【nam định vs viettel】Xuất khẩu lúa gạo sang Philippines: Nặng thành tích, nhẹ niềm vui
Xuất khẩu lúa gạo sang Philippines tăng mạnh trong tháng 8
TheấtkhẩulúagạosangPhilippinesNặngthànhtíchnhẹniềnam định vs viettelo báo cáo của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) mới đây, trong tháng 8 vừa qua, Trung Quốc vẫn là nước nhập khẩu gạo Việt Nam nhiều nhất, chiếm hơn 37% số lượng nhưng không tăng so với tháng 7.
Kế đến là Philippines với mức tăng sản lượng nhập khẩu "ấn tượng" lên đến 200% so với hồi tháng 7, chiếm 23% lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam. Thị trường nhập khẩu xếp thứ 3 là châu Phi, chiếm gần 12%, Cuba chiếm gần 6%...
Xuất khẩu lúa gạo tháng 8 sang Philippines đạt thành tích ấn tượng. Ảnh minh họa
Ngoài ra, báo cáo cũng nêu rõ, trong tháng 8/2014, Việt Nam xuất khẩu hơn 627.000 tấn, trị giá hơn 270 triệu USD, so với tháng 7/2014, số lượng xuất khẩu gạo tăng 1,87%, trị giá tăng 2,23%.
Tháng 8 cũng là khoảng thời gian lúa gạo Việt Nam phải chịu nhiều cú sốc, mà sốc nhất có lẽ phải kể tới việc Trung Quốc ban lệnh cấm biên đối với gạo tiểu ngạch của Việt Nam. Đây là hình thức buôn bán gạo chủ yếu của nước ta với ‘đối tác nhập khẩu nhiều gạo nhất’, vì vậy, lệnh cấm này cũng đã có ảnh hưởng không nhỏ tới thị trường lúa gạo, khiến giá gạo giảm sút trong thời gian ngắn sau đó. Bên cạnh đó là việc Mỹ ‘dọa’ kiện gạo Việt Nam bán phá giá. Nhưng bởi thị trường Mỹ không chiếm nhiều thị phần xuất khẩu lúa gạocủa Việt Nam nên hành động này của Mỹ dường như cũng bị nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lúa gạo ‘xem thường’.
Phía sau những con số ấn tượng…
Không thể không kể đến vai trò của những hợp đồng xuất khẩu lúa gạosang Philippines mà Việt Nam giành được trong thời gian qua đối với con số 200% mà bản báo cáo đưa ra. Nhưng báo cáo thì chỉ nhắc 200%, báo cáo không nhắc chuyện Việt Nam đã giành những hợp đồng xuất khẩu gạo cho Philippines bằng cách bỏ mức giá thầu thấp nhất, thấp hơn các nước như Thái Lan, Ấn Độ những 28-32 USD.
Xuất khẩu lúa gạo tháng 8 khởi sắc chỉ là do Việt Nam đã lạm dụng chiêu bài giá rẻ. Ảnh minh họa
Chính việc bỏ thầu giá thấp, kết hợp với “đặc thù” xuất khẩu lúa gạo Việt Nam là doanh nghiệp cứ kí hợp đồng rồi mới bắt đầu thu mua, chế biến để giao cho đối tác, chứ không phải là hàng đã có sẵn trong tay, đã khiến nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo điêu đứng khi giá lúa gạo trong nước đột ngột tăng cao thời điểm cuối tháng 7, đầu tháng 8 vừa qua.
Có lẽ, người nông dân sẽ vẫn là người chịu thiệt hại nhiều nhất khi hợp đồng ký giá thấp và doanh nghiệp cũng thu mua giá thấp. Thế nhưng, những diễn biến bất ngờ trên thị trường thế giới, cụ thể là bất ổn chính trị tại Thái Lan và bất lợi thời tiết tại Ấn Độ đã đột ngột đẩy giá gạo lên cao. Các doanh nghiệp xuất khẩu được một phen hốt hoảng. Nhiều doanh nghiệp ‘sợ lỗ’, trả lại hợp đồng ủy thác xuất khẩu lúa gạo cho các Tổng công ty lương thực. Nhiều doanh nghiệp chịu lỗ để thu mua lúa gạo chạy hợp đồng. Và nhiều doanh nghiệp vừa chịu lỗ, vừa phải cạnh tranh khốc liệt với thương lái Trung Quốc để thu mua gạo mà cũng không thu mua được.
