【kết quả siêu cúp ấn độ】Kinh tế tuần hoàn: Mô hình bền vững cho ngành nhựa
Hiệp hội Nhựa Việt Nam cho biết,ếtuầnhoànMôhìnhbềnvữngchongànhnhựkết quả siêu cúp ấn độ tổng doanh thu của ngành nhựa hiện nay ước tính đạt khoảng 15 tỷ USD, xuất khẩu đạt 2,5 tỷ USD (bình quân tăng 15%/năm trong một thập kỷ vừa qua), giải quyết việc làm trực tiếp cho khoảng 300.000 lao động.
Dư địa phát triển ngành nhựa còn rất lớn, thị trường bao phủ hầu hết các ngõ ngách tiêu dùng của đời sống (nhựa gia dụng, bao bì…) cho đến phục vụ các ngành sản xuất khác như ô tô, xe máy, điện tử, điện gia dụng, y tế, văn phòng… (nhựa kỹ thuật cao). Ngoài phục vụ thị trường nội địa, các doanh nghiệp nhựa Việt Nam còn có thể tận dụng cơ hội ưu đãi thuế quan từ nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) để xuất khẩu. Dự báo, đến năm 2030, tổng doanh thu ngành nhựa sẽ đạt khoảng 25 tỷ USD, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của ngành nhựa sẽ đạt khoảng 7-8 tỷ USD.
Tuy nhiên, phát triển ngành nhựa Việt Nam hiện nay đang phải đối mặt với những thách thức, rủi ro rất lớn liên quan đến môi trường. Số liệu điều tra của Ngân hàng Thế giới (WB) và một số tổ chức quốc tế khác cho thấy, Việt Nam đứng thứ 5 trên thế giới về rác thải nhựa. Đánh giá này tuy chưa thể khẳng định được mức độ chính xác đến đâu, nhưng ông Võ Tuấn Nhân - Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thừa nhận: “Rác thải nhựa ở Việt Nam là rất lớn”.
Kinh tế tuần hoàn là một xu hướng phát triển bền vững đạt được cả 2 mục tiêu là sử dụng tiết kiệm tài nguyên đầu vào và giảm thiểu ô nhiễm môi trường ở đầu ra. Ở cấp độ doanh nghiệp, toàn bộ các công đoạn của quá trình sản xuất đều được thiết kế chu trình không có chất thải đưa ra môi trường. Chất thải phát sinh từ sản xuất đều được giảm thiểu tối đa, tái sử dụng và tái chế. |
Rác thải nhựa thải ra môi trường sẽ tác động gây ô nhiễm đất và nước nếu không được xử lý. Các loại khí thải, rác thải nhựa nếu không kiểm soát tốt có thể sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng vì khi bị đốt cháy kết hợp với hơi nước, các hóa chất từ nhựa phế thải sẽ tạo ra axit sunfuric cực kỳ nguy hiểm cho hệ hô hấp, khi cháy có thể tạo ra dioxin và axit hydrochloric rất độc hại...
Trong khi đó, nguồn rác thải nhựa tại Việt Nam được thu gom để xử lý hoặc tái chế vẫn còn rất ít (chỉ khoảng 20%), chủ yếu mới do cá nhân thực hiện. Hoạt động tái chế nhựa tại Việt Nam còn rất sơ khai, một số cơ sở ngành nhựa đã thực hiện tái chế phế liệu thì qui mô còn nhỏ, công nghệ rất lạc hậu, hiệu quả tái chế thấp. Trong khi nguồn rác thải nhựa trong nước lớn không được tận dụng để tái chế, thì do còn phụ thuộc tới 80% nguyên liệu đầu vào từ nguồn bên ngoài, mỗi năm ngành nhựa đang nhập khẩu khoảng 1 triệu tấn phế thải để phục vụ sản xuất.
Sản xuất túi nilon nhựa. Ảnh minh họa |
Ông Hồ Đức Lam - Chủ tịch Hiệp hội Nhựa Việt Nam - khẳng định: Việc tái chế phế liệu mang lại hiệu quả kinh tế rất cao, giá sản phẩm đầu ra cạnh tranh, góp phần bảo vệ môi trường. Đây là một hướng đi nhiều doanh nghiệp nhựa đang mong muốn trong xu thế phát triển bền vững. Đặc biệt, điều này rất có ý nghĩa góp phần tự chủ nguồn nguyên liệu khi nguồn rác thải nhựa ở Việt Nam được đánh giá là rất lớn như đã nêu.
