【nhận định sevilla vs】Tạo điều kiện để phụ nữ phát triển
Phụ nữ Hậu Giang không ngừng phấn đấu vươn lên,ạođiềukiệnđểphụnữphttriểnhận định sevilla vs khẳng định vị trí, vai trò của mình trong gia đình và xã hội trong những năm qua.
Chị Giang (bìa trái) trong một lần tham gia chương trình Khát vọng sống. (Ảnh chụp trước đợt dịch).
Những năm qua, để tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển, cấp ủy, chính quyền các cấp luôn quan tâm chú trọng đến công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nữ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp cũng như thực hiện tốt các chính sách đối với cán bộ nữ. Đồng thời, tạo điều kiện để cán bộ nữ được phấn đấu, rèn luyện và trưởng thành qua từng vị trí công tác. Đơn cử như chị Lê Thị Ngọc Giang, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy phường VII, thành phố Vị Thanh. Tham gia công tác từ năm 2002, trải qua các vị trí như Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ phường, rồi đến Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ phường, Phó Chủ tịch UBND phường, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy phường. Dẫu ở cương vị nào, chị đều nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Trong công việc, chị luôn tích cực, nhiệt tình, linh hoạt trong cách xử lý cũng như phối hợp tốt với đồng chí đồng nghiệp để thực hiện tốt nhiệm vụ, chức trách được giao. Là người sinh ra và lớn lên tại địa phương, chị có điều kiện gần gũi lắng nghe tâm tư, những ý kiến đóng góp của người dân, từ đó kịp thời giải đáp những thắc mắc, kiến nghị ngay từ cơ sở. Nhờ đó, người dân luôn đồng tình, ủng hộ các phong trào, kế hoạch của địa phương. Còn đối với gia đình, dẫu bận rộn với công việc cơ quan, nhưng chị vẫn lo chu toàn cho gia đình, vun vén hạnh phúc và chăm sóc tốt cho con cái.
“Bản thân là nữ giới, được cấp trên tin tưởng giao nhiệm vụ, tôi luôn xác định phải nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước để triển khai thực hiện tại địa phương. Đồng thời, luôn lắng nghe ý kiến của Nhân dân, góp phần cùng địa phương chăm lo tốt đời sống người dân, đảm bảo an ninh trật tự, an sinh xã hội”, chị Giang cho biết. Năm 2021, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống người dân, chị cùng với địa phương tích cực vận động xã hội hóa, để trao tặng nhiều phần quà, giúp mọi người vượt qua khó khăn ổn định cuộc sống. Đồng thời, tuyên truyền vận động người dân thực hiện tốt các quy định phòng, chống dịch.
Cùng với chị Giang, nhiều phụ nữ trong tỉnh đã và đang được tạo điều kiện, trao cơ hội để vươn lên khẳng định mình, tham gia đảm nhiệm các vị trí quản lý, chức vụ quan trọng trong hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở. Đến nay, trong lĩnh vực chính trị có 25,6% cơ quan quản lý Nhà nước, chính quyền địa phương các cấp có lãnh đạo chủ chốt là nữ. Tỷ lệ nữ là đại biểu Quốc hội khóa XV tại tỉnh chiếm tỷ lệ 33,3%. Trong nhiệm kỳ 2021-2026, tỷ lệ nữ đại biểu HĐND cấp xã đạt 26,2%, cấp huyện đạt 24,8% và cấp tỉnh đạt 30%.
Không chỉ khẳng định vị thế của mình trong vai trò lãnh đạo, quản lý, phụ nữ tỉnh nhà còn phát huy truyền thống cần cù trong lao động sản xuất, chủ động sáng tạo trong tổ chức thực hiện các phong trào thi đua yêu nước. Không ít chị hiện là chủ các tổ hợp tác, tổ liên kết, điểm bán hàng liên kết, hợp tác xã, doanh nghiệp. Điển hình như Cơ sở sản xuất trà mãng cầu Ánh Nguyệt, Hợp tác xã Kỳ Như, Hợp tác xã trà mãng cầu Diễm Phượng...
