【soi kèo mu vs】Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 127: “Siết” biện pháp khắc phục hậu quả
Ban soạn thảo cho biết, theo quy định tại Điểm b, Khoản 7, Điều 14 Nghị định 127 thì biện pháp khắc phục hậu quả “buộc đưa khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa” được áp dụng đối với một số hành vi vi phạm như: “NK hàng hóa phải có giấy phép mà không có giấy phép” được quy định tại Điểm c, Khoản 5, Điều 14; NK hàng hóa không đủ điều kiện, tiêu chuẩn, quy chuẩn, hàng hóa không có nhãn hàng hóa theo quy định tại Điểm d, Khoản 5, Điều 14.
Tuy nhiên, trong thực tế phát sinh các trường hợp: Khi thực hiện kiểm tra sau thông quan phát hiện hàng hóa đã thông quan là loại hàng thuộc danh mục phải có giấy phép NK nhưng vào thời điểm NK, DN không có giấy phép NK và cơ quan Hải quan không phát hiện được (do DN khai vào mã số không thuộc danh mục quản lý bằng giấy phép, điều kiện, tiêu chuẩn, quy chuẩn và hàng hóa được phân vào luồng Xanh); hàng hóa sau khi được thông quan đã bị tiêu thụ hết nên không còn hàng hóa để áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả “Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa” như quy định nêu trên.
Cũng theo quy định tại Điểm c, Khoản 2, Điều 18 Luật Hải quan 2014 thì người khai hải quan có nghĩa vụ: “Chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự xác thực của nội dung đã khai và các chứng từ đã nộp, xuất trình…”. Do vậy, Ban soạn thảo cho rằng, trường hợp này để đảm bảo tính răn đe, phòng ngừa vi phạm và khắc phục triệt để hậu quả xảy ra, dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung biện pháp khắc phục hậu quả: “Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật vi phạm trong trường hợp tang vật vi phạm không còn” đối với một số hành vi vi phạm quy định tại Điều 14 Nghị định 127. Cụ thể, XK, NK hàng hóa thuộc danh mục phải có giấy phép mà không có giấy phép khi đăng ký tờ khai; hàng hóa không đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; hàng hóa không có nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật để đảm bảo xử lý triệt để hành vi vi phạm.
Dự thảo cũng quy định rõ thời hạn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc đưa khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa là trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt của cơ quan Hải quan để thống nhất trong quá trình thực hiện.
Góp ý để hoàn thiện dự thảo, theo Cục Hải quan Hà Tĩnh tại Điều 22 dự thảo cần quy định rõ, trường hợp người vi phạm cố tình che giấu, không xuất trình tang vật, không hợp tác để thực hiện quyết định hành chính (xử phạt, tịch thu) cần có biện pháp mạnh hơn để buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật hoặc chuyển cho cơ quan điều tra để xử lý.
Cục Hải quan Hà Tĩnh cho rằng, trên thực tế đây là một tồn tại trong quá trình áp dụng quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan. Việc thực hiện các biện pháp cưỡng chế hành chính hiện nay rất khó khăn nếu đương sự không hợp tác. Thực tế đã có trường hợp cố tình trây ỳ, không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là tái xuất hàng hóa nhưng cũng không thừa nhận là đã bán (tiêu thụ) số hàng hóa (là máy móc, thiết bị) đã tạm nhập. Trong khi đó, cơ quan Hải quan không thể có thông tin để xác minh xác định số hàng hóa tạm nhập ở vị trí nào, còn hay mất, đã bán hay còn sử dụng nên rất khó áp dụng biện pháp cưỡng chế tiếp theo, do đó, suy giảm việc chấp hành pháp luật hành chính trong lĩnh vực hải quan.
Cũng theo Hải quan Quảng Trị, tại Khoản 8, Điều 10 đề nghị cần xác định rõ tang vật vi phạm là hàng hóa thuộc diện cấm XK, NK tạm dừng XNK… mà không có giấy phép bởi chỉ những loại hàng hóa này mới bị tịch thu. Do đó, sửa lại thành: “Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật vi phạm trong trường hợp tang vật vi phạm không còn đối với hành vi quy định tại Khoản 5; Điểm a, b, Khoản 6 Điều này mà hàng hóa thuộc diện cấm XK, cấm NK, hàng hóa tạm ngừng XK, tạm ngừng NK hoặc không đủ điều kiện, tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định của pháp luật hoặc thuộc trường hợp phảo có giấy phép mà không có giấy phép”.
Cục Hải quan Tây Ninh đề nghị xem xét lại Khoản 6; Điểm b, Khoản 7 Điều 11 dự thảo theo hướng: “Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b, Khoản 3, Khoản 5 trong trường hợp còn tang vật vi phạm”. Bên cạnh đó, Điểm b, Khoản 7, Điều 11 lại quy định “buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b, Khoản 5”. Như vậy, đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b, Khoản 5 vừa áp dụng hình thức phạt bổ sung tịch thu tang vật vừa áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất tang vật vi phạm, cơ quan có thẩm quyền áp dụng sẽ rất khó khăn trong quá trình xử phạt, dẫn đến áp dụng tùy tiện.
