【kêt quả u20 châu á】“Doanh nghiệp khỏe thì nói khỏe, doanh nghiệp yếu thì nói yếu”
Khi nói về quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và DN, nhiều ý kiến cho rằng, ngân hàng chưa nâng cao năng lực thẩm định vốn, còn năng lực hoạt động của DN yếu nên chưa đáp ứng nhu cầu của ngân hàng. Ông có bình luận gì về điều này?
DNVVN ở Việt Nam hầu hết là mới thành lập và vốn hoạt động đều là vốn tự có vay của bà con, bạn bè. Điều này hoàn toàn khác ở nước ngoài, DN khởi sự thường vay vốn ở những quỹ đầu tư mạo hiểm, sau giai đoạn này họ tiếp cận vốn của ngân hàng, ngân hàng chỉ hỗ trợ vốn ngắn hạn còn khi DN cần vốn trung dài hạn thì DN cổ phần hóa, lên thị trường chứng khoán. Đó là lộ trình huy động vốn phù hợp trên thế giới.
Ở Việt Nam, DN sau một thời gian thành lập và hoạt động thì tìm đến ngân hàng. Rõ ràng năng lực hoạt động của DN yếu và tài sản thế chấp chưa có nên điều này đặt ra áp lực lớn cho ngân hàng là phải tìm hiểu, nắm kỹ tình hình DN và dám đồng hành cùng DNVVN trong giai đoạn phát triển. Đến khi DN phát triển, có thị trường, có kinh nghiệm, năng lực tài chính tương đối tốt thì quan hệ tín dụng sẽ cải thiện hơn.
Ngân hàng nào cũng mong muốn cho khách hàng vay, hết tài sản thế chấp thì đến hình thức tín chấp, nhưng một nguyên nhân ngân hàng e ngại là xu hướng hình sự hóa các quan hệ kinh tế hiện nay mà quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và DN là một quan hệ kinh tế thông thường. Có thể nói các ngân hàng đều coi các DNVVN là đối tác chiến lược cần gia tăng. Hầu hết DN là nhỏ nên thiếu kinh nghiệm trong quản lý thị trường và quản trị là đương nhiên. Do đó, dẫn đến các ngân hàng cũng phải cẩn trọng hơn.
Vậy ông nhận xét như thế nào về khâu hoàn thiện hồ sơ vay vốn của DN, một trong những yếu tố dẫn đến thành công hay thất bại khi vay vốn?
Hồ sơ vay vốn của DN gửi đến ngân hàng rất khác nhau. Ngoài những nội dung đáp ứng nguyên tắc cơ bản của quan hệ tín dụng, DN phải cung cấp nhiều nhất thông tin về DN mình và thông tin về phương án sản xuất kinh doanh cần vay vốn. Mỗi DN một đặc điểm, một lĩnh vực cũng như phương án kinh doanh khác nhau, do đó hồ sơ vay vốn sẽ khác nhau. Yêu cầu DN làm đúng ngay 1 lần là rất khó nên các ngân hàng phải nắm vững được hoạt động của DN để tư vấn cho khách hàng làm đúng hồ sơ thủ tục vay vốn ngân hàng thuận lợi nhất.
Trước đây việc tư vấn giúp khách hàng làm hồ sơ vay vốn là điều tế nhị. Nếu trong trường hợp xảy ra rủi ro, cán bộ ngân hàng dễ bị đánh giá là thông đồng với khách hàng nên tâm lý e ngại vẫn còn. Tuy nhiên hiện nay các cán bộ quan hệ khách hàng cũng không còn e ngại nhiều nữa, nhưng vẫn cần sự cải thiện từ hai phía.
Từ phía DN cần nâng cao trình độ quản trị nói chung và trình độ của cán bộ quan hệ với ngân hàng nói riêng. Cán bộ DN cần củng cố, nâng cao và nắm bắt nhiều hơn quy định của ngân hàng, tiếp thu một cách có chọn lọc ý kiến tư vấn của ngân hàng để làm sao hoàn thiện được hồ sơ, diễn đạt được mong muốn cũng như chứng minh được khả năng của DN với ngân hàng. Phía ngân hàng thì không còn cách nào khác là cán bộ ngân hàng phải nâng cao hiểu biết về hoạt động của DN cũng như chia sẻ, thông cảm với DN.
Để giải quyết thực trạng cán bộ ngân hàng còn e ngại trong quan hệ tín dụng, theo ông cần có cơ chế nào để cán bộ ngân hàng năng động hơn?
