【lich tbn】Đón làn sóng đầu tư mới
Đón làn sóng đầu tư mới.mp3
Vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang chuyển mình mạnh mẽ khi hàng loạt công trình giao thông trọng điểm như cao tốc Cần Thơ - Cà Mau,Đnlnsngđầutưmớlich tbn cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, cầu Rạch Miễu 2, cầu Đại Ngãi, dự án Cao Lãnh - An Hữu; dự án đường Hồ Chí Minh đoạn Rạch Sỏi - Bến Nhất, Gò Quao - Vĩnh Thuận… đồng loạt triển khai đã mở ra cơ hội mới để các địa phương bứt phá phát triển kinh tế.
Các tỉnh ĐBSCL ngày càng có nhiều doanh nghiệp lớn đến đầu tư. Ảnh: H.THU
Chủ động dự án mới
Người dân các xã như Phú Hữu, Phú Tân, Đông Phước, Đông Phước A, thị trấn Ngã Sáu, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang, không ngớt bàn tán về “siêu dự án” khu đô thị du lịch nghỉ dưỡng Mekong rộng tới 2.945ha, vốn đầu tư gần 6,2 tỉ USD vừa được UBND tỉnh Hậu Giang ký ban hành kế hoạch thực hiện. Đây được xem là dự án “khủng” nhất từ trước đến nay ở một tỉnh nhỏ như Hậu Giang, nhằm tạo đà bứt phá khi cao tốc Cần Thơ - Cà Mau chạy ngang qua địa phương này.
Nhiều nông dân vùng này cho biết, xưa nay bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, sống bằng nghề nông nên đâu ai biết gì về đô thị nghỉ dưỡng. Nay nghe chính quyền địa phương thông tin tới đây vùng nông thôn heo hút này sẽ đổi thay, lên đô thị và kéo du khách thập phương về bằng dự án du lịch sinh thái quy mô lớn. Bà con nghe vậy rất mừng cho sự đổi thay trong tương lai nên sẵn sàng di dời chỗ ở để nhường đất cho dự án…
Theo UBND tỉnh Hậu Giang để đón đầu cao tốc Cần Thơ - Cà Mau dự kiến hoàn thành trong năm 2025, tỉnh đã tính toán phương án kêu gọi đầu tư khu đô thị du lịch nghỉ dưỡng Mekong với mục tiêu bảo tồn, phát triển bền vững các giá trị văn hóa, xã hội; tạo ra một đô thị hài hòa với cảnh quan vùng sông nước. Dự án có công viên nước, công viên giải trí cảm giác mạnh, khu phố đi bộ ẩm thực, chợ nổi, sân golf 36 lỗ, trung tâm điều dưỡng và dưỡng lão… Dự án cũng nhấn mạnh đến nét đặc trưng cảnh quan văn hóa Nam bộ. Phát triển hạ tầng đồng bộ, có tính liên kết vùng, trên nguyên tắc thiết kế bền vững, tiết kiệm năng lượng. Thời gian thực hiện từ tháng 8-2024 đến tháng 8-2027.
Thi công mặt bằng Khu công nghiệp VSIP Cần Thơ, ở huyện Vĩnh Thạnh. Ảnh: H.TÂN
Dự án Khu đô thị du lịch nghỉ dưỡng Mekong khi hoàn thành dự kiến thu hút dân số khoảng 300.000 người; quy mô phục vụ du lịch 10.000 lượt khách/ngày. Tất cả được kỳ vọng là cú hích, mở ra không gian kinh tế mới cho tỉnh Hậu Giang nói riêng và khu vực ĐBSCL nói chung. Hiện Tập đoàn VinGroup đặc biệt quan tâm tới dự án này và đề nghị tỉnh Hậu Giang hoàn tất các thủ tục để chính thức đầu tư trong thời gian tới. Lãnh đạo tỉnh Hậu Giang cho rằng đang đứng trước thời cơ vàng để phát triển khi hội tụ những yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hòa, nhất là các dự án cao tốc đi qua. Hậu Giang sẽ tranh thủ mọi điều kiện tốt nhất để thu hút các doanh nghiệp đến đầu tư, tạo ra không gian phát triển mới.
