【kq cup c1 châu âu】Bệnh ung thư và gánh nặng tài chính
Ung thư không những là nỗi ám ảnh từ sự đau đớn về thể xác, tinh thần, tuổi thọ của người bệnh mà còn là gánh nặng chi phí điều trị cho gia đình bệnh nhân. Bởi thực tế cho thấy, có rất nhiều loại thuốc đặc trị ung thư không nằm trong danh mục được thanh toán theo chế độ của bảo hiểm y tế hiện nay.
Theo số liệu tổng hợp của Khoa Ngoại ung bướu, Bệnh viện Đa khoa Cà Mau, tính đến đầu tháng 8/2024, đơn vị đã tiếp nhận khám, chăm sóc và điều trị cho 3.148 trường hợp mắc bệnh ung thư, tăng 219 trường hợp so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, có tới gần 200 trường hợp đang được điều trị chăm sóc giảm nhẹ (giai đoạn cuối) tại khoa. Nhiều người trong số này có hoàn cảnh kinh tế rất khó khăn. Trong khi gánh nặng cho công tác điều trị ung thư là khá lớn, nhất là đối với những bệnh nhân phải thực hiện các phương pháp điều trị kết hợp như: phẫu thuật, hoátrị toàn thân và xạ trị.
Điển hình như trường hợp của bà P.T.D (42 tuổi, ngụ ấp Đá Bạc, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời). Bà D bị K tuyến vú và đã di căn sang hạch cổ, sau nhiều năm điều trị tích cực dù cơ bản các khối u trên cơ thể của bà đã được khống chế, nhưng chi phí cho mỗi lần lên tuyến trên để thực hiện điều trị (thường là 20 ngày/lần), lên đến hàng chục triệu đồng, kể cả việc mua thêm thuốc đặc trị được bác sĩ kê toa ngoài danh mục, các loại dịch vụ chăm sóc tại bệnh viện và cả những thứ không tên khác.
Bs Khoa Ngoại ung bướu, Bệnh viện Đa khoa Cà Mau, thăm khám cho bệnh nhân mắc ung thư xoang sàng sau di căn, đang được điều trị tại khoa.
Cũng như bà D, ông N.V.S (69 tuổi, ngụ ấp Tân Hoà B, xã Tân Tiến, huyện Đầm Dơi) bị mắc chứng K phổi giai đoạn 3, cứ sau mỗi 20 ngày ông lại phải lên Bệnh viện ung bướu TP Hồ Chí Minh để hoá trị toàn thân một kỳ và có những chuyến đi gia đình ông đã phải tốn chi phí gần 20 triệu đồng. Có thể nói, đây là các khoản chi phí không phải gia đình bệnh nhân ung thư nào cũng có thể gánh được.
Ông V.T.T (52 tuổi, ngụ Khóm 5, Phường 9, TP Cà Mau) bị ung thư phổi giai đoạn cuối, hiện đang được chăm sóc giảm nhẹ tại Khoa Ngoại ung bướu, Bệnh viện Đa khoa Cà Mau, tâm sự: “Gia đình tôi không có đất sản xuất, tôi cũng không nghề nghiệp ổn định. Lúc còn khoẻ mạnh, hằng ngày vợ chồng tôi cũng chỉ biết đi làm thuê kiếm sống qua ngày. Bây giờ bị bệnh như thế này, vào đây điều trị, bảo hiểm y tế thanh toán được bao nhiêu thì hay bấy nhiêu, chứ đâu có điều kiện để mua thêm thuốc đặc trị bên ngoài”.
Ông V.T.T đang được điều trị tại Khoa Ngoại ung bướu Bệnh viện Đa khoa Cà Mau.
