【keonhacai.den】Thắng kiện phòng vệ phụ thuộc vào sự chủ động của doanh nghiệp
Cái khó của doanh nghiệp
Theắngkiệnphòngvệphụthuộcvàosựchủđộngcủadoanhnghiệkeonhacai.deno thống kê của Bộ Công Thương, tính đến nay, đã có hơn 120 vụ kiện phòng vệ thương mại có liên quan tới hàng xuất khẩu của Việt Nam do nước ngoài khởi xướng điều tra (EU, Mỹ, Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ...).
Trên thực tế, đã có một số vụ kiện doanh nghiệp Việt Nam đạt được kết quả tốt, ví dụ như 2 vụ việc điều tra kép chống bán phá giá, chống trợ cấp với nhôm ép và thép mạ kẽm đã có quyết định cuối cùng với kết luận có lợi cho Việt Nam.
Từ kinh nghiệm thực tiễn của 2 vụ việc này, ông Nguyễn Phương Nam, Phó cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho rằng, mặc dù chúng ta đã thành công rực rỡ khi kháng kiện tốt 2 vụ kiện gần đây với nhôm ép và thép mạ, nhưng bên cạnh nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong đáp ứng các yêu cầu, nghĩa vụ phòng vệ, doanh nghiệp còn phải chủ động trong phòng vệ, nếu không chúng ta vẫn thua kiện.
Tuy nhiên sự e ngại, bị động của doanh nghiệp Việt Nam trong các vụ việc phòng vệ thương mại vẫn còn khá phổ biến. Thực tế này cũng được doanh nghiệp nêu ra, nhưng kèm theo đó là nhiều lý do.
Theo ông Vũ Văn Thanh, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Hoa Sen, khi hợp tác với các cơ quan điều tra và tuân thủ các quy định liên quan, hầu hết doanh nghiệp trong nước thường e ngại và không cung cấp một số thông tin nhạy cảm bởi có khả năng sẽ ảnh hưởng đến kinh doanh. Điều này dẫn đến việc doanh nghiệp bị kết luận không hợp tác và nhận biên độ phá giá cao nhất.
Chưa kể, thời gian cảnh báo trước khi các cuộc điều tra được khởi xướng tương đối ngắn cho nên doanh nghiệp thường bi động phòng vệ sau khi bị khởi xướng điều tra, cũng như thiếu tiếng nói ủng hộ từ các khách hàng nước ngoài.
Ngoài ra, việc tìm kiếm luật sư đại diện cho doanh nghiệp cũng khó, do có ít văn phòng luật sư trong nước có kinh nghiệm ứng phó với các vấn đề phòng vệ thương mại, nhất là các vụ việc xảy ra ở nước ngoài. Ngược lại, nếu thuê luật sư nước ngoài thì chi phí rất tốn kém.
Đồng tình với ý kiến trên, bà Đinh Ánh Tuyết, Văn phòng luật sư IDVN cho hay, chi phí là một trong nhiều khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải, từ chi phí thuê luật sư cho đến chi phí chung liên quan đến việc tập hợp lực lượng và tranh thủ ủng hộ.
Trong khi đó, bản thân doanh nghiệp lại khan hiếm về nhân sự có kinh nghiệm trong phòng vệ thương mại, cũng như am hiểu về luật quốc tế, khả năng phân tích và xử lý số liệu, trình độ ngoại ngữ…
Ứng phó với xu thế tất yếu
Có thể thấy, các vụ kiện phòng vệ thương mại sẽ ngày càng gia tăng khi các nước “chịu khó” sử dụng công cụ này để bảo vệ sản xuất trong nước bởi khi hàng rào thuế quan không còn nhiều dư địa.
Vì vậy, doanh nghiệp Việt Nam cần có tư thế sẵn sàng ứng phó với các vụ kiện phòng vệ thương mại, từ tâm thế cho đến kiến thức, nhân lực. Các doanh nghiệp xuất khẩu phải có bộ phận chuyên trách về phòng vệ thương mại để đáp ứng kịp thời các yêu cầu của cơ quan điều tra và nâng tỷ lệ thắng kiện”, ông Nam chia sẻ.