Để dự án sớm được triển khai, UBND tỉnh Hậu Giang cũng giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh tỉnh, UBND huyện Châu Thành, UBND huyện Phụng Hiệp cùng các đơn vị liên quan tham mưu, tổ chức thực hiện kế hoạch bảo đảm chất lượng, hiệu quả; tham mưu Thường trực UBND tỉnh họp định kỳ hàng tháng hoặc đột xuất để chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ của kế hoạch. Các sở, ban, ngành tỉnh và địa phương có liên quan phối hợp, đôn đốc tổ chức triển khai nghiêm túc, đúng tiến độ, đạt hiệu quả các nhiệm vụ được giao...
Còn thành phố Cần Thơ cũng đang quyết liệt triển khai các dự án mới rất tiềm năng, trong đó có dự án khu công nghiệp VSIP Cần Thơ (xã Vĩnh Trinh, huyện Vĩnh Thạnh) giai đoạn 1 rộng hơn 293ha, vốn đầu tư 3.717 tỉ đồng. Theo UBND thành phố Cần Thơ, dự án có vị trí rất chiến lược, bởi nằm ở giao điểm các tuyến cao tốc như Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, Lộ Tẻ - Rạch Sỏi… Địa phương rất kỳ vọng bởi đây là mô hình khu công nghiệp thông minh và bền vững, đồng thời xây dựng thành trung tâm chế biến và phân phối thực phẩm hàng đầu khu vực phía Nam. Khi dự án đi vào hoạt động sẽ tạo công ăn việc làm cho khoảng 20.000-30.000 người. Lãnh đạo Công ty Cổ phần VSIP Cần Thơ, cho biết đến nay đã có hàng chục doanh nghiệp nước ngoài như Mỹ, Nhật, Singapore, Hàn Quốc, Malaysia, Trung Quốc... ký bản ghi nhớ đầu tư vào khu công nghiệp này với diện tích khoảng 100ha, tổng vốn hơn 200 triệu USD...
Theo UBND tỉnh Long An, tỉnh vừa công bố chủ trương đầu tư Khu công nghiệp Thịnh Phát mở rộng ở xã Lương Bình (huyện Bến Lức) với tổng vốn hơn 1.440 tỉ đồng, quy mô gần 113ha. Đây là dự án kết nối với tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành. Phía Tập đoàn CW Wind Corp của Hàn Quốc cũng đã ký biên bản ghi nhớ về thuê đất tại huyện Cần Đước để xây dựng nhà máy sản xuất thiết bị điện gió quy mô lớn, với tổng vốn đầu tư dự kiến 200 triệu USD…
Phát triển giao thông để tăng thu hút đầu tư
Ông Trần Ngọc Tam, Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre cho biết, đầu tháng 10-2024 tỉnh đã khởi công dự án Cầu Ba Lai 8 trên tuyến đường bộ ven biển, là một trong những công trình trọng điểm của địa phương. Dự án có ý nghĩa rất quan trọng trong kết nối giao thông liên vùng, trục giao thông huyết mạch ven biển, đồng thời kết nối giao thông liên hoàn từ Thành phố Hồ Chí Minh - Long An - Tiền Giang - Bến Tre - Trà Vinh - Sóc Trăng - Bạc Liêu. Qua đó, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, nâng cao đời sống người dân của các tỉnh Tây Nam bộ. Khi dự án hoàn thành sẽ mở ra không gian phát triển cho khu vực phía Đông tỉnh Bến Tre, thuận lợi cho thu hút đầu tư, phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn như công nghiệp; năng lượng tái tạo, năng lượng sạch; nuôi trồng, khai thác và chế biến hải sản theo hướng công nghệ cao. Cùng với đó, phát triển khu, cụm công nghiệp; xây dựng các đô thị xanh, thông minh, bền vững gắn với bảo tồn đa dạng sinh học, các hệ sinh thái biển.
UBND tỉnh Bến Tre cũng vừa thỏa thuận hợp tác chiến lược với 20 nhà đầu tư chiến lược và trao quyết định chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 6 dự án với tổng vốn 7.985 tỉ đồng. Trong đó, có dự án phát triển khu đô thị mới Mỹ Hóa (xã Mỹ Thạnh An, thành phố Bến Tre), có khoảng 48,7ha. Đây là một trong 3 dự án đầu tư phát triển khu đô thị mới với tổng vốn đầu tư khoảng 5.500 tỉ đồng, đáp ứng nhiều tiêu chí hướng tới mục tiêu đưa thành phố Bến Tre trở thành đô thị loại 1 vào năm 2030.
