【ban xep han y】Làm gì để hút người nước ngoài đầu tư vào bất động sản du lịch?
Đầu tư vào bất động sản có thể sẽ chậm lại trong nửa đầu 2020 vì dịch Covid-19 | |
Tạm dừng nhập cảnh với người nước ngoài vào Việt Nam từ ngày 22/3 | |
Bất động sản 2020: Sản phẩm nào lên ngôi? |
Chưa có quy định pháp luật nào cho phép người nước ngoài sở hữu BĐS du lịch. Ảnh: Internet. |
Mặc dù có nhiều lợi thế phát triển BĐS du lịch, song Việt Nam chưa phát huy được lợi thế trong hút đầu tư của người nước ngoài vào phân khúc này. Mới đây, ông Đoàn Văn Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam đã kiến nghị nhiều giải pháp hữu hiệu nhằm hút người nước ngoài đầu tư vào BĐS du lịch.
Theo ông Đoàn Văn Bình, dù đã quy định người nước ngoài được phép mua nhà ở tại Việt Nam nhưng nhìn chung việc người nước ngoài sở hữu nhà còn nhiều khó khăn do các quy định của pháp luật hiện hành còn chồng chéo, thiếu đồng bộ.
Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, từ khi Luật Nhà ở năm 2014 có hiệu lực đến cuối năm 2019, mới có gần 800 tổ chức, cá nhân nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam tập trung tại các địa phương như Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu...
Đối với các loại hình BĐS khác ngoài nhà ở như BĐS du lịch, chưa có quy định pháp luật nào cho phép người nước ngoài sở hữu. Thực tế, các giao dịch trong lĩnh vực BĐS du lịch đang được thị trường vận dụng theo như giao dịch về nhà ở.
Việc thu hút nguồn vốn của nhà đầu tư nước ngoài vào BĐS du lịch Việt Nam được đánh giá là sẽ mang lại những lợi ích thiết thực như: góp phần làm thị trường BĐS du lịch tăng trưởng và thanh khoản tốt hơn, giúp tăng lượng khách du lịch đến Việt Nam, thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch và nền kinh tế; thúc đẩy sự đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm trên thị trường.
Trên cơ sở đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam và tham khảo kinh nghiệm của các nước, đại điện Hiệp hội BĐS Việt Nam đề xuất 6 giải pháp liên quan tới cơ chế, chính sách nhằm thu hút người nước ngoài đầu tư vào bất động sản du lịch Việt Nam trong thời gian tới.
Một là, xây dựng chính sách “Việt Nam - Ngôi nhà thứ hai” (Vietnam My Second Home), cấp visa định cư có thời hạn bằng thời hạn sở hữu BĐS cho người nước ngoài mua BĐS tại Việt Nam.
Hai là,cần quy định thông thoáng hơn về điều kiện sở hữu BĐS của người nước ngoài. Theo khoản 2 Điều 14 Luật Kinh doanh BĐS về “Đối tượng được mua, nhận chuyển nhượng, thuê, thuê mua BĐS của DN kinh doanh BĐS” thì người nước ngoài chỉ được mua nhà ở, chưa được mua các loại hình BĐS khác như BĐS du lịch trong khi nhu cầu thực tế của người nước ngoài đối với loại hình sản phẩm này là rất lớn.
“Việc cho người nước ngoài mua công trình xây dựng không phải là nhà ở như BĐS du lịch sẽ góp phần thu hút nguồn vốn lớn đầu tư vào phân khúc BĐS này mà vẫn có thể quản lý bằng các quy định về điều kiện, thủ tục mua BĐS của người nước ngoài, tương tự như quy định đối với nhà ở”, ông Bình nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, cần sửa đổi quy định về quyền mua BĐS của người nước ngoài, nên theo kinh nghiệm của các nước quy định loại trừ những loại BĐS mà người nước ngoài được sở hữu bao gồm các nhóm sản phẩm có ảnh hưởng tới an ninh quốc phòng, an sinh xã hội.
“Điều này vừa thể hiện chính sách thông thoáng, thu hút đối với người nước ngoài vừa thuận tiện cho quá trình tìm hiểu thông tin của nhà đầu tư”, ông Đoàn Văn Bình nói.
Ba là, sửa đổi đồng bộ quy định của Luật Đất đai với quy định về sở hữu bất động sản của người nước ngoài. Hiện nay thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với nhà ở cho cá nhân nước ngoài đang gặp khó khăn do có sự bất cập, thiếu đồng bộ giữa Luật Đất đai 2013, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh BĐS 2014, cần được sửa đổi trong thời gian sắp tới.
Ba giải pháp tiếp theo được đại diện Hiệp hội BĐS đề cập tới là: có chính sách miễn visa cho khách du lịch; Đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo sự thống nhất trong áp dụng pháp luật; Có chính sách quảng bá về đất nước, con người, du lịch và thị trường BĐS trong đó có BĐS du lịch Việt Nam.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Bình Định từng bước thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị
- ·Giá vàng hôm nay 31/10: Tiếp tục bùng nổ, leo lên đỉnh mới
- ·Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc yêu cầu thu thuế ngay với Temu
- ·Cà Mau thu hút đầu tư, phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng
- ·Nhận định, soi kèo Marbella vs Atletico Madrid, 03h30 ngày 5/1: Đá chơi thắng thật
- ·Khởi động chương trình kích cầu 'Chạm Sa Pa – Chạm những tầng mây' nhiều ưu đãi
- ·'Cát Bà cần mở rộng không gian để thêm dư địa phát triển du lịch xanh'
- ·Cà Mau thu hút đầu tư, phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng
- ·Điều tra nguyên nhân nước suối Đá Bàn ở Đắk Nông bị nhuộm màu đen kịt
- ·Giá cà phê hôm nay 27/10: Tăng trở lại, trong nước cao nhất 110.000 đồng/kg
- ·Công bố giải thưởng ASEAN ICT Awards 2016 tại Việt Nam
- ·Giá cà phê hôm nay 26/10: Đồng loạt giảm
- ·Có được cho người khác dùng tài khoản ngân hàng của mình?
- ·Chưa được cấp phép, Temu vẫn dùng đủ chiêu trò giữ chân khách Việt
- ·Dự báo 2025: Tác nhân AI mở ra kỷ nguyên mới
- ·Giá xăng có thể giảm, giá dầu dự báo tăng trong kỳ điều hành chiều nay
- ·VNDirect: Tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2024 có thể đạt 6,9%
- ·Giá cà phê hôm nay 29/10: Thế giới tăng, trong nước giảm
- ·Dự báo thời tiết 1/8: Mưa lớn nhiều nơi, Trung bộ nắng nóng
- ·Sẽ thu VAT với hàng nhập dưới 1 triệu đồng về Việt Nam để chặn sàn TMĐT né thuế