【soi keo wolves】Đầu tư khuyến nông: Cần nhắm vào sản phẩm chủ lực
TS. Phan Huy Thông,ĐầutưkhuyếnnôngCầnnhắmvàosảnphẩmchủlựsoi keo wolves Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (KNQG), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã cho biết như vậy khi trả lời phỏng vấn phóng viên TBTCVN xung quanh vấn đề đầu tư cho hoạt động KN.
PV: Chính phủ luôn quan tâm và tạo cơ chế chính sách thuận lợi, đầu tư ngày càng cao để KN phát triển, trong đó có Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 8/1/2010 (NĐ 02). Qua 5 năm triển khai thực hiện, ông đánh giá gì về chính sách này?
- TS. Phan Huy Thông:Ở Trung ương, sau khi NĐ 02 được ban hành, liên Bộ Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư liên tịch số 183/2010/TTLT-BTC-BNN ngày 15/11/2010 để hướng dẫn thực hiện, triển khai.
Ở địa phương, hầu hết các tỉnh, thành phố đã ban hành chính sách, cơ chế và định mức kinh tế kỹ thuật áp dụng đối với hoạt động khuyến nông trên địa bàn. Các định mức, chính sách phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương và theo định mức chung của ngành, quy định của Nhà nước. Tuy nhiên, còn một số định mức, mức chi thấp do nguồn ngân sách có hạn, một số chưa được bổ sung, điều chỉnh kịp thời do vậy khi triển khai gặp khó khăn.
Ví dụ đa số các tỉnh, thành phố thực hiện chính sách trả phụ cấp cho cán bộ khuyến nông cấp xã với mức từ 0,3 - 1 hệ số lương cơ bản; cao nhất là Cà Mau 3,3 triệu đồng/người/tháng, cán bộ khuyến nông chưa được tham gia đầy đủ các chính sách như tăng lương, nâng lương hoặc tham gia bảo hiểm xã hội,…
Đối với cộng tác viên khuyến nông, hiện nay mức trả thù lao rất thấp, chỉ từ 100 - 300.000 đồng/người/tháng, ngoài ra không có chế độ gì khác.
|
PV: NĐ 02 cũng phân cấp trách nhiệm đầu tư kinh phí cho khuyến nông giữa trung ương và địa phương, vậy hiện nay, nguồn kinh phí đó được phân bổ như thế nào, thưa ông?
- TS. Phan Huy Thông:Tổng kinh phí đầu tư từ ngân sách trung ương cho KN giai đoạn 2011 - 2015 là 1.209,84 tỷ đồng, trong đó giai đoạn 2011 - 2013 tăng bình quân khoảng 10%/năm; từ năm 2014, 2015 và kế hoạch 2016 bình quân giảm khoảng 10%/năm.
Giai đoạn 2011- 2013, hầu hết (gần 80%) nguồn kinh phí KN Trung ương được đầu tư cho các dự án xây dựng mô hình trình diễn; kinh phí hoạt động KN thường xuyên chỉ chiếm khoảng 20%. Từ năm 2014, theo chỉ đạo của Bộ, tỷ lệ kinh phí cho hoạt động khuyến nông thường xuyên tăng 6 -7% và chiếm khoảng 23% kinh phí KN hàng năm.
Theo lĩnh vực, kinh phí hàng năm được đầu tư chủ yếu cho những cây, con, sản phẩm chủ lực như sản xuất lúa gạo, cây chè, cà phê, khai thác hải sản xa bờ,…
Đối với nguồn kinh phí KN địa phương, thực hiện NĐ 02 theo phân cấp, kinh phí KN của địa phương do ngân sách cấp tỉnh đảm nhiệm. Trong 5 năm qua, nhiều địa phương chủ động quan tâm, bố trí ngân sách cho hoạt động KN. Trên phạm vi toàn quốc, kinh phí KN địa phương giai đoạn 2011 - 2015 bình quân khoảng 580 tỷ đồng/năm.
