【tỷ số bóng đá cúp c2 châu âu】Vẫn bộn bề lo lắng gỡ “thẻ vàng” hải sản
Thủ tướng quyết định thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia về IUU | |
Vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản bị phạt tới 1 tỷ đồng | |
Gian nan khắc phục “thẻ vàng" | |
Khắc phục “thẻ vàng”: Trên quá “nóng” mà dưới còn “lạnh” |
Mục tiêu gỡ bỏ "thẻ vàng" với hải sản XK thời gian tới không hề dễ dàng. Ảnh: S.T. |
3 nhóm khuyến nghị đều vướng
Ngay sau khi EC cảnh báo “thẻ vàng” đối với Việt Nam (tháng 10/2017-PV),ẫnbộnbềlolắnggỡthẻvànghảisảtỷ số bóng đá cúp c2 châu âu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ban ngành Trung ương, UBND các tỉnh, thành phố ven biển đã tập trung chỉ đạo, đề ra các giải pháp để khắc phục khuyến nghị của EC, thu về nhiều kết quả đáng kể.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn không ít tồn tại. Theo ông Nguyễn Ngọc Oai-Tổng cục trưởng Tổng cục Thuỷ sản (Bộ NN&PTNT), nhiều địa phương chưa xác định nhiệm vụ chống khai thác IUU là cấp bách, quan trọng để tập trung chỉ đạo, giải quyết các khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai các giải pháp chống khai thác IUU theo chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ. Bên cạnh đó, việc bố trí nguồn lực (nhân lực, kinh phí, cơ sở vật chất) còn rất hạn chế; năng lực nhiều cán bộ chưa đáp ứng với nhiệm vụ được giao; chưa nghiêm túc kiểm điểm, xử lý kỷ luật trách nhiệm người đứng đầu chính quyền các cấp, các ngành, lực lượng chức năng tại địa phương theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ khi tiếp tục để tàu cá vi phạm khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài...
Đáng chú ý, việc thực hiện các nhóm khuyến nghị của EC đến nay chưa đạt kết quả như yêu cầu đặt ra. Báo cáo của Tổng cục Thuỷ sản nêu rõ: Thứ nhất, kiểm soát tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài là điều kiện tiên quyết để gỡ “thẻ vàng” hoặc nguy cơ cao bị “thẻ đỏ” trong đợt kiểm tra của Đoàn thanh tra EC vào tháng 10 tại Việt Nam, tuy nhiên, từ thời điểm EC cảnh báo “thẻ vàng” cho đến nay chưa chấm dứt tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài. Bằng chứng là, năm 2018 số vụ vi phạm tiếp tục tăng so với 2017 (năm 2018 xảy ra 85 vụ/137 tàu/1.162 ngư dân vi phạm vùng biển nước ngoài tăng 28 vụ/46 tàu/379 ngư dân so với năm 2017). Trong 5 tháng đầu năm 2019, tình hình tiếp tục diễn biến phức tạp với 41 vụ/69 tàu/271 ngư dân vi phạm. “Số liệu thống kê mà chúng tôi thống kê còn thấp hơn số liệu EC cung cấp. Nếu cứ để tình trạng này thì chúng ta rất dễ bị chuyển sang “thẻ đỏ” trong đợt kiểm tra tới”, ông Oai nói.
Thứ hai, về triển khai hệ thống theo dõi, giám sát và kiểm soát tàu cá hoạt động trên biển cho 31.500 tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên, đến nay, chưa triển khai kịp tiến độ theo lộ trình quy định tại Điều 44 Nghị định số 26/2019/NĐ-CP của Chính phủ, đặc biệt là không thực hiện đúng cam kết với EC do chưa được bố trí kinh phí để tổ chức thực hiện.
Thứ ba, hồ sơ xác nhận nguồn gốc thủy sản chưa đáp ứng được yêu cầu về truy xuất nguồn gốc theo hệ thống (không truy xuất được dữ liệu tàu cá cập cảng và sản lượng bốc dỡ qua cảng cá; không truy xuất được nguồn gốc thủy sản từ tàu cá khai thác khi bán cho tàu chuyển tải…). Bên cạnh đó, hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin tàu cá, giám sát hành trình, sản lượng qua cảng… phục vụ công tác truy xuất nguồn gốc chưa kết nối đồng bộ. Việc ghi, nộp nhật ký khai thác thủy sản của thuyền trưởng tàu cá thực hiện chưa nghiêm túc, thông tin ghi trong nhật ký chưa đầy đủ, không chính xác…
Trọng tâm chấm dứt tàu cá vi phạm
Theo kế hoạch, cuối tháng 10 tới, Đoàn thanh tra của Tổng vụ các vấn đề về Biển và Thủy sản của EC sẽ sang Việt Nam kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện khuyến nghị của EC về IUU. Nếu không giải quyết được các vấn đề về khai thác IUU, Việt Nam sẽ bị xác định là quốc gia không hợp tác và có thể sẽ bị áp dụng biện pháp “thẻ đỏ”. Khi đó, tất cả sản phẩm thủy sản từ khai thác của Việt Nam sẽ bị cấm XK vào EU. Điều này có thể dẫn tới tình trạng các thị trường khác sẽ áp dụng biện pháp tương tự với hàng thủy sản XK của Việt Nam. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến ngư dân mà còn ảnh hưởng đến hình ảnh ngành thủy sản và sự phát triển bền vững của ngành thủy sản.
