【lich thi dau c3】Nhật ký trên tuyến đầu chống dịch
Để hiểu thêm về công việc của một nhân viên y tế trong cuộc chiến chống dịch Covid-19, trlich thi dau c3 chúng tôi đã được chị Trịnh Thị Thanh Loan, thành viên của đội chia sẻ những dòng nhật ký rất chân thành của mình. Chị là thành viên lớn tuổi nhất trong đội và đã có thâm niên trong nghề 24 năm.
Sẵn sàng “xung trận”
Xin trích đăng những dòng nhật ký của chị Loan:
“Ngày 30-5-2021
Lúc đó là 21 giờ 15 phút. Tôi chuẩn bị ngủ thì điện thoại đổ chuông. Nhận cuộc gọi, tôi đồng thời nhận lệnh điều động khẩn. Đội tôi gồm 8 người được cử đến chốt kiểm soát giao thông phòng dịch ở xã Tân Lập (đường ĐT741, huyện Đồng Phú) thực hiện nhiệm vụ.
Vì đúng 0h ngày 31-5, TPHCM sẽ bắt đầu thực hiện giãn cách xã hội, lượng người từ TPHCM trở về Bình Phước sẽ rất đông. Tôi vội dặn dò các con rồi khoác lên vai chiếc balo đã chuẩn bị sẵn, nhanh chóng có mặt tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Phước. Mọi người trong đội cũng tập hợp đông đủ, rất nhanh. Anh Vũ Xuân Huy, Trưởng phòng Điều dưỡng Bệnh viện đa khoa tỉnh phổ biến nhanh nội dung công việc cần làm, không quên ân cần dặn dò toàn đội chú ý phòng hộ thật tốt.
Mặc trang phục phòng hộ vào, chúng tôi lên xe cứu thương dành riêng cho đội đến chốt. Lúc này người và xe dừng lại để thực hiện kiểm soát y tế đã khá đông. Lực lượng cảnh sát giao thông đứng bên đường ra hiệu lệnh dừng xe, tiếng còi hiệu cứ vang lên liên tục. Điểm lấy mẫu được dựng bên lề đường, bộ đội, dân quân, y tế… đều đang tích cực hỗ trợ người dân khai báo y tế, thăm khám sàng lọc. Đón chúng tôi tại chốt là bác sĩ Lê Anh Tuấn, Phó giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình Phước”.
Với cảm xúc trong ngày “ra trận” đầu tiên, chị Loan viết tiếp:
“Trời oi bức không một chút gió. Phía trong bộ quần áo phòng hộ, mồ hôi toàn thân liên tục tuôn ra ướt đẫm. Mồ hôi chảy thành dòng từ trán xuống khiến 2 mắt cay xè, thở cũng trở nên khó khăn hơn bởi chiếc khẩu trang N95 và tấm kính chắn giọt bắn. Trong cuộc đời tôi, đây là lần đầu tiên tôi cảm nhận được sự nóng bức và đổ mồ hôi nhiều đến thế. Càng về khuya, đoàn người vẫn liên tục đổ về Bình Phước, cường độ làm việc vì thế không hề suy giảm.
…Đến 4h sáng, phương tiện giao thông và người qua chốt dần thưa thớt. Lúc này ai cũng đều mệt mỏi rã rời. Trút bỏ bộ trang phục phòng hộ, thực hiện các bước khử khuẩn, chúng tôi vội cầm chai nước suối lên và uống. Đây có lẽ là chai nước ngọt nhất, mát nhất mà tôi và đồng đội từng được uống…”.
“Việc nhỏ, góp chút công sức thôi mà”
Theo chị Loan, ngay từ những ngày đầu cả nước có ca dương tính với Covid-19, Bệnh viện đa khoa tỉnh đã tập huấn phòng chống dịch cho nhân viên và liên tục cập nhật tình hình dịch bệnh, xây dựng kế hoạch, kịch bản chủ động ứng phó với nhiều tình huống. Được chuẩn bị tinh thần từ trước nên mọi người trong đội rất nhiệt huyết. Ai cũng cho rằng, việc mình làm là nhỏ bé, chỉ mong được đóng góp chút sức lực, trí tuệ cho cuộc chiến phòng chống dịch.
