【inter – fiorentina】Đội Du kích tí hon Hàm Rồng
(CMO) “Tuổi nhỏ mà thành lập hẳn đội du kích để đánh giặc thì hình như trong cả nước mình chỉ có 2: Ngoài Bắc trong kháng chiến chống Pháp có Đội Du kích Đình Bảng, ở miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước có Đội Du kích Tí Hon Hàm Rồng”, ông Trần Thanh Liêm (Ba Liêm), nguyên cán bộ phụ trách công tác thiếu nhi Tỉnh đoàn Cà Mau, nguyên Phó Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Cà Mau, nhận xét.
Xác tàu chiến Mỹ còn nằm rải rác nhiều nơi trong tỉnh. Ảnh tư liệu |
“Giặc đến ngõ, trẻ nhỏ không tha”
Trong giai đoạn 1960-1975, nhất là từ năm 1968-1970 là giai đoạn ác liệt nhất. Ấp Hàm Rồng (xã Năm Căn, huyện Duyên Hải, nay là huyện Năm Căn) là trọng điểm càn quét, đánh phá ác liệt của Mỹ - nguỵ. Ấp Hàm Rồng khi ấy có 3 xóm: Hàm Rồng trong, Hàm Rồng ngoài và kinh Tư Là. Địa bàn của 3 xóm này cách căn cứ hải quân Năm Căn và đồn Cái Keo nơi gần nhất chỉ vài cây số. Từ các cứ điểm này, địch hành quân vào Hàm Rồng như cơm bữa. Chúng đốt phá nhà cửa, bắn giết đồng bào ta vô tội vạ. Tiếng bom đạn không sao kể xiết. Xóm làng, nhà cửa điêu tàn, ruộng rẫy xác xơ, cây rừng trơ trọi, đất đai loang lổ.
Trong khu vực Đồng Ong Nghệ (ấp Hàm Rồng) lúc bấy giờ chỉ còn 36 hộ dân, họ che chòi ở tạm. Mặc dù bị địch bao vây phong toả hết sức ngặt nghèo, nhưng bà con luôn ngày đêm sát cánh với cán bộ, đảng viên bám đất, bám rừng.
Trong hoàn cảnh ác liệt đó, Đội Du kích tí hon ấp Hàm Rồng được thành lập (gọi là Đội Du kích tí hon Hàm Rồng). Các đội viên thiếu niên tiền phong ở tuổi 15, 16 vì lòng căm thù giặc sâu sắc mà tự nguyện tham gia đội du kích để cầm súng đánh giặc thù giày xéo quê hương.
Ông Trần Thanh Liêm sau Mậu Thân năm 1968 là cán bộ của Xã đoàn Năm Căn, nói về sự ra đời của Đội: “Sau Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu thân 1968, mình tổn hao sinh lực rất nhiều, lực lượng du kích xã được rút lên bổ sung địa phương quân, lực lượng du kích ấp bổ sung du kích xã. Vì vậy, ấp, xã thiếu lực lượng chiến đấu trầm trọng. Trước tình hình trên, những đội viên Đội Thiếu niên tiền phong ở các phân đội ấp Hàm Rồng đã từng theo du kích đánh giặc được chọn ra một số đội viên thành lập đội du kích, lúc đông nhất khoảng hơn 20 người. Những đội viên khi trưởng thành, tham gia vào các lực lượng khác thì các em nhỏ tấn lên tiếp tục tham gia vào đội. Thấy đội viên du kích còn nhỏ tuổi, mấy chú cưng nên gọi là “du kích tí hon””.
Các đội viên Đội Du kích tí hon Hàm Rồng (gọi tắt là Đội) lúc mới thành lập gồm: Huỳnh Hoàng Vân, Trần Nam Việt, Trần Thanh Bình, Trần Minh Châu, Nguyễn Hoàng Na, Trương Hoàng Nam, Võ Tấn Lực, Võ Tấn Lượng, Trần Ngọc Cự, Quang Văn Thảnh, Phan Văn Toã, do Nguyễn Thanh Hồng làm Đội trưởng. Đồng chí Quang Ngọc Bang (Tư Tôn) làm Chính trị viên ấp đội.
Cũng theo ông Trần Thanh Liêm, phần đông các em là con cháu của gia đình cán bộ và quần chúng chí cốt có truyền thống cách mạng. Trước đó, dù còn ở tuổi 9, 10 các em đã phải tham gia làm ruộng, làm rẫy hết sức cực nhọc cùng gia đình. Bên cạnh đó, các em còn len lỏi trong rừng bắt vọp, mò cá, câu cua... để lo bữa ăn trong nhà và những buổi họp đông người của các chú, các anh.
Song song đó, các em còn tích cực vót chông, gài trái, xây dựng ấp, xóm chiến đấu cùng người lớn. Nhiều em còn được giao nhiệm vụ đem cơm ăn, nước uống, chuyển thư từ cho các chú, các bác hoạt động bí mật trong rừng đang bị sự càn quét, bắt bớ gắt gao của giặc. Các em còn có nhiệm vụ khi giặc hành quân vào xóm, ấp thì kéo chà ngăn ngang đường làm chướng ngại vật; đồng thời nắm tin tức, số lượng, hướng đi và nghe ngóng nắm thông tin bọn chúng bàn tán, trao đổi, báo cáo cho các chú, các anh biết để chủ động đối phó kịp thời.