Mỗi cán bộ kinh doanh, tín dụng của ngân hàng khi làm việc đều có động lực và áp lực. Khi thấy được động lực kinh doanh từ phía DN thì cán bộ đó gia tăng được quy mô quan hệ với khách hàng DN, từ đó đem lại doanh số cho ngân hàng. Các ngân hàng đều có cơ chế động lực như tiền lương, tiền thưởng ghi nhận đánh giá thi đua, nhưng ngược lại trong một số trường hợp, nhiều ngân hàng cũng tạo ra áp lực, đưa ra các chỉ tiêu về doanh thu, cũng tạo ra áp lực đối với cán bộ. Trong một số trường hợp áp lực quá lớn dẫn đến cán bộ ngân hàng giảm bớt một số tiêu chí an toàn trong quan hệ, điều này có thể dẫn đến một số hệ quả không tốt sau này. Do đó, lãnh đạo một số ngân hàng cần cân bằng giữa áp lực và động lực một cách hợp lý để hoạt động kinh doanh ngân hàng được trôi chảy và an toàn cũng như thuận lợi cho DN.
Trong hoạt động của mình, BIDV dự kiến có những chương trình gì để hỗ trợ DN nâng cao khả năng tiếp cận vốn?
Ngoài những giải pháp sản phẩm cho DN, chúng tôi còn có chương trình nghiên cứu đặc điểm của DNVVN để thiết kế chính sách tín dụng phù hợp nhất. Thứ hai chúng tôi dự kiến thực hiện chương trình đào tạo cũng như tư vấn cho DN liên quan đến công tác tài chính, kế toán, làm sao để DN xây dựng được số liệu, dữ liệu về kinh doanh minh bạch, đáng tin cậy. Trên cơ sở đó đặt nền tảng để hai bên phát triển mối quan hệ lâu dài.
Trong 2 năm 2014, 2015 BIDV đã thực hiện khoảng 30 gói tín dụng dành cho DN trong các ngành nghề khác nhau, đặc biệt chúng tôi quan tâm đến DNVVN, các DN cùng hợp tác tham gia vào chuỗi giá trị để sản xuất kinh doanh bền vững và gắn kết với DN vệ tinh, bởi cho vay đơn lẻ trong lĩnh vực thủy sản khá rủi ro cho cả ngân hàng và DN. Trong thời gian vừa qua, một số DN thủy sản đã phát sinh vấn đề, dẫn đến thất bại, thậm chí phá sản bởi trong chuỗi liên kết không có sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà cung cấp, sản xuất và XK.
Ông có lời khuyên nào cho DNVVN khi vay vốn ngân hàng?
Lời khuyên cho DN là nếu DN khỏe thì nói khỏe, nếu DN còn yếu, nói yếu. Đối với ngân hàng, DN khỏe là điều mừng nhưng khi sức khỏe DN còn yếu cũng không phải không làm việc được mà quan trọng là biết được sức khỏe của DN đến đâu để đáp ứng đến đó.
Xin cảm ơn ông!
TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia ngân hàng: Trên thế giới, tín dụng tăng 1% sẽ giúp GDP tăng thêm 0,128%. Tuy nhiên, tại Việt Nam, vai trò của tín dụng lớn hơn do quy mô hệ thống ngân hàng thương mại/tổng khu vực tài chính của Việt Nam lớn hơn nhiều. Tại Việt Nam, hoạt động DN phụ thuộc vào vốn ngân hàng, nên khi ngân hàng tăng tín dụng, DN tăng đầu tư khiến sản lượng tăng. Tăng trưởng tín dụng 8 tháng đầu năm 2015 tốt hơn cùng kỳ các năm trước, nhưng hiện tại nhu cầu vay và sức hấp thu vốn còn yếu. Nguyên nhân dẫn đến điều này là do tốc độ giảm hàng tồn kho chưa đáng kể, một số ngân hàng tập trung tái cơ cấu nên chưa thể cho vay nhiều, nợ xấu tăng nhẹ do áp dụng quy định theo thông lệ và chưa thể xử lý dứt điểm… Bên cạnh đó, các cơ chế, chính sách như bảo lãnh cho DN, nhất là DNVVN vay vốn chưa được đẩy mạnh. Ông Fung Kai Jin, Phó Tổng Giám đốc VP Bank: Bộ phận DNVVN là một trong những nhân tố chính thúc đẩy nền kinh tế nói chung và đồng thời là đối tác lâu dài của các ngân hàng. Các DNVVN đóng góp trên 30% vào GDP chung và tạo ra nhiều việc làm nhất trong khu vực tư nhân. Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển vững chắc, các chỉ số vĩ mô cho thấy nền kinh tế đang chuyển biến tích cực: GDP liên tục trên đà tăng, lạm phát thấp và nằm trong tầm kiểm soát, thị trường bất động sản, chứng khoán ấm dần, nền kinh tế ổn định…. Tuy nhiên, nền kinh tế trong bối cảnh toàn cầu chung cũng tiềm ẩn những khó khăn thách thức ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình kinh doanh của các DNVVN. Cùng với sự hỗ trợ mạnh mẽ từ Nhà nước, các ngân hàng đã và đang tích cực hơn trong việc giải quyết các thách thức về cung cấp vốn cho DNVVN. Các ngân hàng bắt đầu tập trung riêng cho phân khúc khách hàng DNVVN, lãi suất dần hạ xuống, dịch chuyển dần sang cho vay tín chấp… Tuy nhiên để mối quan hệ đối tác giữa DNVVN và ngân hàng thêm bền chặt, trước hết, cả hai bên cần xác định rõ mối quan hệ này là đối tác kinh doanh bền vững lâu dài. Các DNVVN cần cải thiện tính minh bạch trong báo cáo tài chính bằng cách cung cấp đầy đủ các thông tin và thường xuyên tương tác với ngân hàng. Về phía ngân hàng, VPBank sẽ tiếp tục phát triển các giải pháp tiên tiến. Với báo cáo tài chính minh bạch, ngân hàng có thể đẩy mạnh công tác quản trị rủi ro để có thể mở rộng cửa vay vốn cho các DNVVN. TS. Phạm Thị Thu Hằng, Tổng thư ký VCCI: Các ngân hàng hiện nay đang đẩy mạnh cơ cấu nguồn vốn nhưng nguồn vốn cho DNVVN và nông nghiệp vẫn là đang khó khăn nhất. Theo đánh giá chung, NHNN và các ngân hàng thương mại đã làm tốt đầu vào, tuy nhiên, việc cho ra các sản phẩm dành cho DNVVN còn rất ít. Chính phủ cần có chính sách khuyến khích để các ngân hàng thực sự quan tâm và xây dựng các gói chính sách để các ngân hàng sẵn sàng xây dựng gói sản phẩm tín dụng cho DNVVN. Về phía DN, các DNVVN không nên chỉ trông chờ vào ngân hàng mà thị trường vốn hiện nay đang rất phát triển. Các nhà đầu tư tư nhân nước ngoài đang quan tâm tới hai ngành khai khoáng và chế biến thực phẩm. Đây chính là cơ hội cho các DNVVN tận dụng và tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. TS. Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế T.Ư: Dự kiến tăng trưởng tín dụng của năm nay cao nhất cũng chỉ 14% chứ không thể tăng lên 30% như trước đây. Trong vòng 5 đến 6 tháng nữa, khả năng thị trường cũng không thể giảm thêm lãi suất bởi lạm phát cao do USD đang lên giá. Do đó, ngân hàng giữ được lãi suất như hiện nay trong ngắn hạn là một thành công và các DN cần nhìn vào xu hướng của thị trường mà quyết định các kế hoạch hoạt động. H.H (ghi) |
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Phó Thủ tướng TT Trương Hoà Bình: Đánh giá đúng khó khăn của ngành dầu khí để tháo gỡ có hiệu quả
- ·Vicoland hợp tác toàn diện với tập đoàn Daewon Hàn Quốc
- ·Đức: Triển vọng kinh tế sáng hơn nhưng chưa hết u ám
- ·Fitch Ratings hạ dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu năm 2023
- ·Nhóm du khách Trung Quốc mặc áo in hình ‘đường lưỡi bò’: Cơ quan chức năng lên tiếng
- ·Địa ốc Hoàng Quân bị khách hàng căng băng rôn đòi nhà
- ·Tổng thư ký LHQ cam kết cùng lãnh đạo thế giới ứng phó biến đổi khí hậu
- ·Thổ Nhĩ Kỳ để ngỏ khả năng chấp thuận Phần Lan gia nhập NATO
- ·Lời khai của người mẹ bỏ bé trai 1 ngày vẫn còn nguyên dây rốn
- ·Thanh tra công tác điều hành của UBND Bình Phước
- ·Hanoi Gift Show 2020
- ·Đề nghị xử lý trách nhiệm Đảng viên với nguyên Chủ tịch huyện Hoài Đức, Hà Nội
- ·Hải quan Hong Kong triệt phá vụ buôn lậu đường biển lớn nhất năm 2022
- ·Sự hoài nghi về hiệu quả của biện pháp can thiệp để cứu đồng yen
- ·Đà Nẵng phát khẩu trang miễn phí cho người dân và khách du lịch
- ·Cận cảnh dự án chống ngập 10.000 tỷ sắp bị kiểm tra
- ·Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố ý định tái tranh cử vào năm 2024
- ·Khối bê tông vô hồn trở thành tuyệt tác cho gia đình trẻ
- ·Nghi phạm xả súng đẫm máu ở Florida là một cựu học sinh từng bị kỷ luật
- ·Bộ Ngoại giao bổ nhiệm nhân sự chủ chốt