【lịch thi đấu bóng đá hôm nay và ngày mai mới nhất】Báo động tình trạng hạn, xâm nhập mặn
Tại Hội nghị phòng,độngtnhtrạnghạnxmnhậpmặlịch thi đấu bóng đá hôm nay và ngày mai mới nhất chống hạn, xâm nhập mặn của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long do Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì vào sáng ngày 17-2 tại thành phố Cần Thơ, nhiều đại biểu tỏ ra lo ngại về tình hình hạn, xâm nhập mặn đang diễn biến bất thường và khó lường tại địa phương mình, dù đã triển khai nhiều biện pháp ứng phó.
Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đo độ mặn tại cống Kênh Năm, xã Hỏa Tiến, thành phố Vị Thanh. Ảnh: T.LINH
Ở tỉnh Hậu Giang, nước mặn năm nay xâm nhập sớm hơn cùng kỳ khoảng 1 tháng với nồng độ cao. Điều đáng quan tâm là, nếu những năm trước, nước biển chỉ xâm nhập theo hướng Biển Tây, ảnh hưởng chủ yếu ở địa bàn thành phố Vị Thanh và huyện Long Mỹ thì năm nay, nước mặn còn xâm nhậm từ hướng Biển Đông, lần đầu tiên tấn công đến huyện Châu Thành và thị xã Ngã Bảy, gây nhiều lo lắng cho người dân và chính quyền địa phương. Hiện tại, mặn đang có xu hướng xâm nhập sâu và rộng hơn đối với các địa phương còn lại. Bày tỏ sự lo ngại của mình tại hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang Trần Công Chánh cho biết: Năm nay, mặn đến sớm và khó lường, nếu như tỉnh không chủ động thực hiện các giải pháp về những công trình và phi công trình thì nước mặn sẽ làm ảnh hưởng đến 1/2 diện tích đất sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Tuy vậy, qua thống kê của ngành nông nghiệp tỉnh thì vẫn có khoảng 400ha lúa Đông xuân 2015-2016 và lúa Hè thu sớm 2016 trên địa bàn bị ảnh hưởng.
Cùng trở ngại trên, ông Võ Thành Thống, Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ, cho hay: Thời gian qua, tuy Cần Thơ triển khai nhiều công trình tưới tiêu, ngăn mặn nhưng với những diễn biến bất thường của thời tiết, nhất là ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đã làm cho lượng nước bốc hơi nhiều, trong khi nhu cầu sử dụng nước ngọt của người dân rất lớn, từ đó làm ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sản xuất và đời sống của người dân Cần Thơ. Đặc biệt năm nay, nước mặn đang lấn sâu vào nội đồng nên tình hình càng khó khăn hơn.
Theo Bộ NN&PTNT, hiện tượng El Nino đã ảnh hưởng đến nước ta từ cuối năm 2014 và tiếp tục kéo dài đến năm 2016, ngoài cường độ mạnh, đợt El Nino này trở thành El Nino kéo dài nhất trong vòng 60 năm qua. Do ảnh hưởng của El Nino nên mùa mưa đến trễ, kết thúc sớm. Đặc biệt mùa khô 2015-2016, do thiếu nước ngọt nên nước mặn đã xuất hiện sớm hơn so với cùng kỳ hàng năm khoảng 2 tháng. Cụ thể, cùng thời điểm này, độ mặn đo tại khu vực các cửa sông thuộc sông Tiền cao hơn 1,7-9,1 g/l (một lít nước có 1,7-9,1 gam muối), vào sâu 40-65km, tăng 15km; khu vực các cửa sông thuộc sông Hậu cao hơn từ 5,4-11,7g/l, vào sâu 60km, tăng 15km; khu vực ven Biển Tây (trên sông Cái Lớn) cao hơn 5,5-7,8g/l, vào sâu 60km, tăng 20km.
Mùa khô 2015-2016, với việc nước mặn xâm nhập sớm, sâu và dự báo khả năng kéo dài đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình sản xuất nông nghiệp, cũng như đời sống người dân. Cụ thể, đối với sản xuất vụ lúa Đông xuân 2015-2016, toàn vùng có khoảng 339.234ha có nguy cơ bị hạn và xâm nhập mặn, trong đó có 104.000ha bị ảnh hưởng nặng, tập trung ở 8 tỉnh, gồm: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang và Hậu Giang. Đối với cây ăn trái tại Vĩnh Long, Hậu Giang và Sóc Trăng, nước mặn cũng đe dọa nhiều diện tích với độ mặn có nơi trên 3‰. Bên cạnh ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, ở một số thành phố như: Bến Tre, Trà Vinh, Rạch Giá, Vị Thanh còn có nguy cơ bị thiếu nước ngọt trong sinh hoạt.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống thiên tai Trung ương Cao Đức Phát cho rằng: Hiện tượng hạn, xâm nhập mặn năm nay được xem là thiên tai nghiêm trọng, vì nó kéo dài đến 6 tháng và thiên tai này gần 100 năm mới có một lần, có những diễn biến mà không ai trong chúng ta biết trước được. Đến nay, hạn, xâm nhập mặn đã làm ảnh hưởng hơn 1.000 tỉ đồng và con số thiệt hại này chưa dừng lại ở đây, mà có thể nhiều hơn nếu các địa phương không có kế hoạch ứng phó trước tình hình gay gắt như hiện nay.
