【ty. le keo】TPHCM: Tuyển dụng nhiều lao động những tháng cuối năm
Thiếu lao động, doanh nghiệp đưa ra nhiều chính sách hấp dẫn để tìm người. |
Thông tin về thị trường lao động 9 tháng năm 2024, ông Phạm Văn Cẩn, Phó Giám đốc Falmi cho biết, thị trường lao động có xu hướng phát triển tích cực phù hợp với xu hướng kinh tế và nhu cầu phát triển của TPHCM.
Trong 9 tháng, Trung tâm đã thực hiện khảo sát 52.175 lượt doanh nghiệp với 230.378 chỗ làm việc. Nhu cầu tuyển dụng tăng cao, đặc biệt ở các ngành công nghiệp công nghệ, dịch vụ, hành chính và bất động sản. Doanh nghiệp ưu tiên tuyển dụng lao động có trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực công nghệ thông tin, kế toán - kiểm toán, marketing,… đồng thời chú trọng đào tạo và phát triển kỹ năng cho lực lượng lao động.
Trên cơ sở kết quả khảo sát cung - cầu lao động 9 tháng đầu năm, Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực quý 4/2024 cần khoảng từ 78.120 – 83.328 lao động.
Ghi nhận thực tế từ doanh nghiệp, ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch Hội Dệt may thêu đan TPHCM cho biết, hiện đơn hàng của doanh nghiệp dệt may hồi phục tương đối tốt. Nửa cuối năm 2024, tăng trưởng của ngành dự kiến tăng 15% so với nửa đầu năm.
Việc đơn hàng dệt may xuất khẩu hồi phục đáng kể là nhờ luồng đơn hàng dịch chuyển từ Bangladesh sang các nước xung quanh trong đó có Việt Nam.
Tuy nhiên, ông Phạm Xuân Hồng khẳng định, sự phục hồi của đơn hàng dệt may chủ yếu do sức mua tại các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam phục hồi, đẩy đơn hàng tăng lên. Luồng đơn hàng dịch chuyển từ Bangladesh cũng chỉ mang tính tạm thời.
Công ty TNHH May mặc Triple Việt Nam (huyện Củ Chi, TPHCM) đang mở rộng sản xuất với 30 chuyền may, đang cần tuyển khoảng 1.000 lao động phổ thông để đáp ứng khối lượng đơn hàng lớn và liên tục trong năm. Để thu hút lao động, ngoài đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ hấp dẫn, doanh nghiệp này không yêu cầu ứng viên có tay nghề nhưng vẫn được hưởng lương trong suốt thời gian đào tạo miễn phí. Ngoài ra, công ty còn hỗ trợ các khoản phụ cấp mỗi tháng cho công nhân như xăng xe và nhà trọ với mức 600.000 đồng, chuyên cần 500.000 đồng, trợ cấp thâm niên 700.000 đồng sau 10 năm làm việc.
Đơn hàng phục hồi là tín hiệu tốt nhưng nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động như dệt may, da giày… gặp không ít khó khăn trong tuyển dụng thêm lao động.
Đại diện Công ty TNHH May mặc Song Ngọc (quận Bình Tân) cho biết, để đáp ứng nhu cầu sản xuất, công ty mở thêm 4 chuyền may, do đó phải liên tục tuyển công nhân nhưng đến nay vẫn còn thiếu khoảng 100 lao động. Hay Công ty Cổ phần Việt Hưng (quận 12, TPHCM) đã mở sẵn dây chuyền, có nhu cầu tuyển dụng thêm khoảng 180 công nhân để vào làm việc ngay. Việc tuyển dụng lao động khó khăn ngay cả với công ty lớn, trả lương cao và phúc lợi xã hội tốt.
Lý giải về nguyên nhân thiếu lao động, bà Trần Lê Thanh Trúc, Trưởng phòng Việc làm - An toàn lao động (Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TPHCM) cho biết, qua khảo sát tình hình tuyển dụng lao động của hơn 23.000 doanh nghiệp cho thấy có một số doanh nghiệp khó khăn khi tuyển dụng lao động, lý do chính là cung - cầu chưa gặp nhau.