Hầu hết các em là đội viên, từ phong trào "Tuổi nhỏ làm việc nhỏ" được anh chị Đoàn Thanh niên trực tiếp lãnh đạo, giáo dục, rèn luyện nên khá bản lĩnh, rất gan dạ, mưu trí, dũng cảm. Cũng vì thế, khi tham gia vào Đội, các em trưởng thành nhanh chóng và lập được nhiều thành tích xuất sắc.
Chiến công nối tiếp chiến công
Trận đầu tiên của Đội là đánh chặn 1 đại đội bảo an từ Cả Nẩy hành quân vô ấp Hàm Rồng vào đầu năm 1969. Biết được kế hoạch hành quân của giặc, các đội viên chia ra thành 2 tổ chiến đấu. Toán đầu tiên lọt vào trận địa, 2 tổ đồng loạt nổ súng. Bị đánh bất ngờ, bọn chúng phải chựng lại, co cụm, gọi pháo binh từ cứ điểm Năm Căn, Cả Nẩy bắn yểm trợ. Sau loạt đạn pháo binh bắn phá yểm trợ, đại đội bảo an hành quân tiếp. Nhưng chúng bị các đội viên bắn tỉa đành phải cụm quân lại.
Nhờ cách bố trí phục kích, bắn tỉa dựa vào địa hình rừng đước, kinh rạch, bờ rẫy mà các đội viên cầm cự chiến đấu nhiều giờ liền với bọn địch. Cuối cùng, bọn chúng buộc phải rút quân.
Chiến công đầu tiên của Đội là bẻ gãy cuộc hành quân của đại đội bảo an, góp phần tích cực bảo vệ an toàn vùng căn cứ cách mạng, bảo vệ tính mạng và tài sản nhân dân. Các đội viên được các chú, các anh hết sức khen ngợi và tin tưởng.
Trong lúc quân dân Năm Căn ra sức đánh bại âm mưu bình định của địch thì ai cũng vô cùng đau đớn nghe tin Bác Hồ kính yêu qua đời. Tất cả mọi người từ già đến trẻ, từ gái đến trai, từ cán bộ, bộ đội đến mỗi người dân đều cố nén đau thương vào lòng và cùng nhau thề “biến đau thương thành sức mạnh”, ra sức sản xuất, chiến đấu và công tác, quyết lập công để đền đáp công ơn trời biển của Bác Hồ kính yêu. Đầu năm 1970, Đảng bộ và Nhân dân cùng nhau tổ chức đốn cây lá dựng lên ngôi đền thờ Bác trong khu rừng Đồng Ong Nghệ, thuộc ấp Hàm Rồng. Ngôi đền tuy nhỏ mà rất mực tôn nghiêm để bà con tới lui hương khói, sinh hoạt, báo công dâng Bác. Đội cũng tham gia tích cực trong việc lập đền và hứa với Bác quyết lập thêm nhiều chiến công mới, góp phần nhanh chóng giải phóng quê hương.
Do thiếu thốn phương tiện chiến đấu, do yêu cầu thực tế, có khi chiến đấu độc lập, có khi phối hợp nhưng các đội viên luôn mưu trí, dũng cảm, sáng tạo, linh hoạt bằng nhiều cách để giành thắng lợi. Không có súng thì các đội viên đi mượn; khi đánh tàu phải dùng loại trái B50, không có thì các em đi xin.
Điển hình như vào tháng 7/1970, các đội viên gồm: Trần Nam Việt, Trần Văn Bình, Huỳnh Hoàng Vân đi làm nhiệm vụ quan sát nắm tình hình địch thì phát hiện đoàn tàu sắt chở lính Sư đoàn 21 đổ quân đóng dọc theo kinh xáng Cái Ngay. Các đội viên nhận định: địch trụ quân rồi sẽ mở cuộc càn lớn vào căn cứ của ta. Sau khi bàn thảo về phương pháp ngăn chặn giặc, cuối cùng các đội viên quyết định “phải đánh phủ đầu” trước khi chúng gây nợ máu với hân dân.
Quyết tâm thì có, nhưng không có vũ khí thì làm sao “địch” nổi với giặc? Sau những phút suy nghĩ, bàn bạc, 3 đội viên quyết định đến gặp đồng chí Năm Thạnh (Bùi Văn Thạnh), Huyện đội phó, mượn 3 khẩu súng gồm 1 khẩu B40, 1 khẩu AK và 1 khẩu M16. Riêng khẩu B40, trong số 3 đội viên không ai biết sử dụng nên nhờ đồng chí Năm Thạnh hướng dẫn.
