【salernitana đấu với inter】Tái hiện “Vinh quy bái tổ”: Thêm sản phẩm từ du lịch văn hóa
Năm 2020,áihiệnVinhquybáitổThêmsảnphẩmtừdulịchvănhósalernitana đấu với inter lần đầu tiên, lễ tuyên dương học sinh danh dự toàn trường được tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức, phát huy truyền thống vùng đất học. Ảnh: Ngọc Minh
Nói đến Huế là nói đến vùng đất hiếu học, là nơi biết gạn đục khơi trong, biết giữ gìn thuần phong mỹ tục, các thành tựu văn hoá nghệ thuật, biết tiếp thu tinh hoa của các nền văn hoá từ bốn phương, nhưng lại có sức đề kháng cao với những gì ngoại nhập. Huế một thời là cao điểm về tinh thần và là trung tâm văn hoá sống động. Huế đang tổng hợp những cổ xưa và hiện đại, qua đó, Cố đô cổ kính chung sống hài hoà với thành phố trẻ ngày nay.
Đến Huế là đến với những lăng tẩm, chùa chiền và đến với những tâm hồn rất Huế. Với phong cách riêng, kiến trúc tinh tế của riêng Huế đã hòa quyện với phong cảnh thiên nhiên rất hữu tình và gắn bó, góp phần tạo nên sắc thái nghệ thuật Huế. Người ta nói rằng, kiến trúc ở đây là nền kiến trúc tạo cảnh. Huế hội tụ của ba yếu tố: thiên nhiên, kiến trúc và con người Huế, để rồi cả ba yếu tố này được hoà quyện vào nhau, biến Huế thành một vùng đất học, của thơ, của nhạc và của một thế giới có tâm hồn thanh tao, lãng mạn.
Ý tưởng thiết kế chương trình du lịch “Vinh quy bái tổ” xuất phát từ vùng đất đã sản sinh ra “cái nôi giáo dục những bậc hiền tài nhân kiệt lỗi lạc” cho đất nước từ xưa đến nay. Qua cuộc nói chuyện và trao đổi với ông Phan Thiên Định UVTV Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Huế về các dự án mà tôi và nhóm nghiên cứu đã thực hiện trong thời gian qua, đó là hiện thực hóa tour du lịch giáo dục dành cho học sinh và sinh viên cũng như du khách trên cả nước. Ý tưởng tạo cảm hứng “yêu lịch sử đất nước” cho học sinh và sinh viên trên cả nước tại các điểm di tích Huế, nhóm nghiên cứu hình thành nên sản phẩm du lịch “khá mới mẻ” với mong muốn tái hiện chương trình lễ hội “Vinh quy bái tổ” thu hút học sinh, sinh viên đến Huế tham gia và trải nghiệm.
Thật sự, việc tái hiện nghi lễ xưa rất khó nên chương trình mà tác giả đề xuất chỉ mong muốn tôn vinh sự học và sự tôi luyện thành tài của các “sĩ tử” ngày nay, chuyển tải được giá trị nhân văn trong việc đề cao các hiền tài của đất nước.
Theo đó, du khách là những người hóa thân vào vai các tiến sĩ xưa đứng trước Phu Văn Lâu được xướng danh, nhận thẻ bài học vị xong sẽ bước qua Nghinh Lương Đình để được long trọng nghênh đón lên thuyền Ngự Long, thẳng tiến lên Văn miếu Quốc Tử Giám. Tại đây, các “Hiền tài của đất nước” sẽ thẳng tiến vào Văn miếu làm lễ “vinh quy” và đứng bên cạnh bia tiến sĩ để chụp hình cùng với gia đình và người thân. Cuối cùng là được một đội binh gánh võng đưa đến chùa Linh Mụ. Tại đây, các đoàn voi chờ sẵn đưa họ về Đại Nội, vào thẳng điện Cần Chánh dự yến tiệc Hoàng Cung do vua chiêu đãi và ban phát lễ vật. Đêm Nhã nhạc Cung đình sẽ đưa tiễn các tiến sĩ về với gia đình.
Muốn hiện thực hóa chương trình, cần sự phối hợp nhịp nhàng giữa Sở Văn hóa và Thể Thao, Sở Du lịch và Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế thì lễ hội mới diễn ra đúng với nghi thức của nó. Đồng thời, các hãng lữ hành sẽ cùng nhóm nghiên cứu của chúng tôi thực hiện các công đoạn, phối hợp tổ chức tái hiện lại “phần hồn” của nghi lễ để chương trình này sớm có thể được quảng bá đến với du khách trong và ngoài nước, đặc biệt triển khai ngay đến với sinh viên Đại học Huế.
Du lịch là cầu nối quá khứ, hiện tại và tương lai, chương trình này là sự ngưng tụ tình cảm, trí tuệ công sức của nhiều thế hệ chuyển đến chúng ta hôm nay; sớm tái hiện lễ hội trên sẽ tạo đà cho những thế hệ làm công tác nghiên cứu có điều kiện vươn tới những đỉnh cao trong khoa học, nghệ thuật và cuộc sống. Nghiên cứu để bảo tồn và nâng cao giá trị di tích Huế sẽ góp phần làm giàu bản sắc văn hoá dân tộc, đó cũng là yếu tố góp phần cho quá trình phát triển ổn định và bền vững của đất nước hôm nay và mai sau.
Lễ hội “Vinh quy bái tổ” sẽ được tái hiện trong tương lai không xa nên hãy đến với Huế dù chỉ là một lần trong đời các bạn nhé! Hãy đến để khám phá chiều sâu của Huế trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Các bạn sẽ lần theo dấu vết thời gian để thấy được tiềm năng nổi bật của Huế, định hướng và chiến lược phát triển của du lịch Huế trong sự phát triển du lịch của cả nước.
ThS. Nguyễn Thị Ngọc Cẩm
(责任编辑:La liga)
- ·Ngày 6/1: Giá heo hơi biến động nhẹ tại thị trường phía Nam
- ·Đẩy mạnh hoạt động thanh tra công vụ
- ·Nguồn cung bất động sản Hà Nội tăng 23,7% trong năm 2018
- ·Cách sử dụng và kiểm tra bình chữa cháy CO2
- ·Khẩn trương xây dựng dự thảo báo cáo chính trị trình đại hội khoá mới
- ·TP.HCM: Ngán ngẩm tình trạng ô nhiễm, người mua nhà tìm đến ven sông
- ·Bất động sản văn phòng: Những khoảng trống chưa thể lấp đầy
- ·Tạo lập vị thế bất động sản Quảng Bình
- ·Bắt nóng nghi phạm cướp tiệm vàng ở Hà Nội ngay khi vừa gây án
- ·TP.HCM: 10.110 tỷ đồng nợ thuế thuế liên quan đến đất đai
- ·Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy trao nhà ‘Nghĩa tình biên cương’
- ·Cổ phiếu bất động sản có tiềm năng lớn
- ·Năm 2019: Thời cơ cho phát triển căn hộ khách sạn tại Huế
- ·Cắt cơn sốt bất động sản ở Khánh Hòa
- ·Giá vé máy bay nội địa hạng phổ thông tối đa không quá 4 triệu đồng mỗi chiều
- ·Chuỗi khách sạn Apec Mandala và khát vọng nâng tầm du lịch Việt
- ·M&A khách sạn tăng 30%
- ·Sau bài báo “Xây dựng công trình gây ảnh hưởng nhà dân”: Cơ quan quản lý cần vào cuộc
- ·Người đàn ông bán vé số gục chết bên đường, con gái nhỏ kêu cứu
- ·Xung quanh phản ánh của Công ty TNHH TM