【bch c1】Động lực tăng trưởng kinh tế vĩ mô: Góc nhìn từ thị trường nội địa
Thị trường trong nước: Động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế Họp báo thường kỳ Bộ Công Thương: Động lực tăng trưởng từ thị trường nội địa |
Thị trường nội địa duy trì tăng trưởng
TheĐộnglựctăngtrưởngkinhtếvĩmôGócnhìntừthịtrườngnộiđịbch c1o báo cáo mới nhất của Bộ Công Thương, trong tháng 9/2024, nhu cầu tiêu dùng và sản xuất trong nước phục hồi cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ của du lịch đã đóng góp tích cực vào tăng trưởng của ngành thương mại dịch vụ. Theo đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 9/2024 ước tính tăng 1,2% so với tháng trước và tăng 7,6% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 8,8% so với cùng kỳ năm trước, đây là mức tăng cao nhất kể từ đầu năm đến nay.
Thị trường nội địa là động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế (Ảnh: Cấn Dũng) |
Một số địa phương (chủ yếu là các địa phương trọng điểm về du lịch) có doanh thu bán lẻ hàng hóa trong 9 tháng cao so với cùng kỳ năm trước như: Quảng Ninh tăng 10,4%; Hải Phòng tăng 9,3%; Cần Thơ tăng 7,7%; Đà Nẵng tăng 7,4%; Thành phố Hồ Chí Minh tăng 7,2%; Hà Nội tăng 7,0%.
Như vậy, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của thị trường trong nước vẫn duy trì tốc độ ổn định và gần tiệm cận mục tiêu Chính phủ đề ra cho năm 2024 là tăng trưởng 9% so với cùng kỳ.
Xuyên suốt tiến trình phát triển đất nước, việc phát triển thị trường nội địa thông qua chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi, nâng cao năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế, sử dụng hiệu quả nguồn lực và tận dụng tối đa thành tựu từ hội nhập và khoa học kỹ thuật đã được quán triệt tại nhiều văn kiện của Đảng.
Trong đó, Văn kiện Đại hội XI của Đảng, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 xác định: Phát triển thị trường trong nước là một trong những định hướng ưu tiên trong mô hình tăng trưởng kinh tế với quan điểm đặt ra là “Phát triển lực lượng doanh nghiệp trong nước với nhiều thương hiệu mạnh, có sức cạnh tranh cao để làm chủ thị trường trong nước, mở rộng thị trường ngoài nước, góp phần bảo đảm độc lập, tự chủ của nền kinh tế”.
Tại Văn kiện Đại hội XII của Đảng đã nêu rõ phương hướng phát triển thị trường trong nước giai đoạn 2016 - 2020: “Phát triển đồng bộ hệ thống phân phối bán buôn, bán lẻ. Chú trọng phát triển thương mại điện tử và xây dựng thương hiệu hàng hóa Việt Nam. Tăng cường kết nối giữa doanh nghiệp sản xuất, phân phối, các hiệp hội và cơ quan quản lý để phát triển mạnh thị trường trong và ngoài nước. Chủ động tham gia vào mạng phân phối toàn cầu”.
Nhiều năm qua, đặc biệt là những giai đoạn đất nước gặp khó khăn nhất, thị trường trong nước luôn khẳng định được vai trò “chủ công”. Trong giai đoạn đất nước gặp vô vàn khó khăn do đại dịch Covid-19, với mục tiêu đưa nền kinh tế Việt Nam vượt qua sóng gió, liên tục trong hai năm 2022-2023, Quốc hội và Chính phủ đã ban hành nhiều nghị quyết nhằm phục hồi và phát triển kinh tế sau đại dịch Covid-19 với mục tiêu thị trường trong nước đóng vai trò chủ đạo.
Nhận định về các động lực tăng trưởng chính trong năm 2024, ngay từ đầu năm, chuyên gia kinh tế, TS Trần Du Lịch cho rằng đã đến lúc phải khai thác được thị trường trong nước, coi đó là trọng tâm cân đối với chính sách nền kinh tế hướng về xuất khẩu và củng cố nội lực của nền kinh tế. Lý do là bởi, thị trường nội địa bao gồm thương mại, dịch vụ, chiếm tỷ trọng lớn vào tăng trưởng GDP, nếu tăng được 10% là con số rất lớn. Hơn nữa, quy mô thị trường 100 triệu dân của Việt Nam rất hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Thực tế, thời gian qua, thị trường nội địa luôn duy trì tăng trưởng ở mức trên dưới 10%. Sự ủng hộ của người tiêu dùng trong nước với Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam đã và đang tiếp tục giúp thị trường nội địa đóng vai trò ngày càng quan trọng.
