【kết quả bóng đá pháp ligue 1】Tạo sức bật lớn đưa thương hiệu Gạo Việt Nam vươn xa
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan. |
Nếu không có “Đề án Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030”,ạosứcbậtlớnđưathươnghiệuGạoViệtNamvươkết quả bóng đá pháp ligue 1 thì ngành hàng lúa gạo Đất Chín Rồng sẽ ra sao, thưa Bộ trưởng?
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang phối hợp cùng các bộ, ngành, các tổ chức, đơn vị liên quan làm rõ nét hơn sự khác biệt giữa việc tham gia Đề án và không tham gia Đề án là như thế nào. Khi tiếp xúc một doanh nghiệpngành hàng lúa gạo, một hợp tác xã, một người nông dân trồng lúa, chúng ta sẽ nói gì về tính thuyết phục và sự phù hợp của Đề án ra sao.
Theo tôi, để triển khai Đề án một cách hiệu quả, đồng bộ, chúng ta cần có câu trả lời thỏa đáng cho những câu hỏi như thế này. Nhất quán về mục tiêu, đồng thuận trong hành động. “Thịnh vượng khởi đầu từ người trồng lúa - Vì người tiêu dùng- Vì môi trường xanh” luôn là mối quan tâm xuyên suốt của Đề án.
Bên cạnh các chỉ tiêu về năng suất, sản lượng, Đề án hướng tới việc chuyển đổi theo tư duy kinh tếnông nghiệp, nâng cao chất lượng, chuẩn hoá giống, chuẩn hoá quy trình canh tác, chuẩn hoá công nghệ thu hoạch và sau thu hoạch, chuẩn hoá mã vùng trồng, truy xuất nguồn gốc.
Từ tăng trưởng đơn giá trị, lấy giá cả hạt gạo làm mục tiêu, Đề án đặt ra mục tiêu tăng trưởng tích hợp đa giá trị, gắn với mô hình tăng trưởng xanh, nông nghiệp tuần hoàn, theo chuỗi ngành hàng.
Đề án góp phần đưa thương hiệu gạo Việt Nam vươn xa. |
Để Đề án khả thi và đạt như kỳ vọng, cần có những yếu tố, cơ sở và giải pháp nào?
Cần khắc phục tính phân mảnh, manh mún, nhỏ lẻ, tự phát trong sản xuất, kinh doanh lúa gạo vùng ĐBSCL, Đề án xác định yêu cầu tiên quyết: “chuyên nghiệp hoá ngành hàng lúa gạo”, thông qua việc hình thành đội ngũ nông dân chuyên nghiệp, cập nhật tri thức, kỹ năng cho nông dân, nâng cao năng lực quản trị, khả năng hợp tác của những tổ chức nông dân, hợp tác xã nông nghiệp, đủ năng lực liên kết bền vững với doanh nghiệp.
Đề án phác thảo “bức tranh” phát triển tổng thể hơn, bao trùm hơn. Nhiều cơ hội việc làm được tạo ra, thu nhập cho người trồng lúa được cải thiện, nhờ những ngành nghề đa dạng, bổ trợ nhau trong khu vực kinh tế nông thôn. Nhờ vào các hình thức hợp tác, liên kết, nhờ vào các chính sách hỗ trợ từ Nhà nước, doanh nghiệp, các nhà tài trợ quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, người trồng lúa có thể tham gia tích cực hơn, chủ động hơn vào chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo ở những công đoạn phù hợp.
Tiếp cận đồng bộ các cơ chế chính sách như Nghị quyết số 13 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Nghị quyết 120 về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu, Đề án tập trung vào các giải pháp liên kết ngành hàng lúa gạo trong vùng. Từ không gian liên kết cấp vùng, hình thành các cụm liên kết ngành lúa gạo, xây dựng các trung tâm dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp cấp huyện, liên huyện, cấp vùng. Các trung tâm này có chức năng khuyến nông, đặc biệt là thông qua các Tổ Khuyến nông Cộng đồng, hỗ trợ nông dân tiếp cận cơ giới hoá, hướng dẫn ứng dụng chuyển đổi số, quảng bá, kết nối thị trường, kiến thức kinh tế xanh, nông nghiệp tuần hoàn, kỹ năng giúp nâng cao năng suất lao động…
Chủ động thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu, khắc phục hạn chế, hệ luỵ về thoái hoá đất, môi trường thiên nhiên, đa dạng sinh học của phương pháp canh tác truyền thống, Đề án mong muốn tạo dựng hình ảnh một ngành hàng lúa gạo “minh bạch, trách nhiệm, bền vững”.
Kỳ vọng càng cao, áp lực càng lớn, Đề án không chỉ nhận được sự quan tâm lớn lao của bộ, ngành trung ương và địa phương, các tổ chức, đối tác quốc tế, mà còn hàng triệu bà con nông dân trồng lúa, hợp tác xã, cộng đồng doanh nghiệp ngành hàng lúa gạo.
Nhưng làm sao để Đề án không lặp lại “vết xe đổ” của một số đề án từng nhận được kỳ vọng trước đây vướng phải, như nhiều ý kiến quan ngại trong thời gian qua, thưa Bộ trưởng?
