【kqbd hom nay viet nam】Bộ Công Thương “bày cách” nâng hiệu quả xuất khẩu gạo sang ASEAN
Xuất khẩu gạo sang EU tăng mạnh,ộCôngThươngbàycáchnânghiệuquảxuấtkhẩugạkqbd hom nay viet nam giá vượt mức trung bình cả nước | |
Lộc Trời khẳng định vị thế xuất khẩu gạo vào châu Âu | |
Trung Quốc tăng nhập khẩu gạo, cơ hội tốt cho Việt Nam |
Gạo Việt còn nhiều cơ hội thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường ASEAN. Ảnh: Nguyễn Thanh |
Thị trường ASEAN có dân số gần 700 triệu dân và có nhiều nét tương đồng về lối sống, văn hóa và sinh hoạt, đặc biệt khoảng cách địa lý gần với Việt Nam.
Phát biểu tại “Phiên tư vấn xuất khẩu sản phẩm lúa gạo sang thị trường ASEAN" do Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) phối hợp với các Thương vụ Việt Nam tại ASEAN tổ chức ngày 5/5, bà Nguyễn Thị Thu Thủy, Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ xuất khẩu, Cục Xúc tiến thương mại cho rằng, dư địa để tăng trưởng xuất khẩu của nhiều loại hàng hóa Việt Nam sang khu vực ASEAN còn rất lớn, trong đó có mặt hàng gạo.
Trên thực tế những năm qua, gạo là mặt hàng nông sản chính của Việt Nam xuất khẩu sang ASEAN. Trong số các nước ASEAN, sản phẩm lúa gạo của Việt Nam được xuất khẩu chủ yếu sang Philippines.
Năm 2021, Philippines là thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam với lượng xuất khẩu đạt 2,45 triệu tấn, kim ngạch trên 1,25 tỷ USD, giá trung bình 509,7 USD/tấn, tăng 10,7% về lượng, tăng 18,5% về kim ngạch và tăng 7,1% về giá so với năm 2020.
Gạo xuất khẩu sang thị trường này chiếm tới 39,4% trong tổng lượng và chiếm 38% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước.
Ngay trong quý 1/2022, Philippines tiếp tục đứng đầu về tiêu thụ gạo của Việt Nam, chiếm 44,7% trong tổng lượng và chiếm 42,6% trong tổng kim ngạch gạo xuất khẩu của cả nước.
Cụ thể, xuất khẩu gạo sang Philippines đạt 672.136 tấn, tương đương 311,08 triệu USD, giá trung bình 462,8 USD/tấn, tăng mạnh 63,3% về lượng và tăng 41,4% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước.
“Ngoài Philippines, gạo Việt Nam còn được xuất khẩu sang các thị trường quan trọng khác trong ASEAN như Malaysia, Singapore, Indonesia, Brunei”, bà Thuỷ nói.
Phân tích sâu thị trường Singapore, ông Cao Xuân Thắng, đại diện Thương vụ Việt Nam tại Singapore cho biết, nhu cầu nhập khẩu hàng hoá của Singapore khoảng 400-500 tỷ SGD/năm. Trong khi đó, hiện thị trường này chỉ nhập khẩu từ Việt Nam khoảng 6 tỷ SGD/năm. Như vậy, dư địa xuất khẩu từ Việt Nam vào Singapore còn rất lớn.
Singapore tự chủ được xấp xỉ 10 loại lương thực thực phẩm các loại; nhập khẩu nông sản từ Việt Nam chủ yếu là gạo, rau củ quả, hạt điều, cà phê… Trong đó, gạo chiếm trị giá cao nhất cũng chỉ đạt khoảng hơn 0,15% tổng trị giá xuất khẩu các mặt hàng của Việt Nam sang Singapore (số liệu cao nhất năm 2021 là 89,1 triệu SGD).
Nhấn mạnh Singapore là thị trường khó tính, yêu cầu khắt khe về chất lượng và rất cạnh tranh về giá cả, ông Thắng đặc biệt khuyến nghị các doanh nghiệp xuất khẩu phải lưu tâm vấn đề này.