Đứng từ góc độ địa phương, ông Đặng Huy Hậu -Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh nêu quan điểm: Muốn giải quyết được tận gốc vấn đề khai thác hải sản trái pháp luật đang diễn ra, trước tiên là khâu tuyên truyền. Việc này phải làm bài bản để người dân có nhận thức tốt, hiểu chính sách, quy định của nhà nước về nghề cá và IUU. “Bên cạnh đó, giải pháp còn là phải có xác định rõ ranh giới đánh bắt, bản thân chủ tàu có thiết bị giám sát để hỗ trợ và các lực lượng chức năng cũng sát cánh hỗ trợ ngư dân; có cơ chế, chế tài xử lý mạnh tay, nghiêm túc. Ví dụ có thể cắt bỏ các cơ chế hỗ trợ về xăng, dầu của nhà nước hay mạnh tay hơn có thể tịch thu tàu nếu vi phạm nhiều lần. Ngoài ra, thời gian tới cần có sự quan tâm thích đáng đến dịch vụ hậu cần nghề cá để đảm bảo tốt hơn về hậu cần, bao gồm cả việc truy suất nguồn gốc sản phẩm đánh bắt”, ông Hậu nhấn mạnh.
Liên quan tới vấn đề này, theo đại diện UBND tỉnh Bến Tre, việc lắp đặt các thiết bị giám sát hành trình là yếu tố căn cơ để có thể kiểm soát các tàu đánh bắt, từ đó giải quyết các vi phạm. Thời gian tới, tỉnh Bến Tre sẽ tiếp tục làm quyết liệt hơn nữa việc kiểm soát ra vào các tàu, có chế tài xử lý nghiêm các vi phạm…
Về giải pháp nỗ lực thúc đẩy gỡ bỏ “thẻ vàng” cho hải sản XK trước kỳ kiểm tra của EC sắp tới, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường nêu rõ: Nhiệm vụ trọng tâm là ngăn chặn, chấm dứt tình trạng tàu cá và ngư dân Việt Nam vi phạm khai thác ở vùng biển nước ngoài; triển khai ngay việc thuê hạ tầng thông tin giám sát tàu cá và Dự án thông tin nghề cá giai đoạn II; tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát thực thi pháp luật của các lực lượng chức năng trên biển,…
Thực hiện các nhóm khuyến nghị của EC thời gian qua, theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, về kiểm soát tàu cá vi phạm khai thác hải sản ở vùng biển nước ngoài, từ năm 2018 đến nay, không còn tình trạng tàu cá và ngư dân vi phạm vùng biển các quốc đảo Thái Bình Dương. Bộ NN&PTNT đã hướng dẫn các địa phương thu hồi thiết bị của tàu cá dưới 24m để lắp đặt cho tàu cá có chiều dài trên 24m, tàu lưới kéo và tàu câu cá ngừ đại dương. Đến nay, sau khi sửa chữa đã phân bổ, lắp đặt 2.048 thiết bị. Hệ thống pháp luật về thủy sản đã được hoàn thiện, đặc biệt, quy định khung xử phạt đối với các hành vi khai thác IUU được nâng cao gấp nhiều lần so với mức phạt trước đây để đảm bảo tính răn đe, ngăn chặn hành vi vi phạm… |
(责任编辑:La liga)
- ·Tắm biển Nha Trang, 4 du khách nước ngoài bị cuốn trôi
- ·Nam Định: Sản xuất công nghiệp tiếp đà tăng trưởng
- ·Bản tin Podcast tổng hợp tuần 2 tháng 9/2022 (từ ngày 5/9 đến 11/9)
- ·Công nghiệp chế biến, chế tạo dự kiến về đích đạt kế hoạch
- ·Quảng Ninh: Xe chở than chạy trên đường cấm QL18 gây tai nạn khiến than đổ đầy ra đường
- ·Officials of Myanmar’s ruling party visit Việt Nam
- ·Củng cố về ‘chất’, mở cơ hội xuất khẩu cho sản phẩm công nghiệp
- ·Tiền ồ ạt bị rút khỏi ngân hàng Mỹ, giá vàng vọt lên sát đỉnh lịch sử
- ·Năm 2020 phải đạt được kết quả tổng thể cao hơn năm 2019
- ·Trợ lực từ Mỹ, ngành công nghiệp điện tử của Việt Nam có ‘thoát xác’?
- ·Viện KSND Tối cao: Đã hoàn tất cáo trạng truy tố Hứa Thị Phấn và 27 bị can
- ·Quy hoạch điện đưa ra tham vọng về nguồn điện sạch
- ·Đồng Nai: Khu công nghiệp Long Thành được Hisense “chọn mặt gửi vàng”
- ·Hà Nội: Vinaconex làm chủ đầu tư dự án khu công nghiệp 6.338 tỷ đồng
- ·Thủ tướng: Cần tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong quy hoạch phát triển đô thị
- ·Tặng thưởng Huân chương Chiến công cho nhiều tập thể, cá nhân ngành Hải quan
- ·VPBank: Lợi nhuận quý 1 đạt hơn 4 nghìn tỷ, FE Credit tiếp tục lỗ
- ·Những doanh nhân đình đám của 'đế chế' Xuân Thành
- ·Đăk Lăk: Nữ hiệu trưởng chết bất thường tại phòng khám tư đã được tiêm truyền thuốc gì?
- ·Cao Bằng: Rà soát cơ sở công nghiệp nông thôn, xây dựng đề án khuyến công