【bóng đá wap tỷ lệ】Thương mại khu vực ASEAN
Thặng dư thương mại tăng trong khi xuất khẩu,ươngmạikhuvựbóng đá wap tỷ lệ nhập khẩu giảm
Tại Thái Lan:tháng 12/2020, cán cân thương mại thặng dư ở mức 0,96 tỷ USD, đây là tháng thứ 11 liên tiếp Thái Lan ghi nhận mức xuất siêu trong năm 2020. Trong đó, xuất khẩu bất ngờ tăng 4,7% so với cùng kỳ năm trước, đạt mức 20,08 tỷ USD, đây là điểm tích cực khi mà trong tháng 11 xuất khẩu của nước này đã giảm 3,7%. Con số này cũng vượt qua dự báo thị trường ở mức 2,0%.
Trong số các động lực xuất khẩu chính, điện tử phục hồi mạnh mẽ khi tăng 15,9%, nông sản tăng 2,1%; tuy nhiên xuất khẩu ô tô và linh kiện giảm 0,2%.
Nhập khẩu cũng theo xu hướng tăng khi đạt 19,12 tỷ USD, tăng 3,6% so với tháng 12/2019 sau khi có khoảng thời gian âm dài hơn so với xuất khẩu. Trong đó, nhập khẩu hàng hóa và nguyên vật liệu nổi bật với mức tăng lần lượt là 8,9% và 11,2% so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung cả năm 2020, cán cân thương mại của Thái Lan tăng đột biến khi mức thặng dư đạt 24,48 tỷ USD, tăng 144,45% so với năm 2019.
Tuy nhiên, việc tăng của cán cân thương mại nước này chưa phản đầy đủ thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu, cụ thể cán cân tăng nhưng xuất khẩu và nhập khẩu đều giảm, trong đó xuất khẩu đạt 231,47 tỷ USD, giảm 6,01% so với năm 2019, và nhập khẩu đạt 206,99 tỷ USD, giảm nhiều hơn với mức giảm 12,4%.
Việt Nam nằm trong số những nền kinh tế tăng trưởng cao trong năm 2020. Ảnh: TL |
Tại Indonesia:theo cơ quan Thống kê Indonesia, cán cân thương mại nước này thặng dư 2,10 tỷ USD trong tháng 12/2020, đây là mức cao nhất kể từ năm 2011. Đây cũng là tháng thứ 8 liên tiếp Indonesia ghi nhận mức thặng dư do xuất khẩu tăng trong khi nhập khẩu giảm.
Trong đó, xuất khẩu đạt 16,54 tỷ USD; tăng 14,63% so tháng 12 năm 2019, chủ yếu do doanh thu xuất khẩu ngoài dầu mỏ cao hơn (tăng 16,73%). Ngược lại, nhập khẩu đạt 14,44 tỷ USD; giảm 0,47% so với tháng 12 năm 2019, chủ yếu do lượng mua dầu và khí đốt giảm mạnh với mức giảm 30,54%.
Tính chung cả năm 2020, cán cân thương mại của Indonesia thặng dư 21,74 tỷ USD, tăng 505,57% so với năm 2019. Đây là mức thặng dư thương mại lớn nhất kể từ năm 2011. Tuy nhiên, mức tăng thặng dư cán cân thương mại là do xuất khẩu giảm ít hơn nhập khẩu. Cụ thể, xuất khẩu đạt 163,3 tỷ USD, giảm 2,61%, trong khi nhập khẩu đạt 141,5 tỷ USD, giảm tới 17,34% so với năm 2019.
Tại Malaysia:cán cân thương mại của nước này thặng dư 16,82 tỷ RM, tăng 151,6% so với tháng 11/2019, đây là mức thặng dư thương mại cao nhất từ trước đến nay và cao hơn mức kỳ vọng của thị trường (mức 12,7 tỷ RM) do xuất khẩu tăng và nhập khẩu giảm. Cụ thể, xuất khẩu đạt 84,43 tỷ RM, tăng 4,3% so với tháng 11 năm 2019, nhập khẩu đạt 67,61 tỷ RM, giảm 9% so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung 11 tháng đầu năm 2020, cán cân thương mại Malaysia thặng dư đạt 163,86 tỷ RM, tăng 23,1% so với cùng kỳ năm 2019. Tuy nhiên, mức thặng dư này có được cũng giống như Thái Lan, Indonesia khi đều bắt nguồn từ nguyên nhân xuất khẩu giảm ít hơn nhập khẩu. Cụ thể, xuất khẩu đạt 885,02 tỷ RM, giảm 2,6% và nhập khẩu đạt 721,16 tỷ RM, giảm 7% so với cùng kỳ năm 2019.
