会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【quay thu st】Bí mật nghề sư phạm thời chiến tranh!

【quay thu st】Bí mật nghề sư phạm thời chiến tranh

时间:2024-12-27 11:47:34 来源:Nhà cái uy tín 作者:Thể thao 阅读:176次

Gốc Mít ở nhiều nơi là một địa danh. Trên đường từ Sơn Tây đi Đá Chông,ímậtnghềsưphạmthờichiếquay thu st có một dãy phố bây giờ mang tên Gốc Mít thuộc xã Tản Lĩnh. Vốn trước đây có một cây mít nằm ở ngã ba, một đường rẽ vào Trại nuôi bò giống, quanh đó có vài ba nóc nhà, Người ta bảo nhau: “nhà ấy ở Gốc mít”, “Đến Gốc mít rẽ tay phải…” chẳng hạn. Thế là Gốc mít thành địa danh, mặc dù hình như bây giờ không còn thấy “gốc mít” nữa!

Tuy trình độ một số thầy cô còn chưa cao, cuộc sống gặp muôn vàn khó khăn...nhưng học sinh Việt Nam vẫn vươn lên. Ảnh trong triển làm "Trẻ em Việt Nam thời chiến tranh".
Tuy trình độ một số thầy cô còn chưa cao, cuộc sống gặp muôn vàn khó khăn...nhưng học sinh Việt Nam vẫn vươn lên. Ảnh trong triển lãm "Trẻ em Việt Nam thời chiến".

Nhưng “gốc mít” tôi dùng ở đây đơn giản chỉ là gốc cây mít. Thế sao nó lại thành tên được? Vốn là thế này:

Những năm 1965 – 1970, chiến tranh ác liệt lắm. Thanh niên trai tráng phải đi bộ đội để giải phóng miền nam. Làng nào cũng thế, con trai ở lại phần lớn chỉ thuộc loại “sứt môi lồi rốn”, nghĩa là phế phẩm, loại hai loại ba. Nam giới làm công việc dạy học cũng không thể tránh được. Ban đầu người ta còn tránh cho giáo viên cấp 3 (đã tốt nghiệp đại học), nhưng sau đó thì chẳng chừa ai. Còn giáo viên cấp 1, cấp 2 thì đi ngay từ đầu, như mọi thanh niên khác.

Các trường cấp 1 lúc ấy rất thiếu giáo viên. Nhưng không thể để trẻ em thất học được. Chẳng lẽ lại khuất phục trước bom đạn của đế quốc Mỹ? Mà ngoài học sinh quê hương bản quán ở đó, giờ còn thêm học sinh ở thành phố sơ tán về. Trường lớp sơ tán, đào hầm tránh bom đạn, góp tre dựng lớp, học sinh đi học mang theo mũ rơm,…tất cả đều tốn công tốn sức lắm, nhưng gia đình lo liệu được cả để con em khỏi thất học. 

Nhưng còn giáo viên thì sao?

Người ta phải mở các lớp đào tạo giáo viên thật nhanh để phần nào thỏa mãn nhu cầu. Những lớp ấy được gọi tên chính thức là “sư phạm cấp tốc”. 

Trước đây, số học sinh học hết cấp 2 (tương đương trung học cơ sở bây giờ), chỉ có số ít đã tốt nghiệp vào học tiếp cấp 3 (Hà Nội khi ấy cũng mới chỉ khoảng 30%). Một số tuổi đã lớn đi học trung cấp (sư phạm, y tế, xây dựng, nông nghiệp, …), sau 2 hoặc 3 năm sẽ ra trường, trở thành cán bộ kỹ thuật trung cấp. Còn những người một số do hoàn cảnh gia đình, số đông do học lực kém ở nhà sản xuất, hoặc tham gia các công trường, vào các nhà máy học nghề, làm công nhân. Nguồn tuyển của các lớp sư phạm này chủ yếu nằm ở những người đã học hết lớp 7 còn ở lại nông thôn sản xuất nông nghiệp. Việc tuyển sinh do các phòng giáo dục Huyện lo. Tôi không rõ lắm quy trình của việc tuyển chọn này. 

Nhiều người muốn tham gia lắm, nhất là những người trong diện vì nếu trở thành giáo viên sẽ thoát được cuộc sống “chân lấm tay bùn”. Mà cuộc sống ấy thế nào thì đã được nếm trải mấy năm rồi. Lại ngoài việc hưởng lương ra, còn được đong gạo sổ (sổ mua lương thực), tem phiếu, hàng tháng được mua thịt, mua đường, mua vải…

Không nhiều, nhưng cũng còn hơn là không có! Ở nông thôn lúc này, gia đình có một người làm cán bộ nhà nước đời sống khác hẳn so với những gia đình “thuần nông”. Số lượng học viên đông hay vắng hoàn toàn tùy thuộc vào nguồn ở các xã. Tất cả tập hợp vào một lớp.

