【leipzig đấu với dortmund】VASEP góp ý về thủ tục hải quan điện tử
Tham vấn giá
Về cơ bản,ópývềthủtụchảiquanđiệntửleipzig đấu với dortmund VASEP nhất trí với nội dung quy định trong Dự thảo do nội dung Dự thảo thông tư chủ yếu tập trung về những quy định để đảm bảo cho việc thực hiện thủ tục hải quan điện tử trên hệ thống VNACCS/VCIS vận hành được tốt, giúp cho các DN thủy sản trong quá trình làm thủ tục XNK tiết giảm được nhiều chi phí và thời gian đi lại. Một điểm thuận lợi nữa là DN được phép sửa chữa tờ khai và khai bổ sung hồ sơ hải quan khi phát hiện có sai sót hoặc khắc phục kịp thời tình trạng đang bị áp dụng biện pháp cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan khi đã thực hiện nộp ngay tiền thuế hoặc tiền phạt (nếu có), do hệ thống điện tử cập nhật kịp thời.
Tuy nhiên, theo VASEP, trong một số trường hợp khi phát sinh bất cập thì hệ thống điện tử không thể xử lý được và thường báo không chấp thuận, thực tế vẫn phải xử lý bằng phương pháp truyền thống. Ví dụ như trong trường hợp khi mức giá khai báo không đúng với mức giá trong Danh mục rủi ro hàng hóa xuất khẩu, hàng nhập khẩu (ban hành theo Công văn số 3286/TCHQ-TXNK ngày 14-6-2013). Với mức giá khai báo thấp hơn quy định thì hệ thống GTT01 đánh dấu đỏ nên DN phải thực hiện việc tham vấn theo quy định tại Điều 26 Thông tư số 205/2010/TT-BTC ngày 15-12-2010 của Bộ Tài chính và các văn bản tham vấn, xác định giá khác.
Do hiện nay Danh mục rủi ro chỉ quy định 1 giá cứng, nhưng trong thực tế đối với hàng thủy sản, với cùng 1 mặt hàng nhưng do size (cỡ) khác nhau thì giá sẽ khác nhau và tại các thời điểm khác nhau thì giá cũng khác nhau (do tính chất mùa vụ), mặt khác giá còn phụ thuộc vào thị hiếu của thị trường. Ví dụ như khi nhu cầu về size nhỏ nhiều và nguồn cung ứng thiếu thì giá sẽ cao hơn size lớn, hoặc do tính chất mùa vụ giá thủy sản khai thác khi trái mùa thường cao hơn khi vào mùa vụ. Đơn cử như giá cá tra tại Việt Nam: giá cá tra lớn trên 1,2 kg luôn rẻ hơn so với loại < 0,9kg. Trong trường hợp 2 giá khác nhau, khi dùng biện pháp tham vấn giá, DN ít khi được Cơ quan Hải quan chấp thuận và phải nộp thuế, do Hợp đồng đã ký rồi DN không thể điều chỉnh giá với đối tác.
Đưa hàng về kho bảo quản
Theo ông Trương Đình Hòe - Tổng thư kí VASEP, hiện DN thủy sản có vướng mắc với Điều 14 về Kiểm tra hồ sơ hải quan và kiểm tra thực tế hàng hóa trong quá trình làm thủ tục hải quan tại Mục c Khoản 1 quy định về nội dung kiểm tra đơn giản hồ sơ yêu cầu cung cấp: “chứng từ chứng minh hàng hóa đã đáp ứng yêu cầu về quản lý chuyên ngành”.
Các DN thủy sản cho rằng đối với hàng thủy sản NK và các nguyên phụ liệu để gia công hoặc SXXK. Nếu thực hiện kiểm tra chuyên ngành tại cảng và chờ có kết quả kiểm tra thì phát sinh chi phí lưu kho bãi cho DN (trên 100 USD/container/ngày) và gây ách tắc tại cảng. Nếu đưa về địa điểm kiểm tra tập trung thì hiện nay các cơ quan quản lý chuyên ngành chưa có sự chuẩn bị đầy đủ về phương tiện kiểm tra và hệ thống kho bãi để lưu trữ, bảo quản hàng hóa.