Tuy nhiên, còn 1/3 địa phương do nhiều lý do, chưa đáp ứng yêu cầu kinh phí đầu tư hoạt động KN. Thậm chí, mức độ đầu tư giữa các địa phương, vùng miền rất khác biệt nhau.
PV: Ông có đề xuất gì để nâng cao hiệu quả đầu tư của hoạt động KN trong giai đoạn 2016 - 2020 ?
- TS. Phan Huy Thông:Một trong những mục tiêu và nhiệm vụ trọng tâm của KN trong thời gian tới là tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách KN. Chính sách cần được mở rộng, thiết thực hơn cho phù hợp với thực tế và yêu cầu của sản xuất, định hướng của ngành về tái cơ cấu.
Theo đó, cần sửa đổi chính sách cho phù hợp nhất là đối với người tham gia hoạt động KN, cần tách riêng đối tượng tham gia, hưởng lợi đối với hai mục tiêu là xóa đói giảm nghèo với sản xuất hàng hóa.
Đồng thời, đề nghị Bộ NN&PTNT, trong phân bổ dự toán kinh phí cần có quy định tỷ lệ cơ cấu giữa các dự án, nhiệm vụ vừa đảm bảo định hướng nhưng có sự cân đối giữa các vùng, miền, các lĩnh vực để các tỉnh đều được tham gia dự án theo hướng phát huy lợi thế, ưu thế vùng, sản phẩm chủ lực với thực hiện tái cơ cấu ngành, kết hợp giữa sản xuất hàng hóa với mục tiêu xóa đói giảm nghèo với xây dựng nông thôn mới…
Song song đó, đề nghị các tỉnh, thành phố quan tâm đầu tư, phân bổ kinh phí cho hoạt động KN theo chủ trương chung về tăng ngân sách cho phát triển nông nghiệp, nông thôn của Quốc hội và Chính phủ. Về cơ cấu kinh phí đề nghị các tỉnh dành tỷ lệ thích hợp cho các hoạt động thông tin, đào tạo KN để nâng cao kiến thức, kỹ năng và thông tin cần thiết của nông dân. Đặc biệt, những tỉnh hiện có mức kinh phí KN quá thấp cần tăng đầu tư trong các năm tới để đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu ngành ở địa phương.
PV: Xin cảm ơn ông!
Nam Khánh
(责任编辑:La liga)
- ·Chia tay trước giờ lên xe hoa
- ·Lộc Ninh: 14 công dân Trung Quốc hoàn thành cách ly tập trung
- ·Đồng Phú: Thăm gia đình có nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông
- ·Hội người mù tập huấn gia đình hạnh phúc
- ·Quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
- ·Hội viên CCB sản xuất kinh doanh giỏi, tích cực hoạt động cộng đồng
- ·Mùa dịch
- ·100 già làng, người uy tín đồng bào DTTS được tặng quà
- ·Kiến nghị dự án thành phần 7 Vành đai 3 TP.HCM qua Long An lên 8 làn xe
- ·100 phần quà tặng người dân điểm liền kề chốt dân quân biên giới
- ·Chống tham nhũng là việc khó khăn trong muôn vàn việc khó khăn
- ·Đồng Xoài lắp đặt thí điểm truyền thanh thông minh
- ·Nam thanh niên 29 tuổi trở về từ Angola mắc COVID
- ·Hội Doanh nhân CCB tỉnh thực hiện tốt công tác từ thiện, an sinh xã hội
- ·Nhiều dự định trong năm mới
- ·Lan tỏa những việc làm tốt
- ·Tài xế chở bệnh nhân số 1.440 âm tính với virus SARS
- ·Chơn Thành tăng cường tuyên truyền lưu động phòng, chống dịch Covid
- ·Bếp chiên điện có những loại nào? Gợi ý cách chọn mua chuẩn
- ·Thăm, tặng quà các chốt kiểm soát dịch bệnh Covid