【bxh uae】Đói vốn, kẹt thủ tục, doanh nghiệp bất động sản lo bị thôn tính
TheĐóivốnkẹtthủtụcdoanhnghiệpbấtđộngsảnlobịthôntíbxh uaeo ông Châu, năm 2023 là năm bản lề, mang ý nghĩa sống còn với doanh nghiệpbất động sản. Nếu được gỡ khó, doanh nghiệp sẽ hồi phục, còn nếu không, rất nhiều doanh nghiệp sẽ phải rời cuộc chơi.
Dòng vốn là một trong những khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp bất động sản hiện nay. Thời gian qua, Ngân hàngNhà nước có nhiều thông tư tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đặc biệt là việc giãn nợ, giảm lãi suất, cơ cấu nợ, giữ nguyên nhóm nợ. Tuy vậy, việc tiếp cận vốn của doanh nghiệp ngày càng khó khăn.
“Hiện nay chúng tôi cũng đang lo về nguy cơ thôn tín dự ánbất động sản. Tới đây, việc tiếp cận vốn của doanh nghiệp bất động sản sẽ ngày càng khó khăn hơn. Từ ngày 1-10-2022, theo quy định tại Thông tư 22/2019/TT-NHNN quy định các giới hạn, tỉ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn của các ngân hàng điều chỉnh từ 37% xuống 34%. Đến 1-10-2023 sẽ tiếp tục giảm còn 30%. Điều này có nghĩa ngân hàng thương mại có 10 đồng thì chỉ được dùng 30 đồng cho vay bất động sản. Nguồn lực cho vay ngày càng ít đi trong khi các doanh nghiệp đang kiệt quệ”, ông Châu cho biết.
Theo HoREA, bất động sản phục hồi, lan tỏa sẽ thúc đẩy rất nhiều ngành nghề khác. Vừa qua, khi các nhà thầudừng triển khai dự án, nhiều công nhân đã mất việc, nhiều doanh nghiệp giảm 50% nhân sự, giảm lương 80%.
Trong bối cảnh nguồn vốn ngày càng khan hiếm, HoREA mong mỏi NHNN sẽ ban hành thông tư về cơ cấu nợ bởi dòng tiền vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp bất động sản. Nếu không được cơ cấu nợ, doanh nghiệp không có tiền triển khai dự án, dòng tiền sẽ không quay trở lại doanh nghiệp.
Tuy vậy, theo ông Châu, vốn không phải là vấn đề khó khăn lớn nhất hiện nay với doanh nghiệp bất động sản, vướng mắc lớn nhất nằm ở pháp lý.
“Khó khăn pháp lý chiếm 70% khó khăn của doanh nghiệp bất động sản”, ông Châu khẳng định.
Hiện nay, nguồn cung bất động sản ngày càng giảm. Nếu năm 2017 thị trường bất động sản có 42.991 sản phẩm được tung ra thì năm 2022 chỉ hơn 12.100 sản phẩm. Nguyên nhân là do nhiều dự án vướng mắc pháp lý.
“Chúng tôi đang cùng doanh nghiệp tháo gỡ. Ở các nước, đa phần là nhà ở vừa túi tiền, trung cấp, còn nhà cao cấp siêu sang phải đếm trên đầu ngón tay. Nhưng tại Việt Nam, tình trạng này ngược lại. Nhà ở xã hội thiếu trầm trọng”, ông Châu cho hay.
Cuối năm 2022, Thủ tướng đã ký các công điện liên tục để yêu cầu tháo gỡ vướng mắc cho thị trường bất động sản, song theo các doanh nghiệp, đến nay vẫn chưa có văn bản nào được ban hành.
Hiện, các doanh nghiệp đang rất trông chờ Hội nghị tín dụng bất động sản tổ chức vào ngày 8/2 tới đây, mong Chính phủ có giải pháp cụ thể hơn.
Liên quan tới các kiến nghị của HoREA, ông Vũ Tiến Lộc, Ủy viên Ủy ban Kinh tếcủa Quốc hội, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam cho rằng, thị trường bất động sản có vai trò lớn và tiềm năng lớn của nền kinh tế. Hồi phục thị trường bất động sản là 1 trong những nhiệm vụ hàng đầu hiện nay. Để lấy lại niềm tin của nhà đầu tư, thu hút dòng tiền trở lại thị trường bất động sản, trước hết phải giải quyết các vấn đề về thể chế và pháp lý, thủ tục hành chính.
"Theo phản ánh của các doanh nghiệp bất động sản, 70% vướng mắc hiện nay của các DN đến từ thủ tục hành chính. Nếu đúng như vậy thì quan trọng hàng đầu phải là giải quyết vướng mắc thủ tục và thể chế. Trong điều kiện hiện nay, tâm lý sợ sai đang phổ biến, các bộ ban ngành đang có những hướng dẫn chồng chéo thì việc đưa ra những quy trình để triển khai hết sức cần thiết. Nên chăng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần có văn bản để quy định vấn đề này", ông Lộc đề nghị.
Cũng theo ông Lộc, quá trình khôi phục thị trường bất động sản sẽ là quá trình sàng lọc rất đau đớn, sẽ có những DN buộc phải rời thị trường, có những doanh nghiệp rơi vào khó khăn. Nguồn vốn ngân hàng phải tập trung vào những lĩnh vực tiềm năng để nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Quan trọng là sự minh bạch của thị trường bất động sảnvà chính sự minh bạch sẽ dẫn dắt dòng vốn đầu tư vào thị trường này.
(责任编辑:La liga)
- ·Bộ Y tế lý giải việc thu 1.000 đồng/phút gọi đường dây nóng
- ·Hải quan Việt Nam tích cực, chủ động các hoạt động hợp tác
- ·China requested to withdraw all ships from Việt Nam’s EEZ
- ·Hải quan Thái Bình hướng dẫn doanh nghiệp về báo cáo quyết toán
- ·PTT Vũ Đức Đam: Thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp trong học sinh sinh viên
- ·Hiện đại hóa hải quan đối với hàng hóa quá cảnh giữa các nước ASEAN
- ·Lạng Sơn tập huấn kỹ năng xử lý tình huống trong tham vấn, kiểm tra và xác định trị giá hải quan
- ·Kho bạc Đồng Tháp xử lý 55 trường hợp vi phạm hành chính
- ·Quảng Ninh: Phát hiện quả bom nặng 250kg còn sót lại từ chiến tranh
- ·Kiến nghị chuyển đổi một chi cục tại Đồng Nai sang mô hình hải quan cửa khẩu
- ·Không để đối tượng buôn lậu câu kết với cán bộ làm chỗ 'chống lưng
- ·Hải quan TPHCM thực tập phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho CBCC
- ·WB hỗ trợ tư vấn và phân tích quản lý tài chính công
- ·Biểu phí đường bộ mới tại trạm thu phí Mỹ Lộc, Nam Định
- ·Trèo cây chuối trong lễ hội xuân, nam thanh niên bất ngờ rơi từ ngọn xuống bất tỉnh
- ·Hải quan Long An cam kết luôn tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp
- ·KBNN Quảng Bình: Quy định trách nhiệm đến từng cán bộ
- ·Triển khai ngân hàng xanh – Xu hướng của tương lai
- ·Máy tính có thể thành 'cục gạch' nếu kết nối với USB nhiễm virus
- ·PM wishes to boost exports to Kuwait