Xuất khẩu lúa gạo theo hợp đồng giá rẻ khiến nhiều doanh nghiệp tá hỏa khi giá lúa gạo lên cao. Ảnh minh họa
Nói cho tới cùng, khi gạo Việt ghi bàn bằng giá rẻ, người thiệt hại cũng vẫn là người Việt, không phải là những người nông dân thì sẽ là những doanh nghiệp xuất khẩu. Nhưng nếu bỏ đi lợi thế giá rẻ ấy thì gạo Việt lại chẳng còn gì để cạnh tranh, khi mà chất lượng thì thua kém đối thủ, sản xuất manh mún kém hiệu quả và năng suất thì thấp…
Và câu chuyện hợp đồng xuất khẩu 500,000 tấn gạo sang Philippines mở thầu hôm 27/8
Trong đợt đấu thầu 500.000 tấn gạo xuất sang Philippines tổ chức hôm 27/8 vừa qua, đại diện của Việt Nam là Tổng công ty Lương thực miền Nam Vinafood 2 đã đưa ra mức giá là 460 USD/tấn, mức thấp nhất trong các nước dự thầu, nhưng vẫn không trúng thầu do cao hơn mức giá trần mà Philippines đưa ra 456,6 USD/tấn.
Phía Philippines cho biết, có thể họ sẽ mở thầu lại cho hợp đồng 500,000 tấn này. Đây cũng là lúc nhiều người băn khoăn, liệu gạo Việt Nam có nên xuống nước thêm để giật thầu hay không? Xuống giá rồi, thành tích xuất khẩu chắc chắn sẽ nặng thêm, nhưng liệu niềm vui khi bán được hàng có nhẹ đi hay không…
Phan Huyền
Lúa gạo tăng giá, có lợi cho nông dân
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Chủ tịch phường ở Hà Nội lý giải việc không chấp hành thổi nồng độ cồn
- ·Kết quả bóng đá Pau 2
- ·Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 127: “Siết” biện pháp khắc phục hậu quả
- ·HAGL: Lo nhất bầu Đức thành... vô cảm
- ·Nhận định, soi kèo nữ AS Roma vs nữ Fiorentina, 21h30 ngày 6/1: Khó tin cửa trên
- ·Phái sinh: Thanh khoản cải thiện mạnh, trong khi các hợp đồng giảm điểm
- ·Phái sinh: Các hợp đồng tương lai đồng thuận tăng mạnh
- ·Nguồn lực đầu tư cho hoạt động thư viện chưa tương xứng với tiềm năng
- ·Ngành Tài chính: Thành công lớn khi vượt thu trong bối cảnh hỗ trợ tối đa cho nền kinh tế
- ·Mở cửa cho các “Bảo tàng sống” của Huế
- ·‘Thực hiện số hóa ngân hàng một cách toàn diện’
- ·Hoàn thành việc tu bổ mộ Thượng thư Lê Quang Định và phu nhân
- ·Bị cáo Nguyễn Trường Giang khẳng định “Arktic là công ty của gia đình Nguyễn Đức Chung”
- ·Bạn “nợ đời”
- ·Nguyên tắc vàng thoát nạn khi xảy ra cháy ở chung cư, nhà cao tầng
- ·Quảng Nam: Khởi tố Tổng Giám đốc Công ty CP Công trình công cộng Hội An vì nhận hối lộ
- ·Hải quan TP.HCM: Gần 19.000 container kiểm tra qua máy soi
- ·Tổng kết Trại sáng tác văn học nghệ thuật “Bài ca thống nhất”
- ·Hàn Quốc: Phức tạp trong việc thực thi lệnh bắt giữ Tổng thống Yoon Suk Yeol
- ·Hải quan TP.HCM điều chỉnh giá trên 380 dòng hàng NK