Bà Nguyễn Thị Ngọc Hiền - Giám đốc kinh doanh Công ty Nhựa Duy Thành (TP. Hồ Chí Minh) - cho biết, nhiều doanh nghiệp nhựa rất mong Nhà nước có chính sách giúp ngành nhựa phát triển tái chế phế liệu, trên cơ sở hài hòa lợi ích của doanh nghiệp, của nhà nước, của xã hội mà vẫn bảo vệ được môi trường.
Để góp phần giúp ngành nhựa phát triển bền vững, trong khuôn khổ Triển lãm PLASTICS & RUBBER, một cuộc hội thảo quốc tế với chủ đề: “Kinh tế tuần hoàn - Công thức tăng trưởng bền vững của ngành nhựa”, sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 28/11/2019 tới đây.
Trên thế giới đến nay chưa có một quốc gia nào từ bỏ sản phẩm nhựa. Vấn đề là sản xuất, tiêu thụ và xử lý rác thải như sau sử dụng như thế nào để nó có thể trở thành một nguồn tài nguyên mới, tạo ra các giá trị về kinh tế và môi trường. Muốn làm được điều này, mỗi một doanh nghiệp hay một cá nhân đều là những mắt xích quan trọng, trong đó có các doanh nghiệp ngành nhựa.
Hội thảo này sẽ cung cấp các thông tin, kiến thức và kinh nghiệm áp dụng kinh tế tuần hoàn cho các doanh nghiệp nhựa Việt Nam. Tại đây, các diễn giả trong nước và quốc tế sẽ đề cập đến việc định hình tương lai ngành nhựa Việt Nam thông qua đầu tư tái chế nhựa, hỗ trợ triển khai mô hình kinh tế tuần hoàn; giới thiệu công nghệ tái chế nhựa từ các quốc gia tiên tiến; cập nhật thông tin các gói hỗ trợ tài chính và tiến trình áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ; chia sẻ thông tin mới về ngành và lắng nghe, giải đáp các khúc mắc từ doanh nghiệp trong xu thế phát triển kinh tế xanh, bền vững.
Đây là một hội thảo có thể nói rất hữu ích đối với các doanh nghiệp ngành nhựa Việt Nam hướng tới sự phát triển bền vững.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Ấn Độ sẵn sàng cung cấp 1 triệu liều thuốc điều trị Covid
- ·Tận hưởng không gian sống xanh giữa lòng Thủ đô
- ·Thủ tướng Chính phủ quyết định kéo dài thời gian cách ly xã hội
- ·Người dân có dấu hiệu chủ quan trước dịch bệnh
- ·Hà Nội sẽ truy xuất nguồn gốc, tránh việc đội lốt nông sản Hải Dương để trục lợi
- ·Gamuda ẵm trọn siêu dự án Celadon City
- ·Việt Nam thêm 1 trường hợp mắc mới COVID
- ·Lập hội đồng kỷ luật các cá nhân liên quan đến sai phạm tại dự án 8B Lê Trực
- ·Hội thảo cải tiến quá trình thông qua mô hình Lean
- ·Ngày thứ 11 Việt Nam không có ca mắc mới COVID
- ·Thủ tướng: ‘Mỗi người Việt ở Nga phải là đại lý tiêu thụ hàng Việt’
- ·Dự án Goldmark City ra mắt khu Sapphire
- ·Áp dụng biện pháp cưỡng chế đối với dự án 8B Lê Trực
- ·Chung sống an toàn với dịch bệnh
- ·PTT Vương Đình Huệ: Triển khai tổng thể, thực chất Dự án Tạo thuận lợi thương mại
- ·Quy hoạch Khu đô thị Tản Viên Sơn rộng hơn 810 ha thành khu sinh thái
- ·Trải nghiệm phong cách sống ‘parkhome’ ở ParkCity Hanoi
- ·Bình Dương cơ bản hoàn thành cách ly tập trung
- ·Nâng cao chất lượng dịch vụ để phục vụ khách hàng
- ·Hà Nam: Tập đoàn Mường Thanh xây tổ hợp khách sạn 5 sao 600 tỷ đồng