Phòng Đào tạo bồi dưỡng thuộc Ty Giáo dục (tương đương Sở bây giờ) phụ trách việc giảng dạy. Phòng chọn một số giáo viên ở các trường cấp 3 dạy hai môn Văn và Toán, còn giáo viên trường Sư phạm trung cấp dạy môn Nghiệp vụ sư phạm. Đó là ba môn học chính, ngoài ra còn một số buổi học chính trị, đường lối chính sách của đảng, … Thời gian học là 3 tháng (trong dịp nghỉ hè).

Vì có thời gian làm việc ở phòng Bổ túc văn hóa của Ty, tôi được mấy anh ở phòng Đào Bồi (gọi tắt Đào tạo bồi dưỡng) biết, nên được chọn đi dạy một lớp ở huyện P.

Học sinh Việt Nam thời chiến tranh. Ảnh trong triển làm "Trẻ em Việt Nam thời chiến".
Học sinh Việt Nam thời chiến tranh. Ảnh trong triển lãm "Trẻ em Việt Nam thời chiến".

Lớp khoảng chừng bốn chục học viên. Toàn là nữ, duy nhất có một nam giới, anh này bị tật ở chân, đi tập tễnh, không đi bộ đội được. Anh đang ở nhà làm văn hóa thông tin (kẻ vẽ khẩu hiệu, tranh cổ động, phát thanh tin tức bằng cái loa sắt tây…bây giờ gọi vui là “cờ đèn kèn trống”) cho xã. Các chị một số đã có gia đình, nhưng chồng đều nhập ngũ (cũng có người chồng làm việc ở cơ quan huyện hoặc tỉnh, nhưng ít lắm). Số chưa có chồng đều đã có người yêu cũng đang ở chiến trường. Có chị hàng ngày đi học mang theo cả con còn đang bú, lại cả mẹ (để trông con). Có nhiều hôm, đang học, nghe tiếng khóc của đứa con, chị ấy lại ngượng nghịu xin ra ngoài. Cho con bú xong, lại vào học tiếp.

Trường sở hồi ấy trước còn ở đình, chùa, từ khi có chiến tranh hầu hết bằng tre lá, nằm rải rác trong làng, mỗi nơi một lớp (đề phòng máy bay). Bàn ghế, bảng đều sơ sài cả. Nhiều nơi, mặt bàn còn phải làm bằng tấm cót đóng trên cái khung tre. Lớp học cũng nhỏ, ngồi bốn năm chục học sinh đã chật chội lắm. Và lại nóng nữa, vì lớp thường đào sâu xuống lòng đất, nửa chìm nửa nổi, phần nổi trên mặt đất lại đắp đất dầy (đề phòng mảnh bom, mảnh đạn). Vì thế, nếu lớp nào hơi đông thì không thể nào ngồi trong một lớp học.

Thầy còn có thể đứng gần cửa ra vào, đón tí gió mát chứ người học thì như hun. Nóng như cái lò! Đành kéo nhau ra một cái gốc cây nào đó lấy bóng râm. Vừa rộng rãi, vừa mát mẻ. Thường là gốc mít vì cây có tán rộng, nhiều khi mát được cả ngày. Cho nên tên thường gọi vui của những lớp này là “sư phạm gốc mít”.

 Những hôm trời nắng to, oi bức, cây cối im phăng phắc. Bỗng có một làn gió thổi qua. Cả lớp “ồ” lên sung sướng, sau đó, cùng cười phá lên vì ai cũng thấy mình “tự nhiên” quá, không nghĩ đang ngồi học. Có khi mất đến năm mười phút mới lại im lặng học tiếp.

Hàng tuần, mỗi môn học hai buổi. Đến lượt ai dạy thì đến.

Học viên theo học vì đã bỏ học lâu rồi, chắc “chữ thầy trả thầy” đã gần hết nên học hành chán lắm. Một hôm, xem quyển vở của một chị thấy chữ viết xấu quá. Mình bảo: “Chết, thế này chị dạy tập viết thế nào được?” Chị ấy cúi gằm mặt xuống, không nói gì. Sau mấy người cùng lớp bảo chị ấy mới học hết lớp 3 đã bỏ học (mà bỏ cũng được hơn chục năm rồi). Nghe cứ bán tín bán nghi. Mãi sau khi tan lớp mói có người giải thích vì là vợ của trưởng phòng giáo dục nên chị ấy vẫn được đi học. Không ai dám nói vì sợ ông chồng là người có quyền phân công sau khi học xong. 