Nhận súng xong, các đội viên băng rừng, vượt qua sông Hàm Rồng tiếp cận nơi đóng quân của địch trên kinh xáng Cái Ngay. Lợi dụng đêm tối, các em đồng loạt nổ súng vào đội hình của địch. Bị đánh bất ngờ, hàng ngũ địch rối loạn, hoang mang, hốt hoảng phải gọi trực thăng đến thả pháo sáng, bắn phá xung quanh vùng chúng đóng quân.
Sau loạt súng đầu tiên phủ đầu địch, các đội viên nhanh chóng di chuyển đội hình vào mé rừng tiếp tục nổ súng, buộc địch phải phân tán lực lượng đối phó nhiều hướng. Cứ như thế, các đội viên chiến đấu từ lúc trời chưa sáng đến 4 giờ chiều địch mới rút quân. Nhờ đó, đã bẻ gãy cuộc càn với quy mô lớn của địch.
Một trận tiêu biểu khác cũng cho thấy sự năng động, mưu trí, gan dạ của các đội viên là trận đánh tập kích vào đại đội bảo an đóng quân ở vàm kinh Tư Là vào cuối năm 1970. Khi bám sát 1 đại đội bảo an địch hành quân từ Cả Nẩy đi đến vàm kinh Tư Là và co cụm đóng quân, 5 đội viên gồm: Trần Nam Việt, Trần Thanh Bình, Trần Minh Châu, Huỳnh Hoàng Vân và Phan Văn Toã bàn cách đánh tập kích khi chúng còn “chân ướt, chân ráo” chưa quen địa hình.
Các đội viên cũng mượn của Xã đội Năm Căn 5 khẩu súng gồm 2 khẩu AK, 2 khẩu M16, 1 khẩu M2. Có súng, 5 đội viên bơi xuồng đến gần nơi địch đóng quân. Phương án tác chiến được vạch ra. Tổ 1 gồm 2 đội viên, có nhiệm vụ nổ loạt đạn đầu tiên vào đội hình địch đóng quân rồi rút về sau. Tổ 2 gồm 3 đội viên có nhiệm vụ nổ súng khi bọn lính tràn ra rượt đuổi các đội viên tổ 1. Y như kế hoạch, sau loạt đạn đầu của tổ 1, bọn lính liền tràn ra truy kích. Trong lúc đó, tổ 2 nổ những loạt đạn đỡ ngực, làm chết 2 tên. Các đội viên nhanh chóng rút khỏi trận địa an toàn và đi trả súng cho Huyện đội. Các đội viên chỉ còn tay không mà trong lòng vẫn còn nóng hổi quyết tâm tìm cách đánh giặc.
Từ năm 1971 đến ngày 30/4/1975, Đội. ngoài đánh riêng lẻ, còn phối hợp với các đơn vị vũ trang huyện, du kích xã tham gia hàng chục trận đánh tàu, tập kích đồn bót, chống càn, lập nhiều chiến công lớn, góp phần chung vào công cuộc giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Đại tá Huỳnh Hoàng Vân, nguyên Phó Chủ nhiệm chính trị Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, cũng là thành viên Đội, chia sẻ: Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, quân dân xã Hàm Rồng (ngày nay) lập được nhiều thành tích tiêu biểu, được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Trong đó, Đội Du kích tí hon Hàm Rồng vinh dự có những đóng góp xứng đáng cho thành tích vẻ vang này./.
Chung Thuỷ
(责任编辑:La liga)
- ·Giá vàng hôm nay 13/11: Vàng tiếp tục giảm sâu
- ·15 ngày đầu năm đã có 3 nhóm hàng xuất khẩu “tỷ USD”
- ·Cổ phần hoá tiếp lửa thị trường vốn
- ·Tấp nập khách quốc tế tham dự VIFA EXPO 2018
- ·Đơn vị chuyên dịch vụ diệt mối mọt ăn nội thất gỗ tại TP.HCM
- ·2018: Giá xăng dầu tác động tới CPI là không đáng lo ngại
- ·Bộ Y tế lập trạm y tế lưu động điều trị bệnh nhân Covid
- ·Thanh Hóa tiếp tục cử thêm 50 y, bác sĩ lên đường hỗ trợ TP.HCM và Bình Dương chống dịch Covid
- ·Hà Nội: Thuốc ngủ để trong nhà trẻ
- ·Nợ xấu vẫn cần những bước tiến “đẹp”
- ·Công ty Điện lực Long An kêu gọi hưởng ứng Giờ Trái đất năm 2024
- ·Cứu thành công bệnh nhân Covid
- ·EU đang tăng cường kiểm tra giấy chứng nhận khai thác hải sản
- ·Cửa sáng cho thị trường xuất khẩu lao động năm 2018
- ·Quan trắc, kiểm soát chặt chẽ môi trường không khí
- ·Có những dấu hiệu này, F0 phải nhập viện ngay lập tức
- ·Xuất khẩu tôm Việt Nam thắng lớn tại thị trường EU
- ·Vì sao xuất khẩu dệt may bứt phá “khủng” trong hội nhập?
- ·Những kết quả ấn tượng trong công tác đoàn nhiệm kỳ 2017
- ·Giá đất Cầu Giấy "vượt mặt" Tây Hồ, trung bình 180 – 200 triệu đồng/m2