会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【tyso tyle】Báo quốc tế: Mưu đồ độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc lộ rõ giữa đại dịch!

【tyso tyle】Báo quốc tế: Mưu đồ độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc lộ rõ giữa đại dịch

时间:2024-12-23 23:36:07 来源:Nhà cái uy tín 作者:La liga 阅读:990次

Để đối phó với một Trung Quốc ngày càng có tham vọng mở rộng ảnh hưởng ở Biển Đông,áoquốctếMưuđồđộcchiếmBiểnĐôngcủaTrungQuốclộrõgiữađạidịtyso tyle nhiều quốc gia đang nỗ lực thành lập các liên minh mới, song song với việc củng cố quan hệ đối tác lâu đời.

bao quoc te: muu do doc chiem bien dong cua trung quoc lo ro giua dai dich covid-19 hinh 1

Tàu chiến Trung Quốc phóng tên lửa trong một đợt tập trận ở Biển Đông hồi năm 2016. (Ảnh: Xinhua).

Chiến thuật nước đôi của Trung Quốc ở Biển Đông

Theo Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) có trụ sở tại Washington, Biển Đông là tuyến đường hàng hải quan trọng đối với thương mại và vận chuyển quốc tế, với hơn 1/3 lưu lượng vận chuyển hàng hóa toàn cầu đi qua vùng biển này.

Các nhà phân tích đánh giá, trong khi thế giới đang tập trung đối phó với dịch bệnh Covid-19, Bắc Kinh đã tận dụng cơ hội để gia tăng ảnh hưởng, bao gồm cả biên giới trên đất liền ở Nam Á và ở Biển Đông.

Trung Quốc đã theo đuổi cách tiếp cận nước đôi, một mặt tăng cường sự hiện diện và năng lực quân sự qua việc xây dựng các đảo nhân tạo, triển khai tàu chấp pháp để khẳng định các yêu sách hàng hải phi pháp của nước này. Mặt khác tìm cách thể hiện là một đối tác sẵn sàng hợp tác với các nước ở Đông Nam Á có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.

Theo CNA, hơn 3 năm sau khi Tòa trọng tài Quốc tế ra phán quyết bác bỏ yêu sách “đường chín đoạn” phi lý của Trung Quốc năm 2016, Bắc Kinh dường như có lập trường mang tính hòa giải hơn với việc nhất trí tiếp tục đàm phán về Bộ Quy tắc Ứng xử (COC). Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị thậm chí còn bày tỏ hy vọng đàm phán COC sẽ được hoàn thành vào năm 2021.

Tuy vậy, nhiều nhà phân tích cho rằng đây chỉ là một phần trong nỗ lực của Trung Quốc nhằm che giấu tham vọng thực sự và cải thiện hình ảnh trong khu vực. Peter Jennings, giám đốc điều hành của Viện chính sách chiến lược Australia cho biết: “Trung Quốc đã có màn diễn tập quân sự lớn mà tôi cho là để đe dọa các nước láng giềng khi chúng ta đang phải chống chọi với cuộc khủng hoảng Covid-19. Bắc Kinh đã tiến thêm một bước trong việc thực hiện hành vi gây hấn là phô diễn sức mạnh quân sự và tuyên bố kiểm soát hầu hết khu vực Biển Đông”.

Đã đến lúc Đông Nam Á cần phải tăng cường sự đoàn kết

Các nước Đông Nam Á có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông ngày càng phản đối mạnh mẽ hành vi của Trung Quốc.

Tại Hội nghị trực tuyến cấp cao ASEAN lần thứ 36 diễn ra tại Hà Nội hôm 13/6 do Việt Nam chủ trì với tư cách là Chủ tịch ASEAN, các bên đã ra tuyên bố thể hiện sự quan ngại về tình hình an ninh khu vực trong bối cảnh Trung Quốc từ đầu năm liên tiếp có hành động khiêu khích trên Biển Đông khi các nước dồn sức chống dịch bệnh.

Bắc Kinh thành lập cái gọi là các quận hành chính "quản lý" Trường Sa và Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, đâm chìm tàu cá Việt Nam, điều tàu khảo sát bám theo tàu thăm dò dầu khí của Malaysia. Chưa dừng lại ở đó, nước này đã tiến hành tập trận quanh quần đảo Hoàng Sa từ ngày 1 đến 5/7.

Phản ứng trước các cuộc tập trận của Trung Quốc, Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin tuyên bố Bắc Kinh sẽ “đối mặt với phản ứng mạnh nhất, về mặt ngoại giao hoặc bất cứ hình thức nào phù hợp” nếu cuộc tập trận xâm lấn sang lãnh thổ nước này.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết, cuộc tâp trận của Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, đi ngược lại tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), gây phức tạp tình hình. Việt Nam đã giao thiệp, trao công hàm phản đối và yêu cầu Trung Quốc không lặp lại những hành vi tương tự trong tương lai.

Indonesia cũng đã có lập trường cứng rắn hơn. Trước đó, vào tháng 1/2020, Jakarta đã triệu Đại sứ Trung Quốc, cử các đội tuần tra trên không và trên biển sau khi tàu Trung Quốc tiến vào vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của nước này quanh quần đảo Natuna.

Tuy nhiên, giới phân tích lo ngại, Trung Quốc có thể sử dựng chiêu bài kinh tế để lấn át tiếng nói của các bên liên quan khi nhiều nước Đông Nam Á đang đối mặt với nguy cơ suy thoái kinh tế do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Hơn nữa, trong 10 nước thuộc ASEAN chỉ có 4 quốc gia có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, điều này gây trở ngại lớn với khả năng đoàn kết trong khu vực để tạo ra một phản ứng thống nhất với Trung Quốc. Ngoài ra, việc tìm ra một tiếng nói chung còn bị cản trở bởi những khác biệt cơ bản về lợi ích của mỗi quốc gia thành viên.