Theo đó, thực hiện sự chỉ đạo của Ban chỉ đạo phòng, chống thiên tai Trung ương, thời gian qua, lãnh đạo các tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL đã chủ động triển khai nhiều giải pháp ứng phó với tình trạng hạn, xâm nhập mặn nhằm hạn chế thấp nhất những tổn thất cho người dân. Tại tỉnh Hậu Giang, Tỉnh ủy đã chủ động ban hành chỉ thị về việc chỉ đạo các địa phương lên phương án, kế hoạch ứng phó xâm nhập mặn; đẩy mạnh công tác tuyên truyền cảnh báo và thông tin đến người dân biết để có giải pháp tích trữ nước tưới tiêu và sinh hoạt. Còn tỉnh Kiên Giang cũng đã đắp 82 đập ngăn mặn, chỉ đạo các địa phương tiến hành nạo vét kênh mương, ngành nông nghiệp tỉnh triển khai một lúc nhiều hạng mục công trình chống hạn, mặn; vận động và hỗ trợ người dân sống ven biển, hải đảo mua lu, bồn chứa nước sinh hoạt từ ban đầu... Bên cạnh triển khai các giải pháp, tại hội nghị, lãnh đạo các địa phương còn kiến nghị Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương có liên quan xem xét có chính sách hỗ trợ địa phương xây dựng các công trình ngăn mặn, cũng như hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng để có điều kiện tái sản xuất…
Phát biểu tại hội nghị phòng, chống hạn, xâm nhập mặn, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh tinh thần chủ động phòng, chống tình hình hạn, xâm nhập mặn thời gian qua của các địa phương, trong đó biểu dương tỉnh Hậu Giang có kế hoạch và bước chuẩn bị khá chặt chẽ. Đồng thời, Phó Thủ tướng cũng đề nghị các địa phương đã đưa ra những giải pháp thì cần phải làm ngay và làm tối đa không thể chờ đợi nữa, vì đây là thiên tai. Trong quá trình ứng phó cần bình tĩnh để giảm thiểu thiệt hại, đặc biệt là đảm bảo nguồn nước uống cho người dân. Về lâu dài cần có biện pháp căn cơ, chủ động nhiều giải pháp quốc tế. Việc sử dụng nguồn ngân sách phải hiệu quả, kịp thời, cần huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc dưới sự lãnh đạo của Đảng. Ngành nông nghiệp các tỉnh, thành phố có kế hoạch chỉ đạo người dân thu hoạch dứt điểm vụ lúa Đông xuân và xây dựng lịch xuống giống vụ lúa Hè thu cho phù hợp. Một điều hết sức lưu ý là trong công tác thông tin tuyên truyền không gây xáo động, hoang mang trong nhân dân, giải quyết mọi chính sách liên quan đến người dân phải nhanh chóng, không làm thủ tục rườm rà...
HỮU PHƯỚC ghi nhận
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Quảng Ninh: Tụt đổ lò công ty than Mông Dương, 2 công nhân thương vong
- ·Tìm ra đáp án trong 30 giây, bạn thông minh hơn sinh viên Đại học Harvard
- ·Bộ GD&ĐT đồng ý cho học sinh nghỉ Tết Nguyên đán 9 ngày
- ·Câu hỏi tưởng đơn giản nhưng khiến 4 thí sinh Đường lên đỉnh Olympia chịu thua
- ·PTT Vương Đình Huệ: Triển khai tổng thể, thực chất Dự án Tạo thuận lợi thương mại
- ·TP.HCM công bố cấu trúc đề thi 3 môn vào lớp 10 năm 2025
- ·Vua Việt nào tay không giết hổ, khiến tướng giặc sợ phát bệnh mà chết?
- ·90% người dùng sai chính tả: 'Cháy xém' hay 'cháy sém'?
- ·Sau ‘chấn động’ ở Hà Giang: Liệu Sơn La có chấm lại điểm thi tốt nghiệp không?
- ·Bảo Việt tặng 'Quỹ xe đạp chở ước mơ' cho trẻ em nghèo hiếu học trong gần 20 năm
- ·Nữ điều dưỡng kể lại giây phút kinh hoàng bị kẻ ngáo đá dí súng đe dọa
- ·Sinh viên phải ăn cơm canh thừa, có dị vật: Đại học Bách khoa Hà Nội xin lỗi
- ·Thêm một địa phương miễn 100% học phí năm học 2024
- ·Cô giáo xin tài trợ laptop: Tất cả phụ huynh đồng ý, không có cớ để không nhận
- ·Triệt phá đường dây cho thuê thiết bị tinh vi để gian lận thi cử
- ·Tỷ lệ học sinh, sinh viên sử dụng thuốc lá điện tử ngày càng tăng
- ·STEAM giúp ích cho học sinh thế nào?
- ·VPBank chiêu mộ nhân tài trẻ bằng học bổng vô cùng hấp dẫn
- ·Đáp án môn Toán mã đề 101 THPT Quốc gia 2018 chuẩn nhất
- ·Vị quân vương nào được mệnh danh 'vua đen', từng phải đi học lỏm chữ?