Khi đã có bộ phận chuyên trách, bà Tuyết nêu ra các bước doanh nghiệp nên thực hiện để ứng phó với các vụ kiện, gồm: Chỉ định nhân viên có chuyên môn phối hợp với luật sư tư vấn khi cung cấp thông tin và giải quyết các vấn đề phát sinh; tổ chức và hệ thống các tài liệu, sổ sách, chứng từ một cách rõ ràng và thống nhất; đảm bảo đối chiếu thông tin cung cấp và hồ sơ tài liệu.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần hợp tác với luật sư để đảm bảo thống nhất chiến lược của vụ kiện, thông báo cho luật sư ngay khi phát hiện ra những vấn đề về mặt thông tin hoặc tài liệu doanh nghiệp.
Điều quan trọng, doanh nghiệp phải cung cấp thông tin chính xác cho luật sư dù thông tin đó có lợi hay bất lợi cho lợi ích của doanh nghiệp trong vụ kiện. “Doanh nghiệp không ngại lộ bí mật kinh doanh, cố tình hoặc vô ý cung cấp thông tin không đầy đủ, chính xác khiến cho luật sư không có đủ thời gian xử lý thông tin hoặc bản trả lời không đạt”, bà Tuyết nói. Làm như vậy sẽ càng thêm bất lợi cho doanh nghiệp.
Bà Tuyết bổ sung thêm, bất kỳ thị trường nào doanh nghiệp cũng cần cẩn trọng và phân tích kỹ lưỡng bản câu hỏi, cáo buộc của nguyên đơn và các dữ kiện thực tế để xây dựng chiến lược thích hợp trước và trong khi chuẩn bị bản trả lời và báo cáo số liệu.
Đồng tình với ý kiến của các chuyên gia, ông Nguyễn Văn Thanh, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Hoa Sen cho biết, doanh nghiệp cần hợp tác, cung cấp đầy đủ và minh bạch các thông tin số liệu khi được yêu cầu; tìm hiểu kỹ các quy định, định nghĩa khi trả lời câu hỏi; các số liệu cần phải lưu trữ tối thiểu 5 năm theo quy định để có thể dễ dàng truy xuất khi cần thiết cung cấp.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Cơ quan hải quan nỗ lực giúp doanh nghiệp nâng mức độ tuân thủ
- ·Tổng cục Hải quan bảo trì hệ thống eCustoms
- ·Nợ thuế giảm nhưng thu hồi gặp khó
- ·Apollo Silicone nỗ lực bình ổn giá và đồng hành cùng Vietbuild 2022
- ·Tạm giữ 17 con bạc
- ·Kinh tế tuần hoàn: Mô hình bền vững cho ngành nhựa
- ·May Sông Hồng bị xử phạt hành chính về thuế
- ·Thu ngân sách ở Lâm Đồng: Khối doanh nghiệp nhà nước đóng góp vượt trội
- ·Lai Châu thúc đẩy hình thành liên doanh sản xuất chè sang UAE
- ·Hải quan Nậm Cắn (Việt Nam)
- ·Dừng tìm kiếm diện rộng các nạn nhân mất tích do mưa lũ tại Sa Pa
- ·Long An: Tăng thu ngân sách qua thanh, kiểm tra chống thất thu thuế
- ·Hé lộ tài sản 'khủng' của thiếu gia có tin đồn cầu hôn hoa hậu Đỗ Mỹ Linh
- ·Đà Nẵng: Doanh nghiệp dệt may gặp khó trong tuyển dụng lao động
- ·Phổ biến kiến thức pháp luật đảm bảo an toàn hàng không
- ·Giá vàng giảm, USD tăng: Suy thoái ập đến, tích tài sản ròng
- ·Tiền không đủ mua nhà thì nên làm gì?
- ·TP.HCM tính bán đấu giá 2.000 ha đất vành đai 3, thu về 100.000 tỷ đồng
- ·TP.HCM: Thông xe cầu 343 tỷ đồng sau 5 năm xây dựng
- ·BIM Group đồng hành chương trình Hồi sức sơ sinh tại phòng sinh