【kết quả trận midtjylland】Bàn kế thu hút và giữ chân các “đại gia” công nghệ
Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Khoa học và Công nghệ vừa phối hợp tổ chức Hội thảo Thu hút đầu tưnước ngoài vào lĩnh vực công nghệ cao và thúc đẩy chuyển giao công nghệ. Đây là sự kiện quan trọng nằm trong chuỗi các hoạt động tổng kết 35 năm thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Phát biểu tại Hội thảo,ànkếthuhútvàgiữchâncácđạigiacôngnghệkết quả trận midtjylland Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông đã khẳng định, thời gian qua, thu hút đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực công nghệ cao và thúc đẩy chuyển giao công nghệ tại Việt Nam đã đạt được một số kết quả tích cực.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông phát biểu tại Hội thảo (Ảnh: Đức Trung) |
Một trong những ví dụ cụ thể, đó là Việt Nam đã thu hút được các dự ánđầu tư của các tập đoàn lớn như Samsung, Intel, LG, Panasonic…
“Việc các tập đoàn công nghệ toàn cầu đang đầu tư mạnh mẽ vào lĩnh vực sản xuất công nghệ tại Việt Nam, khiến thị trường nội địa đang mở rộng nhanh chóng”, Thứ trưởng Trần Duy Đông nói.
Các điểm “được” khác được Thứ trưởng Trần Duy Đông nhắc tới đó là doanh nghiệpđầu tư nước ngoài là nhân tố thúc đẩy doanh nghiệp trong nước cải thiện năng suất, đổi mới công nghệ…; đưa doanh nghiệp Việt Nam từng bước tham gia vào chuỗi sản xuất toàn cầu…
Tuy vậy, các tồn tại, hạn chế cũng đã được Thứ trưởng Trần Duy Đông thẳng thắn chỉ ra. Chẳng hạn, mặc dù được đánh giá sử dụng máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất hiện đại hơn nhưng không quá vượt trội so với doanh nghiệp trong nước; chủ yếu ở mức độ hiện đại trung bình, hoặc trung bình tiên tiến của khu vực…
Chưa kể, việc cập nhật công nghệ, tỷ lệ doanh nghiệp đầu tư cho R&D còn hạn chế; mục tiêu về chuyển giao công nghệ trong thời gian qua chưa đạt được như mong đợi; sự lan tỏa công nghệ từ doanh nghiệp đầu tư nước ngoài sang doanh nghiệp trong nước vẫn còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn tới.
Liên quan đến vấn đề này, phát biểu tại Hội thảo, ông Đặng Đình Tùng, Phó vụ trưởng Vụ Đánh giá, thẩm định và giám sát công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cho biết, các hợp đồng chuyển giao công nghệ những năm qua chủ yếu đến từ nhà đầu tư Nhật Bản, Hàn Quốc, EU, Mỹ, ASEAN. Các lĩnh vực được các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đăng ký chuyển giao công nghệ gồm điện tử, viễn thông, ô tô, xe máy, dược phẩm, y tế, hóa dầu, mỹ phẩm, khai thác chế biến khoáng sản, xây dựng.
Tuy nhiên, thực tế, hầu hết việc chuyển giao công nghệ này được thực hiện từ công ty mẹ sang công ty con, mà ít có sự chuyển giao cho doanh nghiệp Việt.
Ông Trần Toàn Thắng, Viện Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cũng bày tỏ sự lo ngại khi các tác động lan tỏa từ khu vực đầu tư nước ngoài tới khu vực trong nước còn hạn chế.
Theo ông Thắng, việc tiếp nhận được công nghệ từ phía nhà đầu tư nước ngoài cũng phụ thuộc nhiều vào phía Việt Nam. “Nhiều doanh nghiệp đầu tư nước ngoài muốn đầu tư cho R&D, muốn đầu tư công nghệ cao hơn nhưng lại gặp khó vì thiếu nguồn lao động kỹ thuật cao”, ông Trần Toàn Thắng nói.