Chủ yếu là thầy nói, trò ghi được chữ nào thì ghi (không có bàn ghế, phải kê vở lên đùi mà viết). Hàng ngày cũng mang tiếng có kiểm tra, nhưng phần lớn học viên chỉ cười trừ vì chưa học, chưa làm. Có hôm mình kiểm tra năm sáu người đều thế cả. Thôi đành nhắm mắt, chẳng biết làm thế nào.

Mình dạy môn Văn còn đỡ, vì họ nghe vẫn còn hiểu, lớp còn giữ được trật tự. Anh Quảng dạy Toán khi nào gặp cũng lắc đầu, kêu “Khổ quá! Chán quá”.  Học trò ở trường còn có thể “mắng mỏ”, phê bình, kiểm điểm. Đây toàn người lớn cả, thầy trò đều sàn sàn tuổi nhau, biết làm thế nào được? Vì không hiểu gì nên học viên toàn “trông trời, trông đất, trông mây”.

Chán thì ngồi thì thầm nói chuyện với nhau. Thầy chán, trò chán, nên cứ hôm nào học Toán là hay được về sớm. Chỉ có khi nào cười là “khiếp”. Để cho đỡ căng thẳng, thỉnh thoảng thầy lại phải kể một câu chuyện cười. Thế là đua nhau cười phá lên, đủ mọi cung bậc, lại còn đấm lưng nhau thùm thụp mà cười. Cười rồi… thở, rồi lại … cười.

Thế mà rồi cũng xong lớp. Ba tháng sau, thành cô giáo cả. Rồi cứ thế, dạy hết lớp này đến lớp khác từ năm nọ qua năm kia. Trong ngành giáo dục hiện nay, không ít người được đào tạo như thế, suốt cuộc đời, chưa hề được học ở một ngôi trường tử tế, chưa bao giờ được học một ông thầy tử tế, họ lấy đâu ra hình mẫu để noi theo trong suốt ba, bốn chục năm hành nghề? Chẳng trách cứ sa sút mãi.

Đây chính là thời kỳ ra đời những câu chuyện thật mà như đùa. Nào là các cô giáo cho thế giới xuất hiện hai nước Một răng và Một rắc (I-răng, I-rắc), nào là ông Lê Văn Nin là con cháu Lê Lợi và cha anh của Lê Văn Tám, người đã tẩm xăng vào người rồi châm lửa đốt kho xăng của Pháp. (Chả là học sinh hỏi: Thưa cô, sao sách lại viết V. Lê-nin? – bài Lê-nin trong hiệu cắt tóc, sách Tập đọc. Cô giáo bảo: Đây là sách họ in nhầm. Đúng phải là Lê-V-Nin, tức là Lê Văn Nin, cũng như Lê Văn Tám.

Lớp giáo viên này đến nay chắc đã về hưu hết rồi…

Đình Giao

(责任编辑:Cúp C2)

相关内容
  • Virus corona có thể ‘biến mất’ khi nhiệt độ không khí ấm lên?
  • Mua nhà Hà Nội sẽ có hộ khẩu kể từ 1/7/2021
  • HLV U23 Malaysia đánh giá cao HLV của U23 Việt Nam
  • Chồng được ủy quyền cho vợ nhận lương từ năm 2021
  • Tạm giữ 950 bao thuốc lá điếu nhập lậu
  • Dự án cao tốc Bắc
  • Đầu tư hơn 4.000 tỷ đồng cho dự án Hồ chứa nước Ia Thul, tỉnh Gia Lai
  • “Gương sáng Pháp luật” góp phần chấn hưng đạo đức dân tộc
推荐内容
  • Sữa dê chưa tiệt trùng từ Side Hill Acres nhiễm khuẩn Listeria
  • “Bệ đỡ” tăng trưởng cho thị trường M&A
  • Sôi nổi giải Bida Carom 1 băng phường Hiệp An mở rộng
  • Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu hoàn thành tuyến chính cao tốc Cam Lộ
  • Thu giữ lượng lớn kem nhập lậu từ Trung Quốc về Việt Nam tiêu thụ
  • FIFA miễn phí 20.000 vé World Cup nữ ở New Zealand