, mặn đến phát triển kinh tế và Doanh nghiệp ĐBSCL - các giải pháp thích ứng”. Một lần nữa, vấn đề biến đổi khí hậu (BĐKH) được mổ xẻ, với nhiều góc nhìn, giải pháp mới để thích ứng trên cơ sở thuận theo tự nhiên để phát triển bền vững.

Nhiều sản phẩm, công nghệ mới thích ứng với biến đổi khí hậu đã được giới thiệu.

Mối nguy lớn

Theo VCCI Cần Thơ, sự tham gia của doanh nghiệp ĐBSCL trong thích ứng và chủ động phòng, chống thiên tai là cấp thiết và quan trọng, bởi lẽ doanh nghiệp giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, đồng thời là tác nhân chính trong chuỗi sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông thủy sản. Doanh nghiệp cũng chính là lực lượng có đủ điều kiện để chủ động phòng chống, ứng phó, cũng như thích ứng và hồi phục nhanh chóng sau thiên tai, từ đó có thể giúp cho chính mình và cả cộng đồng… Đồng thời, doanh nghiệp cũng cần tập hợp để lên tiếng nói, tham gia trong xây dựng chính sách phát triển kinh tế - xã hội mà vùng ĐBSCL hầu như bị tác động toàn diện bởi BĐKH.

Bà Nguyễn Thị Thương Linh, Phó Giám đốc VCCI Cần Thơ (đại diện nhóm nghiên cứu), cho biết: Theo khảo sát 113/1.433 doanh nghiệp lĩnh vực nông, lâm, thủy sản ở ĐBSCL, đa phần doanh nghiệp cho rằng hoạt động của họ bị ảnh hưởng bởi hạn, mặn nói chung trong 5 năm gần đây. Cụ thể, 73,5% số doanh nghiệp được khảo sát cho rằng bị ảnh hưởng. Hạn, mặn đã tác động vào nguồn nguyên liệu của họ và đây là đầu vào của doanh nghiệp xuất nhập khẩu, trong khi tác động tới vấn đề nhân lực, tài chính ở mức độ rất ít. Hạn, mặn đã làm mất mùa vụ, giảm chất lượng nguyên liệu đầu vào, dẫn đến giá hàng hóa nguyên liệu tăng cao, gián đoạn quá trình sản xuất.

Do ảnh hưởng tới nguồn nguyên liệu, tác động tới chất lượng nguyên liệu, thiếu hụt nguyên liệu dẫn đến chi phí sản xuất doanh nghiệp tăng. Khi chi phí tăng thì doanh thu giảm. 65% doanh nghiệp doanh thu giảm, trong đó 9% giảm doanh thu rất nhiều; chi phí sản xuất 72% doanh nghiệp tăng; các vấn đề nguyên liệu đầu vào có 50% doanh nghiệp bị tác động tiêu cực.

Bà Nguyễn Thị Thương Linh cũng cho biết qua khảo sát, nhóm nghiên cứu phát hiện vấn đề lớn nhất là khoảng cách về chính sách. Đó là việc Chính phủ rất nỗ lực ban hành những chính sách hỗ trợ cộng đồng, hỗ trợ doanh nghiệp nhưng bản thân doanh nghiệp lại không được tiếp cận hoặc tiếp cận ít, thậm chí không có cơ hội tham gia.

Thứ nhất, do không nắm được chính sách, truyền tải thông tin chính sách còn bị đứt gãy, thiếu một tổ chức đứng ra để liên kết các tác nhân lại với nhau nên các doanh nghiệp đánh giá hiệu quả chính sách thấp. Nguyên nhân thứ hai rất quan trọng là do nhận thức, nhìn nhận của doanh nghiệp, bởi doanh nghiệp cho rằng vai trò giải quyết vấn đề BĐKH là của cơ quan Nhà nước, cấp Trung ương, địa phương và các tổ chức quốc tế nên họ không quan tâm, không muốn đóng góp. Ngoài ra, nội bộ của doanh nghiệp cũng như sự bền vững của doanh nghiệp thì doanh nghiệp chưa có ưu tiên cho chiến lược hành động về thích ứng BĐKH…

Trước tình trạng này, bà Nguyễn Thị Thương Linh cho rằng đối với doanh nghiệp phải xem chiến lược và hành động thích ứng biến đổi khí hậu là điều kiện và nhu cầu cấp thiết để nâng cao năng lực và tham gia chuỗi giá trị toàn cầu; chủ động xây dựng chiến lược và hành động có sự tham gia của các tác nhân trong chuỗi; nghiên cứu, ứng dụng công nghệ theo hướng đổi mới sáng tạo là công cụ hiệu quả và tăng tính cạnh tranh cho doanh nghiệp. Mặt khác, doanh nghiệp phải thay đổi tư duy, biến thách thức, rủi ro thành cơ hội để mở rộng kinh doanh và phát triển sản phẩm theo hướng đổi mới sáng tạo.

