【vòng loại cúp úc】Khánh Hòa: Nợ thuế giảm dần và trong tỷ lệ cho phép
Tỷ lệ nợ thuế đang ở mức 4,ánhHòaNợthuếgiảmdầnvàtrongtỷlệchophévòng loại cúp úc8%
Trao đổi với phóng viên TBTCO về tình hình nợ thuế trên địa bàn, Cục trưởng Lương Văn Ngà cho biết, tính đến cuối tháng 9/2019, tổng số tiền thuế nợ trên địa bàn cơ quan thuế đang quản lý là 749,4 tỷ đồng, tăng 55,9 tỷ đồng, tăng 8% so với nợ tại thời điểm 31/12/2018 chuyển sang.
Cơ quan thuế thực hiện đối thoại với DN nợ thuế nhằm tìm hiểu khó khăn, vướng mắc để có giải pháp tháo gỡ khó khăn cho DN trong thực hiện nghĩa vụ thuế với nhà nước. Ảnh: Tuấn Nguyễn |
Trong đó, nợ thông thường là 402,6 tỷ đồng, tăng 9%; nợ khó thu là 325 tỷ đồng, tăng 7%; nợ chờ điều chỉnh là 21 tỷ đồng, tăng 29%.
Nếu tính theo lĩnh vực thì tiền thuế nợ trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh là 568 tỷ đồng, chiếm 76% tổng số thuế nợ phải thu, tăng 44 tỷ đồng, tăng 8% so với nợ tại thời điểm 31/12/2018 chuyển sang. Trong đó, thuế nợ thông thường (trừ nợ các khoản thu từ đất) là 245,9 tỷ đồng, chiếm 61%.
Tính nợ các khoản thu từ đất là 181 tỷ đồng, tăng 11,4 tỷ đồng, tăng 7% so thời điểm 31/12/2018, chiếm 24% trong tổng nợ phải thu. Trong đó, nợ thông thường các khoản thu từ đất là 156,6 tỷ đồng, chiếm 39%.
Cục trưởng Lương Văn Ngà cho biết thêm, nếu phân theo khu vực quản lý thì đến hết tháng 9/2019, tổng nợ do Phòng Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế quản lý trên 370 tỷ đồng, tăng 33 tỷ đồng, tăng 10% so với thời điểm 31/12/2018. Trong đó, nợ thông thường là 261 tỷ đồng, tăng 29 tỷ đồng, tăng 13%. Tổng nợ do khối các chi cục thuế quản lý là 531 tỷ đồng, tăng 10%.
“Với tổng nợ thuế nêu trên, thì tỷ lệ nợ thuế trên tổng dự toán thu ngân sách do Cục Thuế Khánh Hòa quản lý đang là 4,8%; nếu tính tỷ lệ nợ thông thường trên tổng dự toán giao là 2,6%. Nếu tính theo khu vực quản lý thì, tỷ lệ nợ thuế do bộ phận quản lý nợ thuộc văn phòng cục thuế quản lý đang là 3,5%. Tỷ lệ nợ do khối các chi cục thuế hiện đang là 8,8%, cao hơn so với mức quy định Tổng cục Thuế giao” – ông Ngà nói.
Quyết tâm không để nợ thuế tăng
Chia sẻ thêm với phóng viên về nguyên nhân các khoản nợ thuế trên địa bàn, Cục trưởng Lương Văn Ngà cho biết, tính đến nay, trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa nhiều doanh nghiệp (DN) còn để nợ thuế kéo dài, nợ thuế gối đầu. Mặc dù nhiều lần cơ quan thuế đã mời DN đến làm việc, nhiều lần cưỡng chế nhưng thường xuyên nêu khó khăn, để nợ gần 90 ngày hoặc chờ khi có quyết định cưỡng chế mới nộp.
Có trường hợp DN khiếu kiện tiền thuế phải nộp, cụ thể là Công ty TNHH Pegas nợ hơn 50 tỷ đồng. Việc xử lý tại tòa án kéo dài đã ảnh hưởng đến công tác thu hồi nợ thuế; ảnh hưởng khả năng thu đạt chỉ tiêu nợ năm 2018 chuyển sang do khoản nợ lớn, chiếm 13% nợ thông thường năm 2018 chuyển sang.
Đến 30/9/2019, Cục Thuế Khánh Hòa cũng đã ban hành 1.275 quyết định cưỡng chế thu hồi nợ đọng thuế năm 2018 chuyển sang, với số tiền phải thu là 178 tỷ đồng; lũy kế đã thu được 173,5 tỷ đồng, đạt 97% số nợ phải thu theo các quyết định cưỡng chế.