Long An lâu nay là điểm sáng về thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) cao ở vùng ĐBSCL. Hiện toàn tỉnh có 1.349 dự án FDI, vốn đăng ký hơn 12,4 tỉ USD; trong đó 635 dự án đi vào hoạt động, tổng vốn đăng ký hơn 4,2 tỉ USD. Theo quy hoạch đến năm 2030, Long An dự kiến thành lập mới 17 khu công nghiệp, với diện tích gần 3.200ha. Hiện tỉnh này đang nỗ lực hoàn thiện hạ tầng như cao tốc Bến Lức - Long Thành; đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh, Vành đai 4 Thành phố Hồ Chí Minh qua Long An… nhằm thuận lợi cho doanh nghiệp đến đầu tư.
Ông Nguyễn Khánh Tùng, Viện trưởng Viện Kinh tế, xã hội thành phố Cần Thơ, cho biết: Theo quy hoạch vùng ĐBSCL thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Chính phủ đề ra mục tiêu phát triển kết cấu giao thông vận tải đa phương thức nhằm kết nối liên vùng và quốc tế; trong đó có phát huy thế mạnh của vùng về giao thông thủy nội địa. Đến năm 2030, đầu tư xây dựng mới và nâng cấp khoảng 830km đường bộ cao tốc, khoảng 4.000km đường quốc lộ, 4 cảng hàng không, 13 cảng biển, 11 cụm cảng hành khách và 13 cụm cảng hàng hóa đường thủy nội địa.
Mới đây, tại hội nghị tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy hạ tầng giao thông vùng ĐBSCL, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lưu ý phát triển giao thông đường thủy, trong đó có hệ thống cảng biển, cảng sông, cảng cạn. Vì vậy, thành phố Cần Thơ đang tập trung và rất kỳ vọng vào việc xây dựng các cảng để phục vụ cho việc vận chuyển hàng hóa trong thời gian tới. Trong năm 2024 này, thành phố Cần Thơ sẽ hoàn thành quy hoạch hệ thống bến cảng, trong đó có việc nghiên cứu mở cảng Ô Môn là cảng mới với chức năng cảng biển tổng hợp hàng hóa, container...
Bộ Giao thông vận tải cho biết, hiện nay ở ĐBSCL đang triển khai 9 dự án giao thông quan trọng quốc gia, với tổng vốn đầu tư khoảng 106.000 tỉ đồng. Trong đó, 6 dự án có kế hoạch hoàn thành trong năm 2025, gồm 4 dự án đường bộ cao tốc với tổng chiều dài 207km. Nỗ lực phấn đấu đến hết năm 2025, cơ bản hoàn thành 600km đường cao tốc vùng ĐBSCL và đến năm 2030 có khoảng 1.200km. Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi để ĐBSCL đẩy mạnh thu hút đầu tư…
H.TÂN - H.THU
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Cha chết vì ong độc đốt, con côi cút xin ăn
- ·Ngân hàng Nhà nước: Việc gia hạn cơ cấu nợ theo Thông tư 14 là không cần thiết
- ·4 cách làm kem hoa quả siêu ngon ngay tại nhà giải nhiệt ngày hè
- ·Bill Gates chi 155 triệu USD mua cổ phẩn Tập đoàn FCC của Tây Ban Nha
- ·‘Sống’ bằng tiền vay thì ‘chết’ vì lãi suất
- ·Hai giám đốc của HP tại Pakistance bị bắt vì trốn thuế
- ·Gõ cửa từng nhà tặng khẩu trang, chung tay phát cơm 0 đồng
- ·Lời chúc ngày Quốc tế Thiếu nhi 2021 hay, ý nghĩa nhất
- ·Chung tay vì môi trường, sẻ chia cùng phụ nữ
- ·Một ngày ở nơi thông quan mặt hàng hoa quả tươi
- ·Valentine không anh!
- ·Những đại gia bỗng chốc trắng tay
- ·192 tỷ USD mua máy bay: Hàng không vùng Vịnh lập kỷ lục mới
- ·Hàng hóa nhập siêu qua cảng TPHCM gần 6,5 tỷ USD
- ·Bài viết đạt giải chủ đề “Yêu nhanh sống thoáng nên không?”
- ·Những đại gia bỗng chốc trắng tay
- ·Cuba đề xuất luật mới nhằm tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài
- ·‘Không dọn được mâm cơm tử tế cho chồng là phụ nữ vụng’
- ·Bảo vệ tài sản với vân tay, mã số và ứng dụng trên két sắt cao cấp Philips
- ·Altice chi 17 tỷ Euro mua công ty viễn thông lớn thứ 2 của Pháp