Nhận thức rõ hơn

Lý giải rõ hơn về BĐKH, ông Nguyễn Phương Lam, Giám đốc VCCI Cần Thơ cho biết, BĐKH là hiện tượng chuyển biến cực đoan do trái đất nóng dần lên trong quá trình phát thải. Đó là điều mà con người không thể thay đổi hay chống lại. Vì vậy, giải pháp được đưa ra là tìm sự thích ứng.

“Từ tư duy này, chúng ta sẽ nhìn nhận rằng chính những diễn biến của BĐKH thời gian qua giúp chúng ta nhận thức rõ hơn trách nhiệm phải làm. Ở cấp độ Chính phủ, chúng ta may mắn có được Nghị quyết 120 được ban hành năm 2017, là nền tảng cho vùng ĐBSCL có được bản Quy hoạch tích hợp đầu tiên, làm tiền đề cho hoạch định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2030 và 2050. Ở cấp độ địa phương, chúng ta thấy được sự nhận thức của chính quyền, các cơ quan đều có sự tham gia tích cực và nhiều chương trình hành động được thiết lập, mặc dù chưa đạt như mong muốn”, ông Nguyễn Phương Lam cho biết.

Ngoài ra, theo ông Nguyễn Phương Lam, ở một mặt trận khác, doanh nghiệp và người dân, đối tượng chịu sự tác động trực tiếp cũng đang dần có những bước chuyển biến rõ nét trong nhận thức và hành động, thấy được những tác hại, thách thức từ BĐKH, không chủ quan như trước nên nhiều sản phẩm, dịch vụ, sáng kiến đưa ra những giải pháp thích ứng để tồn tại và phát triển. Tuy nhiên, bao nhiêu đó là chưa đủ, vẫn còn thấy đâu đó nhiều doanh nghiệp, cá nhân vẫn còn thờ ơ với BĐKH, chưa thực sự để tâm để chủ động ứng phó.  

Tiến sĩ Nguyễn Minh Tú, Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế tuần hoàn, Trường Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, gần đây vùng ĐBSCL đã và đang có xu hướng chuyển đổi sang các mô hình nông nghiệp xanh, sinh thái và tuần hoàn. Đây là những mô hình được đánh giá là bền vững, tận dụng nguồn chất thải và tái tạo hệ sinh thái tự nhiên, góp phần giảm phát thải khí nhà kính. Đặc biệt, các mô hình được triển khai ở đa dạng các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, du lịch…

Để phát triển hiệu quả các mô hình canh tác sạch này, ông Nguyễn Minh Tú cho rằng cần có sự kết hợp của nhiều bên liên quan gồm nhà khoa học, doanh nghiệp, cộng đồng và Nhà nước. Sự liên kết này phải được triển khai từ giai đoạn bắt đầu triển khai mô hình, đánh giá, nhân rộng từ đó đề xuất chính sách phù hợp.

Ông Nguyễn Phương Lam, Giám đốc VCCI Cần Thơ, cho biết: Năm 2021, VCCI Cần Thơ đã cùng Quỹ Châu Á hình thành sáng kiến thành lập Mạng lưới doanh nghiệp thích ứng BĐKH ĐBSCL. Dưới sự tài trợ của UPS, chúng tôi xúc tiến thành lập và sau 1 năm vận động, mạng lưới ra mắt vào tháng 5-2022 với số thành viên ban đầu là 41 gồm đại diện các cơ quan nhà nước, viện trường và doanh nghiệp tiên phong của vùng. Đây được xem là mạng lưới doanh nghiệp đầu tiên của cả nước được hình thành để trao đổi hợp tác về các nội dung, giải pháp thích ứng với BĐKH.

 

Bài, ảnh: MỘNG TOÀN

(责任编辑:La liga)

相关内容
  • 3 món đồ công nghệ không thể thiếu ở những chuyến đi đầu năm
  • Đẹp mê hồn những ngôi nhà chìm trong tuyết trắng
  • Cận cảnh ngôi nhà sàn gỗ lim lập kỷ lục Việt Nam
  • “Gỡ khó” cho nhà thu nhập thấp
  • Hệ lụy khôn lường từ việc "cầu may" bằng búp bê Kumanthong
  • Sau chỉ đạo Bí thư, Hà Nội cấp sổ đỏ trong 7 ngày
  • Khởi tố nguyên Phó tổng giám đốc Công ty Hadico
  • Căn hộ 72m² với phòng bếp cầu vồng, vườn rau lơ lửng
推荐内容
  • TP Lai Châu: 6 tháng đầu năm tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt gần 43%
  • Hội nghị COP 25:  Hoãn lại những tham vọng lớn
  • Những kiểu sân vườn bất kể ai cũng muốn sở hữu
  • Đại gia Việt với cuộc chơi bất động sản đỉnh cao
  • Nhiệm vụ của ngoại giao kinh tế trong kỷ nguyên vươn mình
  • Sau cái chết của Tướng Soleimani, Iran rút hoàn toàn khỏi JCPOA