【kết quả bóng đá myanmar】Ít người làm được nhiều việc ?
Là tỉnh “sinh sau đẻ muộn”,ườilmđượcnhiềuviệkết quả bóng đá myanmar đang đứng ở vị trí khá khiêm tốn về quy mô kinh tế so với các tỉnh, thành trong cả nước, do đó đòi hỏi Hậu Giang phải “chạy” để vượt lên chính mình, vượt qua khó khăn, thử thách phía trước, “chạy” để theo kịp tỉnh, thành bạn.
Bài 5:Hướng đến phát triển bền vững
Quyết tâm “chạy” để theo kịp các tỉnh, thành bạn đã được Hậu Giang thể hiện rõ trong Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch tỉnh được xem là kim chỉ nam, tuyên ngôn về định hướng, tầm nhìn mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển Hậu Giang. Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh trong quy hoạch đều đón đầu, tận dụng tiềm năng, cơ hội mới, vượt trội để tăng tốc.
Tỉnh đề ra chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2021-2025 và giai đoạn 2026-2030 khoảng 9%.
Tỉnh nhỏ nuôi khát vọng lớn
Cụ thể, tỉnh đề ra 4 mục tiêu lớn, vừa là thách thức vừa thể hiện đúng tinh thần “Đổi mới, đột phá, quyết tâm, khát vọng” của tỉnh.
Cụ thể, mục tiêu đến năm 2030, Hậu Giang trở thành tỉnh phát triển khá về công nghiệp của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đây là thách thức lớn, bởi hiện nay quy mô kinh tế của tỉnh đứng thứ 13 ở vùng; muốn đạt mục tiêu này, Hậu Giang phải vươn lên vị trí thứ 7 trở lên.
Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2021-2025 đạt 8%/năm; đến năm 2026-2030 tăng lên 10-12%. Như vậy cả hai giai đoạn, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt khoảng 9%, tăng 1,5 lần so với đồng bằng sông Cửu Long và 1,4 lần so với cả nước.
Từ một tỉnh phụ thuộc ngân sách Trung ương gần 70%, đến năm 2030, Hậu Giang phấn đấu cân đối được thu, chi ngân sách, không phụ thuộc quá lớn vào nguồn Trung ương hỗ trợ. Tốc độ thu ngân sách đạt cao nhất ở đồng bằng sông Cửu Long và vào tốp 10 cả nước. Tỉnh phấn đấu thu nhập bình quân đầu người đến năm 2030 đạt 150 triệu đồng, bằng 85% mức bình quân của cả nước và tương đương 103% mức trung bình của đồng bằng sông Cửu Long.
Không tự nhiên mà Hậu Giang đề ra các mục tiêu, chỉ tiêu cao như vậy, tất cả đều dựa trên cơ sở những đánh giá về nguồn lực, tiềm năng, lợi thế mà tỉnh hiện có.
Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nghiêm Xuân Thành nhiều lần nhấn mạnh: Chưa bao giờ Hậu Giang đứng trước thời cơ, tiềm năng, hội đủ thiên thời, địa lợi, nhân hòa như giai đoạn hiện nay.
Thiên thời là vừa qua Trung ương rất quan tâm phát triển kinh tế - xã hội của vùng ĐBSCL, trong đó Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 13 “về phương hướng phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.
Nghị quyết số 13 khẳng định vùng ĐBSCL có vai trò, vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế, văn hóa, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước; đồng thời, Trung ương đang tập trung nguồn lực để đầu tư cho vùng, đặc biệt là các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm quốc gia, trong đó nhiều dự án đi qua tỉnh Hậu Giang như: tuyến cao tốc Cần Thơ - Hậu Giang - Cà Mau, tuyến cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Hậu Giang - Trần Đề (Sóc Trăng)…
Đó chính là nguồn sức mạnh ngoại lực quan trọng để tỉnh vận dụng, kết hợp với sức mạnh nội lực; và là thời cơ rất thuận lợi để Hậu Giang bứt phá vươn lên phát triển nhanh, bền vững, toàn diện, bao trùm.
Về địa lợi, Hậu Giang nằm ở trung tâm của các tỉnh Nam sông Hậu, 2 tuyến cao tốc: Cần Thơ - Hậu Giang - Cà Mau và Châu Đốc - Cần Thơ - Hậu Giang - Trần Đề (Sóc Trăng) đi qua tỉnh với chiều dài 100km, chiếm 1/3 chiều dài của 2 tuyến cao tốc đó, mở ra không gian để tỉnh phát triển về công nghiệp, đô thị và logistics.
Vấn đề nữa là Hậu Giang có tiềm năng phát triển nông nghiệp và công nghiệp. Tỉnh có diện tích đất nông nghiệp đủ lớn với 134.000ha, với đất đai thổ nhưỡng rất trù phú, phù hợp với phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Từ đây, tỉnh sẽ phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp.