Nhằm thực hiện hiệu quả những chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước đề ra, thời gian qua, Bộ Công Thương đã tập trung tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về phát triển thị trường trong nước, trong đó có nhiều chính sách về hoàn thiện thể chế, phát triển kết cấu hạ tầng thương mại, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phân phối, khuyến khích tiêu dùng... đã được ban hành và triển khai tích cực, tạo thêm nhiều cơ hội cho doanh nghiệp, nhà sản xuất trong nước đẩy mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh, từng bước mở rộng thị trường.
Tiếp tục kích cầu tiêu dùng, khai thác hiệu quả thị trường trong nước
Tại buổi họp báo thường kỳ Bộ Công Thương quý III diễn ra mới đây, ông Bùi Huy Sơn - Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính - Bộ Công Thương cho biết, thời gian tới, Bộ Công Thương đặt mục tiêu sẽ tiếp tục phát triển mạnh thương mại nội địa để khai thác có hiệu quả thị trường trong nước. Cùng đó, Bộ sẽ tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành địa phương theo dõi sát diễn biến tình hình thị trường, bảo đảm đủ nguồn cung các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu người dân, nhất là trong các dịp cao điểm lễ, Tết, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, sốt giá.
Đáng chú ý, ngày 24/10, Bộ Công Thương ban hành Quyết định về việc tổ chức “Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam năm 2024”.
Theo đó, Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia sẽ được tổ chức từ ngày 25/11/2024 đến ngày 01/12/2024; đồng thời 60 giờ ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024 được tổ chức từ 0 giờ ngày 29/11/2024 đến 12 giờ ngày 01/12/2024.
Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam – Online Friday 2024 sẽ được tổ chức trên phạm vi toàn quốc. Đối tượng tham gia là tất cả các tổ chức, thương nhân theo quy định của pháp luật.
Bộ Công Thương cho biết, sự kiện nhằm triển khai tổ chức chương trình mua sắm trực tuyến lớn nhất Việt Nam với các hoạt động trải nghiệm thương mại điện tử và công nghệ số, kích cầu tiêu dùng trong nước, tăng cường nhận thức của người dân với thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển các hạ tầng và giải pháp công nghệ số; đồng thời định hướng và hỗ trợ doanh nghiệp tham gia xây dựng thị trường thương mại điện tử bền vững tại Việt Nam.
Từ sự gợi mở của Bộ Công Thương, tại hầu khắp các địa phương trên cả nước, nhiều hoạt động xúc tiến thương mại, kích cầu tiêu dùng đã được tổ chức nhằm khuấy động sức mua cuối năm, đưa thị trường nội địa tiếp tục tăng trưởng. Tiếp tục khẳng định vai trò một trong những mũi "chủ công”, đóng góp phần quan trọng cho nền kinh tế.
(责任编辑:World Cup)
- ·Sửa quy định về hoạt động thanh tra ngành công thương
- ·CTP chào sàn HNX với giá 12.800 đồng
- ·Giao dịch trái phiếu thứ cấp bất ngờ tăng ‘vọt’
- ·Cục Hải quan Lào Cai phổ biến VNACCS cho công chức và DN
- ·Xuân của niềm tin, hy vọng và phồn vinh
- ·Tổng thống Belarus cảnh báo hậu quả nếu NATO tấn công
- ·Hải quan Bình Dương tháo gỡ vướng mắc cho DN chế xuất
- ·Video dân quân thân Iraq dùng UAV tập kích cảng của Israel
- ·Cắt thủ tục giúp tiết kiệm gần 18 triệu ngày công, hơn 6.000 tỷ
- ·Người nhập cảnh được mua hàng miễn thuế
- ·Cảnh báo người tiêu dùng không giao dịch vay tiền trực tuyến
- ·Cận cảnh Ukraine lần đầu tiên tập trận với hệ thống phòng thủ tối tân của Đức
- ·Iran từ chối đề nghị tấn công Israel của Hezbollah
- ·ABT tạm ứng cổ tức tỷ lệ 25% trong tháng 8
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi thư động viên các lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch COVID
- ·Mỹ viện trợ 8 tỷ USD vũ khí cho Ukraine, Ankara hé lộ rào cản ngăn Kiev vào NATO
- ·Ông Trump đồng ý gặp ông Zelensky, 'kế hoạch chiến thắng' của Kiev không rõ ràng
- ·Đối thoại với 2 hộ dân
- ·Thủ tướng chủ trì hội nghị bàn giải pháp ‘tiếp sức’ ngành công nghiệp hỗ trợ
- ·Vietnam Airlines hoàn tất bán 8,771% cổ phần cho ANA Holdings