Về vấn đề này, theo Bộ Tư pháp, Điểm d, Khoản 5, Điều 12 dự kiến sửa đổi, bổ sung quy định xử phạt đối với hành vi “tẩu tán, tiêu hủy” hàng hóa đề trốn tránh sự kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan. Tuy nhiên, tại Điểm c, Khoản 7 điều này lại quy định biện pháp khắc phục hậu quả “buộc tiêu hủy” hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm d, Khoản 5. Bộ Tư pháp cho rằng, biện pháp khắc phục hậu quả này không phù hợp, vì hàng hóa trong trường hợp quy định tại Điểm d, Khoản 5 đã bị đối tượng vi phạm tẩu tán, tiêu hủy không còn để “buộc tiêu hủy”. Do đó, Bộ Tư pháp đề nghị cơ quan soạn thảo rà soát kỹ và có hướng xử lý phù hợp.
Vụ Pháp chế, Bộ Tài chính đề nghị Ban soạn thảo quy định cụ thể tại dự thảo Nghị định các trường hợp được gia hạn thời gian áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả tái xuất hàng hóa (quá 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt) để đảm bảo rõ ràng trong thực hiện, tránh áp dụng không thống nhất.
Tuy nhiên Cục Hải quan Đồng Tháp lại cho rằng, theo quy định của dự thảo đối với hành vi này thì có thể và dễ phát sinh tiêu cực trong quá trình xử lý giữa CBCC Hải quan và DN. Bởi theo Cục Hải quan Đồng Tháp, Điểm a, Khoản 2, Điều 8 và Điểm c, Khoản 1, Điều 13 của dự thảo Nghị định quy định: “…tự nguyện nộp đủ số tiền thuế phải nộp theo quy định trước thời điểm lập biên bản vi phạm”. Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định việc lập biên bản vi phạm hành chính như sau: “Khi phát hiện vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản”. Do đó, với quy định này, thì khi công chức Hải quan phát hiện vi phạm trong quá trình làm thủ tục hải quan hoặc trường hợp công chức Hải quan phát hiện vi phạm khi kiểm tra sau thông quan thì phải tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính kịp thời. Do vậy, sẽ khó phát sinh trường hợp người vi phạm “tự nguyện nộp đủ số tiền thuế phải nộp theo quy định trước thời điểm lập biên bản vi phạm”.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Những mẫu ô tô 5 chỗ gầm cao giá từ hơn 500 triệu đồng hút khách Việt
- ·Ngọc Châu tại Miss Supranational 2019 đang giữ vững phong độ
- ·Sức mua suy yếu, doanh thu và lợi nhuận của PNJ trong tháng 4/2023 đều sụt giảm
- ·Kiểm soát lạm phát ở mức phù hợp để tạo dư địa điều hành tăng trưởng kinh tế
- ·Giá xăng dầu hôm nay 16/8/2023: Suy yếu, mất hơn 1 USD sau một đêm
- ·BVSC: Dự báo lợi nhuận chuỗi Thế giới Di động và Điện máy Xanh 'lao dốc'
- ·Thành đoàn Thủ Dầu Một: Phối hợp tổ chức hội thi tìm hiểu pháp luật
- ·Hoàng Thùy trình diễn trang phục dạ hội tại Bán kết Miss Universe 2019
- ·Cần bổ sung nhiều quy định trong công tác quản lý phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
- ·Nguyễn Diana chiến thắng, Thúy Vân vẫn trong top thí sinh dẫn đầu
- ·Công ty TNHH Y dược cổ truyền Dược Minh Quang Đường kinh doanh TPCN không rõ nguồn gốc
- ·Huyện Bàu Bàng: Khai giảng lớp bồi dưỡng lýluận chính trị dành cho đảng viên mới
- ·Ngọc Châu quý phái ngồi kế đương kim hoa hậu, trả lời ứng xử lưu loát
- ·70 năm tập kết ra Bắc: Bước chuẩn bị cho sự nghiệp thống nhất đất nước
- ·Sẽ áp dụng quy định mới về kiểm soát khí thải xe ô tô từ 15/6/2024
- ·Fan quốc tế chia sẻ liên tục hình ảnh National Costume của Hoàng Thùy
- ·Phòng chống bạo lực gia đình: Băn khoăn biện pháp thực hiện công việc phục vụ cộng đồng
- ·Nhân dân khu phố 1, phường Vĩnh Tân, TP.Tân Uyên: Đoàn kết, giúp nhau nâng cao đời sống
- ·Rau quả Trung Quốc vào Việt Nam tăng mạnh, chiếm trên 40% thị phần
- ·Thủ tướng đặt vấn đề mở rộng không gian phát triển trong Quy hoạch tổng thể quốc gia