Bệnh viện đa khoa tỉnh đã lập riêng một nhóm zalo (gồm Ban giám đốc, các trưởng khoa, phòng, các điều dưỡng, kỹ thuật viên, thành viên đội lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm Covid-19) để kịp thời thông báo lệnh điều động và những vấn đề liên quan công tác phòng chống dịch. Bác sĩ Trương Hữu Nhàn, Giám đốc bệnh viện là người trực tiếp chỉ đạo, điều động, thường xuyên quan tâm nhắc nhở toàn đội thực hiện nghiêm 5K, đảm bảo trang phục phòng hộ tốt để phòng tránh lây nhiễm.
Bên cạnh sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời của Ban giám đốc, đội còn nhận được sự hợp tác của người dân trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Chị Loan chia sẻ, đêm 30-5-2021, mặc dù đã khuya, đi đoạn đường dài từ TP. Hồ Chí Minh về Bình Phước nên người tham gia giao thông đều khá mệt mỏi. Nhưng khi về đến chốt Tân Lập (huyện Đồng Phú) phải dừng lại và chờ đợi để thực hiện kiểm soát y tế, đa số người dân đều hiểu rõ tầm quan trọng của việc phòng chống dịch nên hợp tác tốt, luôn đeo khẩu trang và tự giác giữ khoảng cách an toàn. Điều này đã giúp chị và đồng đội hoàn thành công việc nhanh chóng và thuận lợi hơn.
Khi được hỏi, có lo lắng khi tham gia tuyến đầu chống dịch với nguy cơ lây nhiễm cao, chị Loan và các thành viên trong đội đều trả lời: Ai cũng sợ thì lấy người nào thực hiện nhiệm vụ?. “Tôi đã gắn bó với nghề y 24 năm, thâm niên và kinh nghiệm cũng có để bảo vệ sức khỏe bản thân. Gia đình có 2 con đều đã lớn, ít vướng bận, chồng cũng là bác sĩ nên hiểu và luôn ủng hộ” - chị Loan cho biết.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Xuất hiện loại mã độc mới tự tải về máy không cần click chuột
- ·Hà Nội leader receives Cuban Women's Union head
- ·Singaporean PM accepts Vietnamese counterpart's invitation to visit later this year
- ·Việt Nam, Switzerland share judicial experience
- ·Khởi tố vụ án hai ô tô tông nhau ở Đồng Nai khiến 4 người chết
- ·Party leader meets with voters in Hà Nội ahead of NA's fifth session
- ·Luxembourg PM arrives in Hà Nội, starting official visit to Việt Nam
- ·Vietnamese President attends King Charles III's coronation
- ·Nhật Bản: Núi lửa Sakurajima phun trào, tạo cột khói bụi cao 3.400m
- ·Việt Nam, Malaysia consider setting up hotline to address issues at sea
- ·Cục Thuế Cao Bằng triển khai đồng bộ các nhóm giải pháp, phấn đấu thu vượt dự toán năm 2025
- ·CPV attaches importance to policy exchange with German party: official
- ·NA Chairman meets leader of Uruguay capital city
- ·Vietnamese Party delegation on working visit to China
- ·Kỳ vọng thanh khoản chứng khoán sớm đảo chiều
- ·State President meets British leaders in London
- ·Top Vietnamese legislator meets with Uruguayan President
- ·Việt Nam saves $2.3 billion last year thanks to thrift, anti
- ·168 cán bộ TP.HCM được chọn xác minh tài sản, thu nhập
- ·Navy ship joins int'l multilateral activities in Malaysia, Indonesia