【số liệu thống kê về verona gặp atalanta】Sinh viên Huế cần cải thiện ngoại ngữ & kỹ năng mềm
Ông Phạm Phú Phát,ênHuếcầncảithiệnngoạingữkỹnăngmềsố liệu thống kê về verona gặp atalanta Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam
Thưa ông, SV Huế có những ưu, nhược điểm gì?
Qua nhiều năm tuyển dụng và theo dõi, chúng tôi thấy SV Huế cần cù, chịu khó, trung thực và chịu học hỏi, đây là tố chất rất quan trọng. Minh chứng là ở công ty chúng tôi có tỷ lệ SV Huế được tuyển dụng vào làm ở hệ thống “Farm” (trang trại) và thành công là rất cao. Đợt tuyển dụng năm nay, chúng tôi thấy chất lượng SV Huế có phần tốt hơn; các SV chững chạc và có thái độ cầu thị hơn. Đây là ưu điểm và cũng là tín hiệu đáng mừng với SV Huế.
SV Huế có hạn chế về ngoại ngữ, một số kỹ năng mềm và một phần nữa là sự năng động. Chúng tôi có những so sánh đầu vào từ các trường và các tỉnh, thành lớn để rút ra được đánh giá này. Qua các năm, những hạn chế này dần được cải thiện, song so với mặt bằng chung hiện nay, SV Huế vẫn cần cải thiện những điểm yếu này.
Lâu nay, doanh nghiệp “than thở” chuyện tuyển dụng SV vào phải đào tạo lại. SV Huế có “vướng” phải điều này không, thưa ông?
Đây là thực trạng chung của SV nhiều trường ĐH chứ không riêng gì SV Huế. Nguyên nhân do chương trình, nhất là giai đoạn trước đây đào tạo còn nặng tính lý thuyết. Vấn đề liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp chưa thực sự tốt.
Đối với SV Huế, tôi nhận thấy kiến thức họ tốt nhưng cũng phải thừa nhận, giống như SV nhiều nơi khác, tất cả đều phải trải qua quá trình đào tạo thêm tại doanh nghiệp mới làm việc tốt được. Cái này có một phần nguyên nhân từ thực tế môi trường công việc thay đổi liên tục do sự phát triển của nhu cầu xã hội và công nghệ cải tiến từng ngày, trong khi đó chương trình đào tạo có tính chu kỳ, SV chỉ thực tập một giai đoạn nhất định và thời gian thực hành, thực tập theo khung chương trình cũng bị giới hạn. Ngoài ra, một số đơn vị đào tạo chậm cập nhật những thay đổi, vẫn còn dạy theo khuôn khổ kiến thức, tài liệu có sẵn.
Tuy vẫn còn đào tạo lại nhưng so với trước đây, thời gian cho hoạt động này đã được rút ngắn. Trước đây, chúng tôi mất cả năm để đào tạo tại nhưng hiện nay chỉ cần 6 - 8 tháng. Có được điều này là do phía nhà trường đã hợp tác tốt hơn và có những điều chỉnh đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp, nhờ vậy SV có thời gian cọ xát, học tập kinh nghiệm, kỹ năng ở doanh nghiệp nhiều, liên tục hơn.
Lớp QTH K10 Trường đại học Ngoại ngữ trong ngày tốt nghiệp (ảnh minh họa)
Liệu phương pháp đào tạo ở nhà trường có phải là vấn đề khiến những hạn chế trên tồn tại?
Điểm yếu mà doanh nghiệp cần SV khắc phục nhất là ngoại ngữ và các kỹ năng mềm. Có nhiều nguyên nhân liên quan, trong đó một phần xuất phát từ đầu vào của các em. SV Huế chủ yếu đến từ các tỉnh miền Trung, điều kiện kinh tế vùng miền, gia đình còn nhiều khó khăn nên việc tiếp cận với ngoại ngữ muộn hơn. Trong khi đó, chương trình đào tạo bắt buộc tại trường học có giới hạn.
Một thực trạng nữa là SV còn lười tự học, không chủ động tự nghiên cứu. Không phủ nhận điều kiện của SV khó khăn, nhưng vẫn có nhiều trường hợp nhận thức về vấn đề tự học còn hạn chế rồi đổ lỗi cho việc làm thêm không có thời gian cùng nhiều nguyên nhân khác. Đây là lỗi mà tự thân SV phải nhìn nhận để khắc phục.
Với đơn vị đào tạo, tôi nghĩ rằng mỗi đơn vị sẽ có những chiến lược khác nhau. Tôi không nhận xét sâu về cách làm của mỗi trường nhưng nghĩ rằng, việc hợp tác liên kết giữa một số nhà trường và doanh nghiệp chưa thực sự tốt, nên có những đòi hỏi của thị trường lao động nhà trường chưa tiếp cận hết. Ngoài ra, một số đơn vị cũng còn “cứng nhắc” theo khuôn khổ chương trình, chú trọng nhiều vào kiến thức, ngược lại còn hạn chế trong đào tạo kỹ năng, ngoại ngữ thêm cho SV. Tôi biết vấn đề này còn nhiều lý do khách quan và chủ quan. Song cũng cần nghiên cứu lại để đáp ứng tốt hơn việc đào tạo, đảm bảo cho “sản phẩm” đào tạo chất lượng hơn.