Theo một thống kê gần đây của ngành y tế cho thấy, hiện có khoảng 1/3 số bệnh nhân bị ung thư không có đủ điều kiện để mua thuốc đặc trị sau 12 tháng kể từ khi được phát hiện; có khoảng 22% số bệnh nhân không đủ tiền để thanh toán cho các khoản chi phí, dịch vụ đi lại và có đến gần 25% số gia đình bệnh nhân rơi vào hoàn cảnh khánh kiệt, phải chạy vạy vay mượn người thân, bạn bè khắp nơi. Thậm chí có gần 10% trong số này phải chấp nhận cầm cố, sang bán nhà cửa, đất đai để có tiền điều trị.
Bác sĩ Nguyễn Thanh Nhã, Phó trưởng Khoa Ngoại ung bướu, Bệnh viện Đa khoa Cà Mau, cho biết: “Có tới hơn 50% số bệnh nhân khi được phát hiện bị ung thư đều ở vào giai đoạn muộn. Đây là một trong những lý do khiến cho chi phí của việc điều trị tăng cao và khá tốn kém cho gia đình người bệnh”.
Có thể nói, việc giảm gánh nặng tài chính cho quá trình chữa trị đối với bệnh nhân ung thư là vấn đề cực kỳ cần thiết hiện nay, nhất là đối với những trường hợp bắt buộc phải điều trị phối hợp giữa phẫu thuật, xạ trị và cả hoá trị toàn thân. Tuy nhiên, làm thế nào để bệnh nhân ung thư có thể tiếp cận được với các nhóm thuốc điều trị ung thư mới, giúp tăng cơ hội điều trị, kéo dài sự sống mà mức chi phí phù hợp vẫn là câu hỏi khó. Mặc dù hiện nay nhiều loại thuốc đặc trị đã có mặt trên thị trường, hiệu quả điều trị khá cao, thế nhưng vẫn chưa được phê duyệt kịp thời vào danh mục thuốc được bảo hiểm y tế phải chi trả.
Khác với những bệnh lý khác, ung thư là căn bệnh rất nguy hiểm vì nguy cơ tử vong cao trong thời gian ngắn, trong khi việc điều trị phải kéo dài, nên luôn tạo ra áp lực gánh nặng về tài chính cho bệnh nhân và gia đình. Do vậy, để có thể tăng cơ hội sống và khả năng chữa trị, điều cốt lõi vẫn là cần phải được tầm soát, chẩn đoán và phát hiện sớm, từ đó các bác sĩ chuyên khoa sẽ có cách lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp theo từng giai đoạn khác nhau của mỗi bệnh nhân./.
Phương Vũ
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Quả cầu Vàng 2025: Tôn vinh nghệ thuật và những câu chuyện đầy cảm hứng
- ·Mạnh tay với trộm chó
- ·Truy tìm viên CSGT gây xôn xao trên mạng
- ·Chơn Thành: 258 thanh niên đạt sức khỏe nghĩa vụ quân sự
- ·Các nhà mạng chạy đua phủ sóng 4G
- ·Hơn 60.000 lượt người viếng Lăng Bác Hồ dịp lễ 30
- ·Chanh tươi Trung Quốc ở Việt Nam đầy chất độc
- ·Tặng quà 42 em nhiễm chất độc da cam, khuyết tật
- ·Soi kèo góc Monza vs Cagliari, 18h30 ngày 5/1
- ·Sống dở, chết dở vì phải đóng tiền làm đường
- ·1 người phụ nữ tử vong bất thường trong vườn tiêu
- ·Nam sinh mất tích trên biển sau buổi liên hoan lớp
- ·Đời xe ôm
- ·Gần 1.700 tác phẩm dự Giải báo chí quốc gia năm 2013
- ·Vietjet tặng hành khách cơ hội trải nghiệm miễn phí tại lễ hội khinh khí cầu lớn nhất Ấn Độ
- ·Bệnh nhân bị cắt 2 buồng trứng được xin lỗi và miễn viện phí
- ·Cũng một mái nhà
- ·Hàng trăm người tháo chạy khỏi chung cư 24 tầng phát hoả
- ·Hàng vạn du khách chen chân xem lễ hội chọi trâu Đồ Sơn
- ·Nâng cao nhận thức của cộng đồng trong ứng phó với biến đổi khí hậu