Bên cạnh đó, ông Thắng cũng đưa ra nhiều lưu ý cho doanh nghiệp trong quá trình chào hàng, gửi mẫu hàng hoá tham gia các hội chợ, triển lãm. “Với sản phẩm đang bán trong nước chưa xuất khẩu thường chỉ có tiếng Việt, nên dán thêm nhãn phụ bằng tiếng Anh; nên gửi các sản phẩm mới sản xuất, hạn sử dụng còn dài”, ông Thắng nói.
Bên cạnh đó, các sản phẩm mẫu đựng trong các bao bì mẫu, không phải bao bì thương mại, cần lưu ý chất lượng đóng túi, tránh hở, gây ảnh hưởng chất lượng sản phẩm. Thông tin nên in trên nhãn, không nên viết tay trực tiếp lên bao bì. Thông tin trên nhãn dán cũng phải đầy đủ, rõ ràng.
Về xu hướng xuất khẩu lúa gạo nói chung, đại diện Bộ Công Thương cho biết, những năm về trước, lúa chất lượng cao chỉ chiếm từ 35 - 40% trong cơ cấu sản xuất lúa gạo thì đến năm 2020 con số này đã đạt từ 75 - 80%. Việc này đã đưa giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng lên rất nhanh trong vài năm gần đây, đặc biệt là từ năm 2020.
Cơ cấu gạo xuất khẩu của Việt Nam đang tiếp tục chuyển dịch theo hướng gia tăng các loại gạo thơm, gạo đặc sản, gạo japonica, gạo trắng phẩm cấp cao với giá bán và giá trị gia tăng cao hơn. Mục tiêu xuất khẩu gạo của cả nước cũng đã được điều chỉnh, đến năm 2030 dự kiến chỉ còn khoảng 4 triệu tấn.
Do đó, để nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo sang ASEAN, ngành gạo cần rà soát lại nhu cầu nhập khẩu của từng thị trường trong ASEAN, xác định những thị trường tiêu thụ gạo phẩm cấp thường với giá rẻ, thị trường tiêu thụ gạo cao cấp, gạo thơm…
Ngoài ra, Việt Nam cần chú trọng các chính sách thương mại với các nước trong khu vực, tận dụng tối đa những lợi thế của các Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa ASEAN với các đối tác trên thế giới.
Bên cạnh đó, giải pháp quan trọng được đề cập tới là tiếp tục cải thiện trình độ công nghệ nhằm gia tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa và chuyển dịch cơ cấu sản phẩm, tăng cường thương mại dịch vụ và đầu tư, tăng lợi thế cạnh tranh của Việt Nam.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Các hình thức huy động vốn phổ biến cho doanh nghiệp
- ·Chênh lệch thuế nhập khẩu xăng dầu là điều tất yếu
- ·Doanh thu dưới 100 triệu đồng/năm không phải nộp phí môn bài
- ·Hải quan Đà Nẵng đổi mới, sáng tạo hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp
- ·Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao
- ·Kiểm toán Nhà nước kiến nghị xử lý tài chính trên 7.200 tỷ đồng
- ·Bộ Tài chính triển khai Nghị quyết 60 đẩy nhanh tiến độ giải ngân
- ·Báo cáo tài chính nhà nước: Minh bạch trong sử dụng tiền thuế của dân
- ·Bộ bàn ghế sân vườn Luxvie
- ·40% tiền phí cho vay lại nộp vào Quỹ Tích lũy trả nợ
- ·Đồng loạt tăng giá, xăng RON95
- ·PM wishes to boost exports to Kuwait
- ·Giá xăng dầu hôm nay 4/4/2024: Thế giới và trong nước cùng 'đồng thuận' tăng?
- ·Quản lý sử dụng phí cho vay lại tiết kiệm, hiệu quả
- ·Oái oăm chị dâu
- ·Hải quan TPHCM hoàn hơn 49 tỷ đồng thuế GTGT cho khách nước ngoài
- ·Hải quan Việt Nam tham dự Hội nghị thường niên của Hội đồng hợp tác hải quan
- ·Miễn tiền thuê đất với diện tích tái canh cây cao su
- ·Kinh nghiệm du lịch Chu Lai có thể bạn chưa biết?
- ·Ngày vía Thần Tài không quan tâm giá vàng, có khách phóng tay mua chục lượng