Toàn cảnh Hội thảo (Ảnh: Đức Trung) |
Vậy lời giải cho bài toán này là gì?
Theo Thứ trưởng Trần Duy Đông, để giữ chân được những tập đoàn công nghệ lớn, ngoài việc giữ ổn định kinh tếvĩ mô, chính sách ưu đãi thuế, phí, đất đai phù hợp, Việt Nam cần chuẩn bị đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp, nhà xưởng, điện, nước và hạ tầng xã hội và nhân lực chất lượng cao nội địa.
Bên cạnh đó, cần xây dựng chính sách và cơ chế liên kết giữa hai loại hình doanh nghiệp, bao gồm phát triển công nghiệp hỗ trợ, liên kết theo chuỗi cung ứng sản phẩm, chuyển giao và ứng dụng công nghệ.
“Các doanh nghiệp trong nước cũng cần chủ động trong việc tìm kiếm các kênh chuyển giao công nghệ thông qua hợp đồng mua phát minh, bản quyền, thương quyền, hợp tác nghiên cứu với cơ quan, tổ chức trong nước, chuyển giao công nghệ thông qua đầu tư nước ngoài, không bị động trong việc tìm kiếm công nghệ thích hợp với từng doanh nghiệp”, Thứ trưởng Trần Duy Đông nói.
Các đề xuất khác được đề cập tại Hội thảo cũng bao gồm việc rà soát, xây dựng cơ chế ưu đãi bổ sung nhằm ứng phó với vấn đề thuế tối thiểu toàn cầu; sửa đổi, bổ sung các quy định về doanh nghiệp công nghệ cao, tiêu chí sản phẩm công nghệ cao; cần có chiến lược phát triển các ngành công nghiệp chủ lực; có cơ chế ưu đãi gắn với doanh nghiệp chuyển giao công nghệ, đào tạo nhân lực chất lượng cao…
(责任编辑:La liga)
- ·Xe khách đâm dải phân cách, lật ngang trên quốc lộ 1A
- ·Thủ tướng Singapore ngã quỵ khi phát biểu trực tiếp
- ·Bột ngọt và hội chứng nhà hàng Trung Quốc
- ·Nhiều chính sách kinh tế sát sườn có hiệu lực từ 1/9
- ·Hà Nội muốn xây dựng tiếp đường Vành đai 5
- ·Vụ máy bay quân sự rơi ở Phú Yên: Tổ chức lễ truy điệu phi công
- ·Tình hình chiến sự Syria mới nhất hôm nay 11/9/2016
- ·Thủ đoạn ăn tiền đường dây cá độ trăm tỷ giới đại gia Đà Thành
- ·Công an phường ở Hà Nội trả lại gần 44 triệu đồng cho người đánh rơi
- ·Những đớn đau ở lại sau cơn lũ kinh hoàng vừa quét qua Lào Cai
- ·Chung cư mini sai phạm: Không thể làm ngơ trước những cảnh báo từ sớm
- ·Xe máy 'kẹp ba' lao vun vút trong đêm gặp tai nạn
- ·Lễ khai giảng năm nay sẽ diễn ra nhanh chóng, chỉ trong 1 tiếng đồng hồ
- ·Chính phủ yêu cầu kiểm tra việc bổ nhiệm Phó GĐ Sở ở Thanh Hóa
- ·Đoạn ngập đường cao tốc Phan thiết – Dầu Giây, thiết kế có vấn đề
- ·Xe taxi chở cán bộ quản lý thị trường lao xuống vực, 2 người chết
- ·Tai nạn giao thông mới nhất 24h qua ngày 12/9
- ·Tài xế xe tải cứu xe khách được cộng đồng mạng tôn vinh anh hùng
- ·Hầm chui cửa ngõ TPHCM ngập nặng, người dân lại chật vật di chuyển
- ·Nơi nào có xe gắn máy nhiều nhất tại Việt Nam?