Theo bà Nguyễn Ánh Nguyệt, chủ cơ sở sản xuất trà mãng cầu Ánh Nguyệt, ở phường IV, thành phố Vị Thanh, nhờ mạnh dạn khởi nghiệp, gia đình không chỉ có nguồn thu nhập ổn định, phát triển kinh tế mà còn tạo công ăn việc làm cho lao động tại địa phương. Bà Nguyệt kể, năm 2015 gia đình chủ yếu trồng mãng cầu bán trái, với những trái không được đẹp bà thử làm trà, sau khi uống thấy mùi vị khá ngon, đậm đà. Lúc đó, bà gửi trà tặng một số bạn bè uống thử và được mọi người khen ngợi. Nhận thấy loại trà này có tiềm năng phát triển kinh tế, thế là năm 2017 cơ sở sản xuất được thành lập, lúc đầu chủ yếu làm thủ công. Trong quá trình làm trà bà luôn tìm tòi học hỏi, để sản phẩm ngày một hoàn thiện. Đến năm 2020, sản phẩm được công nhận OCOP, từ đây, cơ sở được hỗ trợ máy sấy, số lượng sản phẩm bán ra thị trường tăng hơn trước rất nhiều, bà rất phấn khởi. “Trà mãng cầu được mọi người tin dùng, ngoài tiêu thụ trong tỉnh, cơ sở còn cung cấp đến các tỉnh, thành khác như Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Cà Mau, tỉnh Bạc Liêu, tỉnh Vĩnh Phúc... Năm 2020 vừa qua, cơ sở xuất bán cả tấn trà”, bà Nguyệt chia sẻ.
Những kết quả trên là minh chứng cho thấy dù ở bất kỳ vị trí, lĩnh vực nào phụ nữ vẫn luôn phát huy tinh thần học hỏi, tính cần cù sáng tạo, nỗ lực vươn lên, không chỉ xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc mà còn đóng góp vào sự phát triển của địa phương...
Bài, ảnh: BÍCH CHÂU
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Xe tải mất lái tông xe khách trên quốc lộ, nhiều người bị thương ở Bình Phước
- ·BIDV tổ chức hội thảo về kinh tế xanh
- ·Để có mô hình trang trại sinh thái, trung hòa carbon, Vinamilk chuẩn bị thế nào?
- ·Bộ GD&ĐT đồng hành cùng Vingroup triển khai chương trình 'xanh'
- ·Cảnh sát cơ động hành quân bộ tới khắc phục hậu quả trận lũ ống Lào Cai
- ·Người dân đảo Cù Lao Chàm 'tẩy chay' ống hút nhựa, chai nhựa, túi ni lông
- ·Tập huấn nâng cao năng lực bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp
- ·Chai nhựa, túi nylon đang hủy diệt môi trường Việt Nam ra sao?
- ·Vận hành hệ thống mắt thần soi cao tốc TPHCM
- ·Chống rác thải nhựa: Cần thay đổi nhận thức từ người dân đến doanh nghiệp
- ·Đồng won Hàn Quốc rơi xuống mức thấp nhất trong gần 16 năm
- ·Đẩy mạnh dự án 'Cánh rừng Net Zero', Vinamilk khoanh nuôi tái sinh 25ha rừng ngập mặn Cà Mau
- ·Ly, túi giấy
- ·Vinamilk đẩy mạnh lộ trình giảm 'dấu chân Carbon', hướng đến Net Zero
- ·Apple loại bỏ một biểu tượng gắn với Steve Jobs trên MacBook mới
- ·Pháp luật Môi trường đối với doanh nghiệp
- ·Nâng cao hiệu quả thực thi Luật Bảo vệ môi trường
- ·SOJO Hotels được tôn vinh nhờ chuyển đổi số vì môi trường
- ·Quy định mới về mức hưởng bảo hiểm y tế
- ·Phát động cuộc thi 'Sáng kiến giảm thiểu rác thải nhựa – Huế 2023'