Nhiều ý kiến cho rằng, trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng tìm mọi cách để gia tăng lợi ích ở Biển Đông, các nước ASEAN phải tăng cường sự đoàn kết và cùng nhau hành động nếu muốn tránh viễn cảnh tồi tệ nhất, đó là Trung Quốc thiết lập thành công “đế chế hàng hải”.

Mỹ và Australia ngày càng quyết liệt hơn

Tờ ABC của Australia cho rằng, đối phó với một Trung Quốc ngày có tham vọng mở rộng ảnh hưởng trong khu vực, nhiều quốc gia, trong đó có Mỹ và Australia đang nỗ lực thành lập các liên minh mới, song song với việc củng cố quan hệ đối tác lâu đời.

Australia và Mỹ ngày càng quyết liệt hơn với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông. Sau khi Washington cáo buộc Bắc Kinh tìm cách xây dựng một “đế chế hàng hải” tại vùng biển này bất chấp những lo ngại trong khu vực, Canberra đã gửi công hàm lên Liên Hợp Quốc, nêu rõ các yêu sách chủ quyền mà Bắc Kinh đặt ra ở Biển Đông “không phù hợp” với luật pháp quốc tế. Động thái này được đưa ra giữa lúc quan hệ giữa Trung Quốc với Mỹ và các đồng minh đang leo thang căng thẳng trong nhiều vấn đề, từ dịch Covid-19, thương mại đến vấn đề Hong Kong.

Trong một động thái quan trọng nhằm tăng cường hợp tác an ninh với Mỹ, Ngoại trưởng Australia Marise Payne và Bộ trưởng Quốc phòng nước này Linda Reynolds sẽ tới Washington để hội đàm với những người đồng cấp Mỹ trong tuần này. Bên cạnh vấn đề an ninh quốc gia và Covid-19, hai bên sẽ thảo luận về các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông.

Trước đó vào đầu tháng 7, Australia đã điều 5 tàu chiến tham gia tập trận cũng với Mỹ và Nhật Bản tại biển Philippine, sự kiện mà Bộ Quốc phòng Australia đánh giá là “một cơ hội quan trọng để thể hiện quan điểm chung về một khu vực thịnh vượng, cởi mở và ổn định” .

ABC dẫn lời chuyên gia Stephen Nagy thuộc Đại học Cơ đốc giáo Quốc tế ở Tokyo nhận xét, các cuộc tập trận 3 bên giữa Mỹ, Nhật Bản và Australia là tín hiệu rõ ràng khẳng định Trung Quốc không có quyền kiểm soát Biển Đông.

Theo ông Stephen Nagy, cuộc tập trận chung như vậy nhiều khả năng sẽ tiếp tục diễn ra và có thể bao gồm cả đối tác khác như Ấn Độ - quốc gia cũng đang tìm cách ngăn chặn tham vọng của Trung Quốc.

Ấn Độ đã phát đi những tín hiệu cho thấy họ đang nghiêng về lập trường của Mỹ, Nhật Bản, Australia. New Dehli dự kiến tổ chức cuộc tập trận hải quân mở rộng Malabar vào tháng 11/2020 với sự tham gia của Mỹ, Nhật Bản và có thể cả Australia.

“Với việc tổ chức cuộc tập trận Malabar, Ấn Độ đang gửi đi tín hiệu cho các đối tác chẳng hạn như Mỹ, Australia và Nhật Bản rằng họ luôn sẵn sàng đóng góp cho việc bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc trong khu vực”, ông Stephen Nagy đánh giá.

Chuyên gia này nhấn mạnh: “Đối mặt với sức ép của Trung Quốc ở biên giới phía Bắc, Ấn Độ đang mong muốn mở rộng các cách thức hợp tác và sẵn sàng đẩy lùi Trung Quốc khi Bắc Kinh tận dụng cánh cửa cơ hội giữa sự hỗn loạn do đại dịch Covid-19 gây ra”./.

(责任编辑:Thể thao)

相关内容
  • Không lập hoá đơn khi bán hàng hoá sẽ bị phạt tiền 1 lần số thuế trốn
  • Ukraine sắp đưa UAV mới vào chiến đấu, Bộ trưởng Quốc phòng Đức bất ngờ tới Kiev
  • Đau buồn, tuyệt vọng bao trùm Gaza khi xung đột sang tuần thứ 5
  • Israel báo hiệu mở rộng chiến dịch ở nam Dải Gaza
  • Bão số 5 giật cấp 10 tiến sát Quảng Ninh, siêu bão Mangkhut sắp vào biển Đông
  • Tỷ giá VND/USD đảo chiều sau khi áp lực quốc tế hạ nhiệt
  • Lao động Việt Nam được vinh danh là tấm gương thành công ở Hàn Quốc
  • Quản lý thị trường đồng loạt kiểm tra 9 cửa hàng kinh doanh phụ tùng xe ô tô
推荐内容
  • Thủ tướng Chính phủ công bố quyết định về công tác cán bộ
  • Đến sáng 10/2, Việt Nam có 1 ca mắc mới COVID
  • MB tổ chức hội thảo quốc tế giúp doanh nghiệp Việt giải bài toán “chuyển đổi số”
  • Chuyển giao kỹ thuật nội soi niệu quản ngược dòng tán sỏi bằng laser cho Bệnh viện Phú Vang
  • Tra cứu điểm thi THPT quốc gia tỉnh Hưng Yên năm 2018 nhanh và chính xác nhất
  • Quả tim được hiến từ Bà Rịa