Ngược lại với xu hướng thặng dư thương mại trên, cán cân thương mại của Philippines lại thâm hụt 2,18 tỷ USD trong tháng 12/2020, giảm so với mức thâm hụt 2,97 tỷ USD của tháng 12/2019. Trong đó, xuất khẩu đạt 5,74 tỷ USD, giảm 0,2% % so với tháng 12/2019, và nhập khẩu đạt 7,92 tỷ USD, giảm 9,1%.
Tính chung cả năm 2020, thâm hụt thương mại của Philipinnes giảm mạnh xuống còn 21,84 tỷ USD, tức là giảm tới 46,3% so với mức 40,67 tỷ USD của năm 2019. Trong đó, xuất khẩu đạt 63,77 tỷ USD, giảm 10,1% và nhập khẩu đạt 85,61 tỷ USD, giảm 23,3% so với năm 2019.
Điểm sáng Việt Nam
Việt Nam là một trong số ít các điểm sáng về thương mại năm 2020 của thế giới. Theo Tổng cục Thống kê, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2020 ước tính đạt 543,9 tỷ USD, tăng 5,1% so với năm trước, trong đó kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 281,5 tỷ USD, tăng 6,5%; nhập khẩu hàng hóa đạt 262,4 tỷ USD, tăng 3,6%. Cán cân thương mại hàng hóa năm 2020 ước tính xuất siêu 19,1 tỷ USD, mức cao nhất trong 5 năm liên tiếp xuất siêu kể từ năm 2016.
Như vậy, khác với các nước ASEAN-5 khác, thặng dư thương mại Việt Nam do cả xuất khẩu và nhập khẩu đều tăng, trong khi xuất khẩu tăng nhanh hơn nhập khẩu.
Các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam là Hoa Kỳ (76,4 tỷ USD, tăng 24,5%), tiếp đến là Trung Quốc (48,5 tỷ USD, tăng 17,1%); khu vực EU (34,8 tỷ USD, giảm 2,7%)… Về thị trường nhập khẩu, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 83,9 tỷ USD (tăng 11,2%), tiếp theo là Hàn Quốc đạt 46,3 tỷ USD (giảm 1,5%), thị trường ASEAN đạt 30 tỷ USD (giảm 6,9%)…
Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF (tháng 01/2021) dự báo tăng trưởng của khu vực ASEAN-5 sẽ hồi phục một cách mạnh mẽ ở mức 5,2% trong năm 2021 và 6,0% trong năm 2022, điều này có thể giúp thương mại khu vực được cải thiện trong thời gian tới./.
Hải Hà
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Đứa con của tình một đêm
- ·NA Standing Committee’s 49th session
- ·PM welcomes foreign ambassadors to VN
- ·PM forms econ policy consultation council
- ·Ngăn chặn tình trạng xả, đổ rác không đúng nơi quy định
- ·Deputy PM wants balanced State budget
- ·PM Phúc meets former Australian PM
- ·ASEAN and China senior officials in 12th meeting
- ·Trồng mít ruột đỏ bước đầu đạt hiệu quả kinh tế
- ·Marine security ideas for E. Asia
- ·Kỷ luật Chủ tịch và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp
- ·Prime Minister welcomes TCC chairman to Hà Nội
- ·VN works to better ensure human rights
- ·Deputy PM Phạm Bình Minh meets Chinese Foreign Minister
- ·Tạo chỗ đứng trên thị trường cho sản phẩm OCOP
- ·President to visit Cambodia, Laos
- ·Việt Nam and Thailand target $20 billion bilateral trade for 2020
- ·Việt Nam hopes for fair decision on Philippine
- ·Giá vàng hôm nay 22/9: Tăng 1,5 triệu đồng trong tuần
- ·Int’l mechanism crucial to ensure maritime workers’ rights