Theo tôi, đây là một câu hỏi rất thẳng, rất thật, gợi lên bao tâm tư, trăn trở.
Đó là lý do chúng ta tiếp tục ngồi với nhau ngày hôm nay, để thẳng thắn nhìn nhận, chỉ ra những điểm cần lưu ý, những điều có thể gây ra vướng mắc, để cùng tìm ra giải pháp và thống nhất về kế hoạch triển khai thực hiện khả thi, hiệu quả, để cùng lạc quan về bao kết quả tích cực phía trước của ngành hàng lúa gạo ĐBSCL.
“Điều gì không đo lường được, thì không quản trị được. Điều gì không đo lường được, thì cũng không cải tiến được”. Đề án này hướng tới đa mục tiêu, nhưng cách thức vận hành, xác lập lộ trình, cách thức đo lường, đánh giá... cần đi vào cụ thể. Việc đo lường, đánh giá theo từng thời điểm, mốc tiến độ, vừa giúp điều chỉnh linh hoạt theo thị trường trong ngắn hạn, vừa bảo đảm việc kiên trì, nhất quán mục tiêu trong dài hạn. Đề án đề cao vai trò sáng tạo từ thực tiễn của các địa phương trong vùng.
Kế tiếp, cần mở rộng đối tượng tham gia vào các khâu triển khai, định kỳ đánh giá… Trung ương và địa phương, khu vực công và khu vực tư, doanh nghiệp và nông dân, hiệp hội ngành hàng và tổ chức nông dân, hợp tác xã, các chuyên gia, các nhà tài trợ, tổ chức quốc tế, các cơ quan truyền thông…
Để Đề án đạt được hiệu quả thực tế trên những cánh đồng, cần đến cách thức tiếp cận “ngoài khung”, ngoài những cách nghĩ, cách làm quen thuộc. Cần đến sự đổi mới linh hoạt, chủ động, không ngừng từ thể chế, các vấn đề mang tính nguyên tắc, đến từng nội dung quản trị, vận hành cụ thể, chi tiết.
Hơn hết, cần thấu hiểu rằng, Đề án không chỉ mang yếu tố kỹ thuật đơn thuần, mà tích hợp đa dạng yếu tố kinh tế - xã hội, trong đó người nông dân có năng lực hợp tác là trung tâm; doanh nghiệp có vai trò liên kết, kết nối dẫn dắt thị trường; các chuyên gia, nhà khoa học khuyến nghị, hướng dẫn ứng dụng chuẩn hóa, Nhà nước vai trò khởi tạo và hỗ trợ bằng cơ chế chính sách; địa phương có vai trò tích hợp, lồng ghép các nguồn lực và nhất là sáng tạo trong triển khai thực hiện.
Mùa Xuân - mùa khởi đầu của bao kỳ vọng và ước mơ tốt đẹp, Bộ trưởng có lời chúc gì nhân dịp đầu Xuân Giáp Thìn 2024?
Với thông điệp “Thịnh vượng khởi đầu từ người trồng lúa”, tôi mong rằng, Đề án sẽ tạo sức bật lớn đưa thương hiệu Gạo Việt Nam vươn xa, tạo thêm thu nhập và cải thiện đời sống của người nông dân, nhất là gần 2 triệu nông hộ vùng ĐBSCL.
Xin gửi lời chúc năm mới “gạo xanh, sống lành” đến mọi người, mọi nhà Việt Nam trong và ngoài nước.
(责任编辑:La liga)
- ·Phát triển đô thị bền vững
- ·Nokia đang sống bằng gì
- ·Doanh nghiệp lữ hành "hiến kế" thúc đẩy du lịch Việt
- ·Lai Châu: Khát vọng vươn xa từ Techfest Việt Nam 2022
- ·Đầu năm chơi đá cầu may
- ·Nhiều trường các nước ASEAN quan tâm đến cuộc thi Sinh viên với an toàn thông tin
- ·Đã tới lúc thay đổi tư duy sống sang
- ·Chờ đợi gì ở sự kiện Galaxy Z Fold4 và Flip4 của Samsung?
- ·Sôi nổi chương trình văn nghệ 'Khát vọng Thanh niên
- ·Vì sao Vinamilk chọn sữa hạt là bước tiến chiến lược tại thị trường Hàn Quốc
- ·Quân đội Nhân dân Việt Nam
- ·Facebook Live Shopping đóng cửa từ ngày 1/10
- ·Cao Bằng sẽ chọn một số dịch vụ công chỉ tiếp nhận hồ sơ trực tuyến
- ·Cựu kỹ sư Apple nhận tội đánh cắp bí mật thương mại xe hơi
- ·Ám ảnh một gia đình phải sống tồi tàn cạnh lợn
- ·Lời khuyên đặc biệt từ Steve Jobs
- ·Cổ đông lo rủi ro khi Techcombank tập trung vào khách hàng lớn và bất động sản
- ·Chính sách thuế hỗ trợ doanh nghiệp hậu Covid
- ·Số giàu đem đến dửng dưng?
- ·VASEP kiến nghị bỏ quy định về mã số, mã vạch đối với hàng xuất khẩu