Về công nghiệp, Hậu Giang có diện tích đất công nghiệp và diện tích tiềm năng để được sử dụng đất công nghiệp khá lớn. Đặc biệt là vừa qua, trên cơ sở tiềm năng, lợi thế hiện có, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định phê duyệt diện tích đất công nghiệp của tỉnh từ đây đến năm 2030 là 2.200ha, lớn thứ hai vùng ĐBSCL.
Về nhân hòa, truyền thống đoàn kết của tỉnh tạo nên sức mạnh tổng hợp. Lãnh đạo tỉnh có tư duy đổi mới, có tầm nhìn chiến lược, có quyết sách đúng đắn và đặc biệt là có khát vọng phát triển, trên cơ sở đó lan tỏa trong cả hệ thống chính trị, nhận được sự đồng thuận của người dân trong việc khơi thông các tiềm năng, thế mạnh để phát triển.
“Tinh đổi” cán bộ
Để tận dụng được “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” thì đòi hỏi phải có nguồn nhân lực chất lượng, đủ sức triển khai thực hiện tốt các nhóm nhiệm vụ, giải pháp mà Đảng bộ tỉnh đã đề ra.
Tuy nhiên, Tỉnh ủy nhìn nhận chất lượng nguồn nhân lực vẫn còn thấp, đang là điểm nghẽn cản trở sự phát triển. Thậm chí, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khi về thăm, làm việc với Hậu Giang cũng chỉ ra điểm nghẽn này. Do đó, tháo gỡ điểm nghẽn về nguồn nhân lực là nhiệm vụ được tỉnh đặc biệt quan tâm.
Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, đề án, quy định để phát triển nguồn nhân lực, hướng tới xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ đức, đủ tài, đủ sức phục vụ cho khát vọng phát triển tỉnh nhà. Đáng chú ý trong số đó là Đề án số 06 ngày 1-5-2023 “về thí điểm đổi mới tinh giản biên chế gắn với tuyển dụng cán bộ trẻ ngang tầm nhiệm vụ”. Có người gọi Đề án số 06 là đề án “tinh đổi” cán bộ.
Theo đề án này, giai đoạn 2023-2026, ngoài thực hiện chỉ tiêu giảm biên chế do Trung ương giao, tỉnh còn thực hiện tinh giản biên chế tối thiểu 5% đối với cán bộ, công chức và tối thiểu 5% đối với viên chức (giảm giai đoạn 2022-2026) để tạo dư địa tuyển dụng cán bộ trẻ có trình độ, năng lực thay thế. Nghĩa là tỉnh sẽ “tinh đổi” những công chức, viên chức làm việc kém hiệu quả để tuyển dụng người trẻ có năng lực, trình độ vào phục vụ cho bộ máy công quyền.
Cách làm này cho thấy sự sáng tạo, quyết tâm, đột phá của Hậu Giang để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Vì biên chế của tỉnh hiện nay ít nhưng trong số đó vẫn còn không ít công chức, viên chức hiệu quả thực hiện nhiệm vụ không cao. Do đó, “tinh đổi” số công chức, viên chức làm việc kém hiệu quả để tuyển dụng cán bộ trẻ ngang tầm nhiệm vụ là giải pháp căn cơ để tỉnh có đủ nguồn lực về con người nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu mà Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã đề ra.
Cách làm này của Hậu Giang đã được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính biểu dương tại Phiên họp thứ tám Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ diễn ra vào tháng 7-2024. Nhiều tỉnh, thành đã đến tỉnh học tập kinh nghiệm.
Để có cơ sở thực hiện tinh giản biên chế và tinh đổi cán bộ, Tỉnh ủy đã ban hành và triển khai Đề án số 09 quy định tạm thời vị trí việc làm các cơ quan, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh. Theo đó, cán bộ, công chức, viên chức sẽ thực hiện nhiệm vụ theo vị trí việc làm được phê duyệt, viết nhật ký làm việc hàng ngày theo phần mềm điện tử để định lượng, đo lường và đánh giá hiệu quả công việc gắn với chức trách nhiệm vụ được giao.
Đề án được triển khai từ tháng 1-2024, bước đầu đã cho thấy khá nhiều cán bộ không kê hết mốc thời gian làm việc 8 giờ/ngày, 40 giờ/tuần. Lãnh đạo tỉnh cho biết điều này chứng tỏ cái thiếu hiện nay là “thiếu người biết làm việc”. Đến nay, một số công chức, viên chức đã tự nguyện xin nghỉ việc vì nhận thấy khó đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.