Cụ thể, có trường hợp doanh nghiệp trả lương thấp, người lao động không hài lòng; có doanh nghiệp “chê” kỹ năng của người lao động chưa đạt yêu cầu… Với những doanh nghiệp thâm dụng lao động, việc sa thải người cũ và tuyển dụng người mới diễn ra quanh năm. Một số thời điểm tăng mạnh nhu cầu tuyển dụng như cuối năm, đơn hàng nhiều… Lúc đó, họ cần tuyển số lượng lớn lao động trong thời gian ngắn sẽ diễn ra tình trạng khó tuyển mang tính thời điểm.
Để giải quyết khó khăn trên, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TPHCM đã chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ việc làm TPHCM tăng cường tổ chức các sàn giao dịch việc làm, kết nối doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng với người lao động có nhu cầu tìm việc.
Ngoài ra, để giải quyết vấn đề thiếu lao động vào dịp cuối năm, theo các chuyên gia, đầu tư máy móc thiết bị, nâng cao năng lực sản xuất là rất cần thiết. Doanh nghiệp cũng cần gia tăng các chính sách trợ cấp nhằm giữ chân người lao động.
Về phía doanh nghiệp, để có thể tận dụng cơ hội thị trường đang tốt lên, các nhà sản xuất mong muốn các tổ chức tín dụng không tiếp tục cắt giảm hạn mức tín dụng và tăng lãi suất cho vay. Cùng với đó, việc tăng chi phí đầu vào, như tăng lương tối thiểu vùng, tăng giá điện càng làm gia tăng áp lực cho các doanh nghiệp, trong khi đó giá đơn hàng không tăng thậm chí bị đàm phán giảm. Để hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn này, Nhà nước cần có các chính sách giảm áp lực tăng giá đầu vào nhằm tạo tạo lợi thế cạnh tranh tốt hơn cho các doanh nghiệp.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Thị trường hàng hóa Tết Kỷ Hợi phong phú, giá cả ổn định
- ·Thu giữ 28 bức tranh cổ Tây Tạng
- ·Cảm giác sống trong thành phố lạnh nhất thế giới ở Nga sẽ như thế nào?
- ·Khách sạn xây 'sát vách' nơi ở của 'Chúa Sơn Lâm' bị buộc đóng cửa
- ·Thịt heo giá rẻ hơn rau bán tràn lan trên mạng
- ·“Đóng băng” du lịch vì dịch, gia chủ Đà Nẵng chi 3 tỷ đồng làm nhà vườn nghỉ dưỡng đẹp mê
- ·'Giải mã' những chi tiết bí mật có tác dụng 'sống còn' trên máy bay
- ·Cách ly tại khách sạn
- ·Soát xét chất lượng giáo sư, phó giáo sư: Sao lại vừa 'đá bóng vừa thổi còi'?
- ·Bánh tôm Frittata đắt gấp trăm lần bánh tôm Hồ Tây
- ·Nhiều hãng điện thoại lớn của Trung Quốc nằm trong 'danh sách đen' của Mỹ
- ·Người đàn ông thả gián vào nồi lẩu
- ·Quán bánh cuốn 3 đời đông khách
- ·Hệ lụy của giá dầu thấp
- ·Hiến kế nghiên cứu, sản xuất vacxin dịch tả lợn Châu Phi
- ·Muôn vàn phong tục đón mừng năm mới 'độc nhất vô nhị'
- ·Báo Mỹ: Tên lửa Trung Quốc có thể xuyên thủng hệ thống THAAD
- ·Mỹ khẳng định sẽ điều tàu chiến tới gần "đảo nhân tạo của Trung Quốc"
- ·Kế hoạch tổng thể năng suất quốc gia: KHCN và ĐMST là động lực chính
- ·Mỹ thừa nhận máy bay Nga xuất hiện để bảo vệ căn cứ ở Syria