Do đó đối với hàng hóa phải thực hiện kiểm tra chuyên ngành, VASEP kiến nghị chỉ yêu cầu chứng từ chứng minh hàng hóa đã được cơ quan quản lý chuyên ngành cho phép được đưa về địa điểm kiểm tra theo xác nhận trên Giấy đăng ký kiểm tra. Việc này thực hiện theo đề nghị của Bộ NN & PTNT tại Công văn số 3928/BNN-TY ngày 4-9-2013 gửi Bộ Tài chính đề nghị cho phép các DN được đưa hàng sản phẩm thủy sản đông lạnh NK về kho bảo quản của DN để thực hiện việc kiểm dịch, kiểm tra ATTP theo quy định hiện hành.
Ngoài ra, Điều 11 quy định về Sửa chữa tờ khai, khai bổ sung hồ sơ hải quan, tại Mục b.4 quy định: “Việc khai bổ sung không ảnh hưởng đến việc áp dụng chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đối với lô hàng khai bổ sung”. VASEP cho biết có trường hợp sau khi Hệ thống đã phân luồng, DN mới phát hiện hàng hóa nằm trong diện được miễn thuế theo các thỏa thuận hợp tác (nhưng không nằm trong diện các chỉ tiêu thông tin không được phép sửa theo quy định tại điểm 3 Phụ lục II). Nếu theo quy định trên thì DN không được sửa tờ khai do khi sửa sẽ ảnh hưởng tới việc áp thuế XNK. Do đó, VASEP đề xuất quy định rõ các trường hợp cụ thể trong chính sách quản lý hàng hóa XNK hoặc mở rộng loại trừ các trường hợp phát hiện sai sót nằm trong các thỏa thuận hợp tác.
Quang Duy
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Xuất cấp hơn 1.128 tấn gạo dự trữ quốc gia cho tỉnh Gia Lai dịp Tết Nguyên đán và giáp hạt
- ·Dầu khí Nam Sông Hậu muốn rót 2.000 tỷ đồng xây kho xăng dầu tại Khu kinh tế Vân Phong
- ·Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội có ý nghĩa quan trọng trong định hướng chiến lược quan hệ Việt
- ·Thanh Hóa: Nhiều hoạt động chia sẻ khó khăn với TP.HCM
- ·Tin bão số 1 mới nhất: Đổ bộ vào Quảng Ninh
- ·Vùng Đông Nam Bộ đặt mục tiêu tăng trưởng 2 con số
- ·Đổi mới, nâng cao chất lượng tổ chức các kỳ họp HĐND
- ·Ngân sách tăng thu chủ yếu nhờ đất đai
- ·Nhà mạng cùng cắt hợp đồng với đại lý vi phạm về quản lý thuê bao
- ·Bất ngờ về quy mô của các công ty do đại gia xăng dầu Ngô Văn Phát sở hữu
- ·Tín dụng chờ bơm 2,5 triệu tỷ đồng năm 2025, nhu cầu vốn đến từ lĩnh vực nào?
- ·Hà Nội: Những “chuyến xe 0 đồng” thấm đẫm tình quân dân trong đại dịch
- ·Tăng cường hợp tác nghị viện để bảo đảm an ninh mạng
- ·Biwase: Cuộc phiêu lưu từ ngành nước “lang thang” sang sân chơi ngành điện
- ·Siêu máy tính dự đoán Monza vs Cagliari, 18h30 ngày 5/1
- ·Tập đoàn Kido miễn nhiệm 4 Phó tổng giám đốc trong 1 ngày
- ·Đồng Tháp đẩy nhanh tiến độ xây dựng hai bệnh viện dã chiến
- ·Thừa Thiên Huế: Bổ nhiệm lãnh đạo một số sở ngành
- ·Nguyên nhân khiến điện thoại hao pin nhanh khi dùng 4G ở Việt Nam
- ·Xe chở “hàng mau hỏng” không cần giấy nhận diện khi qua 19 tỉnh, thành đang giãn cách