Doanh nghiệp cần gì ở nhà trường và SV, thưa ông?
Các trường đã chú ý hơn trong việc đào tạo cái doanh nghiệp cần, họ cũng đã có những thay đổi trong việc đáp ứng chương trình giảng dạy và trao quyền cho nhà tuyển dụng nhiều hơn. Doanh nghiệp cần nhà trường linh hoạt có những cơ chế để bắt buộc hoặc khuyến khích, tăng khả năng ngoại ngữ cho sinh viên và chú trọng đào tạo kỹ năng mềm nhiều hơn, có thể tăng cường phối hợp với chuyên gia của các doanh nghiệp.
Cán bộ, giảng viên cần thay đổi tư duy tiếp cận làm việc với doanh nghiệp, có những hoạt động thực tế với doanh nghiệp để cập nhật những đòi hỏi mới của thị trường lao động và áp dụng giảng dạy cho SV.
SV cũng nên chủ động tự học, trau dồi vốn ngoại ngữ căn bản và chuyên ngành. Có thể thông qua nhiều cách như tự học, học thêm, học qua mạng và thông qua các câu lạc bộ, đội, nhóm trong nhà trường. Tương tự, nên rèn luyện các kỹ năng mềm, nhất là nên tận dụng các chương trình, cơ hội giao lưu, tiếp xúc với nhà tuyển dụng để nâng cao kinh nghiệm, kỹ năng cần thiết.
Sinh viên đăng ký phỏng vấn ở ngày hội tuyển dụng năm 2018 tại Trường ĐH Nông lâm
Theo ông, SV Huế có nhiều cơ hội về việc làm hơn so với SV các nơi khác không?
Để tuyển dụng, doanh nghiệp thường cần 4 yếu tố: cần cù, chịu khó, tự học và biết đền ơn. So với mặt bằng chung, SV Huế có rất nhiều điểm tốt khiến doanh nghiệp cân nhắc lựa chọn.
Nhu cầu của các doanh nghiệp hiện nay rất lớn nên cơ hội cho SV rất nhiều. Tuy nhiên không vì thiếu mà doanh nghiệp dễ dãi trong tuyển dụng. Chính sách thu hút bây giờ cũng không phân biệt nam nữ, trình độ ĐH hay cao đẳng…, chỉ cần SV cho thấy họ làm tốt công việc, doanh nghiệp sẽ “gật đầu”.
Tôi cũng là người phụ trách một mảng cựu SV Trường ĐH Nông lâm Huế tại khu vực phía Nam nhiều năm và thấy SV Huế ra trường có những vị trí công việc rất tốt, nhiều người làm lãnh đạo, giữ những trọng trách quan trọng hiện nay trong các tập đoàn, công ty lớn. Họ có tố chất cần cù, chịu khó mà doanh nghiệp rất thích, chỉ cần cải thiện những điểm còn hạn chế đã nói thì cơ hội việc làm cho SV Huế luôn rộng mở.
Xin cảm ơn ông!
HỮU PHÚC (Thực hiện)
(责任编辑:World Cup)
- ·Không thể quy trách nhiệm Bộ Công Thương phá vỡ quy hoạch điện mặt trời!
- ·Làm thế nào phân biệt hàng giả?
- ·Ngành Hải quan về đích vượt mục tiêu, thu ngân sách hơn 400.000 tỷ đồng
- ·3 mấu chốt ảnh hưởng tới vận hành hệ thống điện năm 2025
- ·Mức sinh giảm sâu: Hệ lụy và lời giải từ chính sách
- ·Apple bị kiện vì sao chép logo cho tính năng mới của iPhone
- ·Yêu cầu hoàn thành chuyển đổi thuê bao 11 số thành 10 số trước 1/6
- ·Thủ tướng dự Hội nghị tổng kết năm 2024 và triển khai nhiệm vụ 2025 của ngành Kế hoạch và Đầu tư
- ·Galaxy S8 sẽ có cảm biến vân tay ở mặt sau và nút gọi trợ lý ảo
- ·5 dự báo quan trọng về AI trong năm 2019
- ·Nhận định, soi kèo Cartagena vs Leganes, 21h30 ngày 5/1: Giải quyết sau phút 90
- ·Bệnh nhân chết ở phòng khám Maria vì sốc phản vệ
- ·Bình chọn xe của năm 2025 nhận iPhone 16 trị giá 30 triệu đồng
- ·Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị triển khai nhiệm vụ tài chính
- ·Hải quan Lạng Sơn nỗ lực vì mục tiêu nâng cao năng lực thông quan hàng hóa
- ·Phát hành công cụ miễn phí kiểm tra lộ lọt thông tin tài khoản
- ·Kết quả bước đầu xây dựng Chính quyền điện tử trên địa bàn tỉnh Long An
- ·Tin vắn Đầu tư Online ngày 2/1
- ·Ngành Công Thương nỗ lực bứt phá, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế
- ·Chủ tịch Đà Nẵng mong cán bộ có ô tô nên trả lại chung cư cho nhà nước