Cùng với đó, các DN khai thác khoáng sản thường xuyên để nợ tiền cấp quyền khai thác khoáng sản do đây là khoản nộp khá lớn. Các dự án được khấu trừ tiền bồi thường, hỗ trợ vào nghĩa vụ tài chính thường có quá trình đền bù, giải tỏa kéo dài; thủ tục ghi thu ghi chi gặp vướng mắc, chậm giải quyết. Từ đó, khoản nợ nghĩa vụ tài chính để kéo dài cũng làm cho số nợ chung không giảm, ngoài ra phát sinh tiền chậm nộp.
Ngoài ra, nhiều DN vướng mắc về các căn cứ xác định nghĩa vụ tài chính về đất kéo dài, các cơ quan thẩm quyền chậm giải quyết; tiền chậm nộp phát sinh rất lớn, đây cũng là yếu tố góp phần làm tăng nợ thuế. Cùng với đó, các khoản nợ từ đất lớn nhưng khó cưỡng chế do còn các vướng mắc như đã nêu. Điều này ảnh hưởng đến việc giảm nợ đọng trong năm 2019 cũng như thực hiện chỉ tiêu thu nợ các cấp lãnh đạo giao.
Chia sẻ về giải pháp thu nợ những tháng cuối năm, đại diện Cục Thuế Khánh Hòa cho biết, đơn vị tiếp tục thực hiện tốt các chỉ thị, công văn của các cấp lãnh đạo về tăng cường quản lý nợ và thu hồi nợ đọng thuế. Cơ quan thuế tiếp tục phối hợp tốt với các sở, ngành liên quan như: xây dựng, tài nguyên và môi trường và chính quyền các cấp phối hợp nắm bắt các hoạt động xây dựng vãng lai, khai thác khoáng sản của các doanh nghiệp (đặc biệt của DN ngoài tỉnh) diễn ra trên địa bàn, thu kịp thời các khoản thuế phát sinh vào ngân sách tránh tình trạng để nợ đọng dẫn đến nợ khó thu.
Đồng thời, cơ quan thuế tiếp tục duy trì phối hợp với cơ quan công an trong công tác đôn đốc, thu hồi nợ thuế; trực tiếp làm việc, đối thoại với các đối tượng nợ thuế lớn, kéo dài để đôn đốc thanh toán nợ thuế, qua đó nắm bắt tình hình để tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho DN thanh toán tiền thuế nợ; duy trì thực hiện việc công khai thông tin DN nợ thuế trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh./.
Văn Tuấn
(责任编辑:Thể thao)
- ·Cây trầm hương để làm gì? Công dụng của gỗ trầm hương
- ·Thủ tướng: Không run sợ, không quá lo lắng nhưng không chủ quan!
- ·Sàm sỡ nữ sinh phạt 200 nghìn: Yêu cầu Bộ Công an sửa quy định
- ·Bố mẹ phải làm gương cho con trong việc sử dụng điện thoại thông minh
- ·Vàng trong nước đứng giá, vàng thế giới giảm nhẹ
- ·Thanh tra Chính phủ, Bộ Ngoại giao bổ nhiệm nhân sự mới
- ·Thủ tướng chủ trì họp Thường trực Chính phủ về phòng chống COVID
- ·Tổng bí thư, Chủ tịch nước gửi thư chúc mừng Nhà vua Nhật Bản
- ·Tiếp tục siết chặt đăng kiểm xe ô tô trong năm 2023
- ·Hoạt động của Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân tại Pháp
- ·Tour Lý Sơn 2 ngày 1 đêm giá rẻ của DANAGO có gì?
- ·Điều chỉnh thời gian sơ tuyển đối với tuyển sinh quân sự năm 2021
- ·Chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp
- ·Hà Nội có Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc mới
- ·Địa chỉ massage cổ vai gáy uy tín ở quận 5, TP.HCM
- ·Thủ tướng: Việt Nam không còn tình trạng lây nhiễm COVID
- ·Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2020: Thành kính hướng về cội nguồn tiên tổ
- ·Quyết không để dịch bệnh quay trở lại
- ·Sửa Luật Đầu tư công: Chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm, từ quản lý sang kiến tạo phát triển
- ·Chuyện ít biết về căn hầm chứa gần ba tấn vũ khí dùng để đánh chiếm Dinh Độc Lập