Đơn cử như vào cuối tháng 7-2024, Văn phòng Tỉnh ủy tổ chức Lễ công bố quyết định giải quyết cho thôi việc đối với 2 đồng chí do sức khỏe và trình độ tin học còn hạn chế khó đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Đặc biệt, khi có dư địa về biên chế từ Đề án “tinh đổi” cán bộ, tỉnh sẽ tuyển dụng vào những vị trí còn thiếu, với định hướng là hạn chế tuyển dụng cán bộ “phô tô, đánh máy” mà quan tâm tuyển dụng những người có khả năng tham mưu, đề xuất xây dựng chính sách, cơ chế phục vụ cho sự phát triển của tỉnh. Đây là giải pháp căn cơ hướng tới sự phát triển bền vững trong tương lai.
Với việc Đề án số 06, Đề án số 09 của Tỉnh ủy đang được triển khai thực hiện hứa hẹn tạo nên chuyển biến tích cực trong việc nâng cao ý thức, tinh thần trách nhiệm trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức các cấp, từng bước trẻ hóa đội ngũ cán bộ của tỉnh. Cán bộ, công chức, viên chức không làm được việc hoặc có thái độ nhũng nhiễu, hách dịch khi thực hiện công vụ sẽ bị tinh giảm biên chế, chấp nhận “đứng sang một bên cho người khác làm”.
Từ sự quyết tâm, đổi mới và những giải pháp đồng bộ đã được thực hiện giúp niềm tin và sự kỳ vọng về việc Hậu Giang sẽ xây dựng được nguồn nhân lực chất lượng cao đang ngày càng lớn dần lên. Đây là nền tảng rất quan trọng để tỉnh thực hiện thắng lợi mọi mục tiêu, chỉ tiêu, định hướng phát triển đã đề ra, vì “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “Muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém”.
Năm 2024, Tỉnh ủy Hậu Giang đề ra nhiệm vụ trọng tâm là về đích sớm các chỉ tiêu trọng yếu của nhiệm kỳ 2020-2025. Theo Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nghiêm Xuân Thành, để thực hiện đạt nhiệm vụ trọng tâm này thì đòi hỏi sự nỗ lực, quyết tâm lớn của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trên cơ sở những quyết sách mạnh mẽ, những bước đi cụ thể và những giải pháp đột phá đúng đắn. Toàn tỉnh tiếp tục phát huy nội lực, tận dụng thời cơ, tranh thủ ngoại lực, khơi dậy tinh thần đổi mới ý chí tự lực tự cường và khát vọng vươn lên, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân trong xây dựng phát triển tỉnh nhà. ---------------------- Hậu Giang có chính sách đặc thù khuyến khích cán bộ không đáp ứng yêu cầu tự nguyện tinh giản biên chế. Theo đó, cán bộ, công chức, viên chức tự nguyện tinh giản biên chế được giải quyết thôi việc và được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định tại Nghị định số 46 ngày 27-4-2010 của Chính phủ quy định về thôi việc và thủ tục nghỉ hưu đối với công chức và Nghị định số 115 ngày 25-9-2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức. Ngoài chế độ trợ cấp thôi việc theo quy định tại 2 nghị định nêu trên, cán bộ, công chức, viên chức tự nguyện tinh giản biên chế được hưởng thêm chính sách hỗ trợ tài chính một lần của tỉnh như: hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức tự nguyện tinh giản biên chế với mức 20 triệu đồng/năm, tính số năm công tác còn lại đến tuổi nghỉ hưu, nhưng tổng số tiền được hỗ trợ không quá 200 triệu đồng/người và số năm được hưởng hỗ trợ không được nhiều hơn tổng thời gian đã công tác của người tự nguyện tinh giản biên chế. |
TRƯỜNG SƠN - CẨM LÌNH
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Xe buýt lao xuống hẻm núi ở Peru: Đã có gần 50 người thiệt mạng
- ·Experts gather to discuss anti
- ·Việt Nam wants to sustain ASEAN resilience to global challenges: Deputy FM
- ·Việt Nam introduces priorities during tenure on UN Security Council
- ·Áp thấp nhiệt đới đang tiến sát Thanh Hóa
- ·Friendship, co
- ·VN, Kenya agree on measures to boost ties
- ·NA Chairwoman meets Belarusian top leaders
- ·BHXH Việt Nam lần thứ ba liên tiếp đứng đầu về ứng dụng Công nghệ thông tin
- ·Two people in Đồng Nai jailed for posting anti
- ·Hà Nội đẩy mạnh các giải pháp thúc đẩy tăng năng suất lao động
- ·NA protests Gov's proposal to reduce its power
- ·NA leader Ngân visits An Giang Province
- ·Julia Roberts to join Michelle Obama for trip to Việt Nam
- ·Bộ Y tế yêu cầu xác minh, xử lý nhà thuốc bán thuốc quá hạn 4 tháng
- ·Việt Nam introduces priorities during tenure on UN Security Council
- ·NA adopts plan on socio
- ·PM: Việt Nam attaches importance to ties with RoK
- ·Thủ tướng chủ trì hội nghị bàn giải pháp ‘tiếp sức’ ngành công nghiệp hỗ trợ
- ·NA debates draft law on PPP