【kết quả trận rosenborg】Quảng Ninh lan tỏa mô hình thôn, xã thông minh
Thôn Đông là địa bàn đầu tiên của xã Dực Yên, huyện Đầm Hà triển khai mô hình "Thôn thông minh". Thôn có 275 hộ, chủ yếu sản xuất nông nghiệp, trước đây việc sử dụng Internet, wifi, zalo, điện thoại thông minh rất hạn chế.
Tuy nhiên, đến nay người dân nơi đây đang quen dần với việc thực hiện thủ tục hành chính qua môi trường mạng; tuyên truyền, vận động thực hiện chủ trương, chính sách của Ðảng và Nhà nước; giữ gìn ANTT, quảng bá, giao dịch các sản phẩm nông nghiệp... trong môi trường số.
Có được điều này do địa phương đẩy mạnh xây dựng mô hình "Thôn thông minh". Việc ứng dụng hiệu quả công nghệ số tại thôn Đông góp phần thu hẹp dần khoảng cách nông thôn, thành thị, góp phần đưa Dực Yên sớm trở thành xã NTM kiểu mẫu.
Ông Phạm Như Thống, Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Đông (xã Dực Yên, huyện Đầm Hà), chia sẻ: Thôn thông minh là khi mỗi công dân trên địa bàn đều phải trở thành một công dân số.
Thôn đã thành lập Tổ công nghệ số cộng đồng tuyên truyền, hướng dẫn người dân tiếp cận, sử dụng các dịch vụ xã hội trên nền tảng số, nhất là trong việc giải quyết các thủ tục hành chính, tương tác với chính quyền qua các kênh trực tuyến, mở tài khoản thanh toán điện tử, quét mã QR...
Hiện nay, trên 95% hộ dân thôn Đông đã lắp đặt và sử Internet. Tại nhà văn hóa có wifi phục vụ người dân truy cập, khai thác thông tin.
Từ ngày xây dựng thôn thông minh, công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, quy định của thôn đều được truyền tải qua mạng xã hội zalo nhanh chóng, dễ dàng. Nhiều người dân còn sử dụng các trang mạng xã hội để livestream quảng cáo, bán sản phẩm nông nghiệp.
Giống như thôn Đông (xã Dực Yên, huyện Đầm Hà), từ cuối tháng 8/2023, phường Yên Giang và xã Cẩm La (TX Quảng Yên) cũng tích cực triển khai thí điểm mô hình “Xã, phường chuyển đổi số”.
Với sự hỗ trợ, hướng dẫn của UBND TX Quảng Yên cùng với Viettel Quảng Ninh trong triển khai mô hình, 2 đơn vị tập trung hướng dẫn, khai thác triệt để các phần mềm thuộc hệ thống chính quyền điện tử trong cơ quan nhà nước và giải quyết thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp.
Đồng thời, triển khai 100% sử dụng biên lai điện tử, thay thế toàn bộ biên lai giấy; gắn mã địa chỉ số cho các cơ quan, đơn vị trên địa bàn; thí điểm tổ chức họp trực tuyến từ UBND xã, phường tới các thôn, khu phố; nghiên cứu thí điểm kết nối trực tuyến từ UBND thị xã tới các thôn, khu phố.
Bên cạnh đó, tiến hành xây dựng 3-5 điểm nạp, rút kết hợp thanh toán dịch vụ (ViettelPay Pro), có quy mô và vai trò như một ngân hàng thu nhỏ; tư vấn và trang bị cho tiểu thương, hộ kinh doanh trên địa bàn sử dụng mã QR của Viettel Money, sẵn sàng tiếp nhận hình thức thanh toán không dùng tiền mặt; gắn mã QR thanh toán không dùng tiền mặt cho các cửa hàng kinh doanh dịch vụ, đặc biệt là các tiểu thương trong các chợ; tạo lập điểm đến và quảng bá hình ảnh các cơ sở kinh doanh, dịch vụ trên bản đồ Google Maps.
Để xây dựng phường, xã thông minh, Yên Giang và Cẩm La sẽ trợ giá cho người dân khi mua sắm điện thoại thông minh, phấn đấu 100% người dân trong độ tuổi sử dụng điện thoại thông minh…
Xây dựng thôn, xã, phường thông minh là một trong những mục tiêu cần phải hoàn thành trong quá trình chuyển đổi số toàn diện. Đây là kết quả quan trọng góp phần hoàn thành chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM của Quảng Ninh đến năm 2025.
Để nâng cao nhận thức của mỗi người dân về chuyển đổi số, xây dựng xã hội số, các cấp ngành, đơn vị đang tích cực đẩy mạnh tuyên truyền, vận động.
Các tổ công nghệ số cộng đồng xã, phường hoạt động tất cả các ngày trong tuần; có phân công nhiệm vụ và thời gian cụ thể, thực hiện “đi từng ngõ, gõ từng nhà” để tuyên truyền về dịch vụ công và hướng dẫn kích hoạt tài khoản định danh điện tử; tuyên truyền cho người dân đăng ký tài khoản và sử dụng các giao dịch trực tuyến qua điện thoại thông minh và có sổ sách ghi chép, theo dõi chi tiết từng người dân được hỗ trợ.
Bên cạnh đó, Tỉnh Đoàn cũng tích cực triển khai đề án “Phát huy vai trò của thanh niên trong công tác tuyên truyền, vận động; hướng dẫn dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 cho người dân tại khu dân cư trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2019-2025”.
Từ đầu năm đến nay, đã có trên 2.400 lượt người dân tạo tài khoản trên cổng dịch vụ công quốc gia và nộp hồ sơ, thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường mạng...
Theo Trúc Linh(Báo Quảng Ninh)
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Lãi suất trái phiếu bất động sản cao kỷ lục: lợi nhuận sẽ tăng hay vay đảo nợ?
- ·Đoàn Thanh niên trường học hoàn thành tốt các chỉ tiêu đề ra
- ·4 đơn vị thực hiện thí điểm mô hình “Ngôi nhà 4 sạch”
- ·Chọn 45 mục xét nghiệm theo quy định của Bộ Y tế trong khám sức khỏe cán bộ của tỉnh
- ·Bộ Công Thương phê duyệt giá tạm với 60 dự án năng lượng tái tạo
- ·Thống nhất hợp nhất Đảng bộ Khối các cơ quan và Đảng bộ Khối doanh nghiệp tỉnh
- ·Đảm bảo đủ cloramin B cấp cho trường học để vệ sinh phòng dịch Corona
- ·Triển khai trên 230.000 cuộc thanh tra các lĩnh vực
- ·Ngăn chặn, xử lý việc buôn bán thuốc, vaccine thú y không rõ nguồn gốc
- ·Khai mạc Phiên họp thứ 38 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
- ·Vụ Đông Xuân 2022
- ·Thị xã Long Mỹ: Ra quân trồng hơn 700 cây hoa kiểng
- ·Thông xe cầu Tân Hiệp
- ·Huyện Long Mỹ: Phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác”
- ·Điều chỉnh thuế môi trường, giá xăng dầu đồng loạt tăng từ 0h ngày 1/1
- ·Thanh niên khởi nghiệp từ nuôi thỏ sạch
- ·Chủ tịch UBND tỉnh
- ·Cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Củng cố niềm tin nhân dân
- ·Tăng hiệu quả đầu tư công cho phát triển kinh tế
- ·Thủ tướng Đại Công quốc Luxembourg bắt đầu thăm chính thức Việt Nam