会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【tin chuyển nhượng arsenal 24h】Vị thế, vai trò của Việt Nam tại Liên Hợp quốc ngày càng được nâng cao!

【tin chuyển nhượng arsenal 24h】Vị thế, vai trò của Việt Nam tại Liên Hợp quốc ngày càng được nâng cao

时间:2025-01-11 07:26:58 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhận Định Bóng Đá 阅读:666次

tt

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Tổng Thư ký Liên Hợp quốc Antonio Guterres

Đồng thời bảo đảm nguồn lực đầy đủ cho các hoạt động của LHQ,ịthếvaitròcủaViệtNamtạiLiênHợpquốcngàycàngđượcnâtin chuyển nhượng arsenal 24h nhất là hỗ trợ các nước đang phát triển.

Phiên thảo luận cấp cao khóa 73 Đại hội đồng Liên Hợp quốc (LHQ) diễn ra từ ngày 25/9 - 1/10/2018, với chủ đề: “Làm cho LHQ gắn bó với tất cả người dân: Lãnh đạo toàn cầu và chia sẻ trách nhiệm vì các xã hội hòa bình, công bằng và bền vững”. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Phiên thảo luận chung cấp cao khóa 73 Đại hội đồng LHQ.

Phiên thảo luận cấp cao khóa 73 Đại hội đồng LHQ diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến hết sức nhanh chóng, khó lường. Chủ nghĩa đa phương, luật pháp quốc tế đứng trước nhiều thách thức. Chủ nghĩa dân tộc, cực đoan bạo lực, xu hướng bảo hộ gia tăng. Tập hợp lực lượng tại LHQ biến động linh hoạt, lợi ích đan xen phức tạp. Việc Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tham dự Phiên họp quan trọng này của Đại hội đồng LHQ một lần nữa khẳng định đường lối đối ngoại nhất quán của Việt Nam, đó là độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, phát huy vai trò của Việt Nam tại các cơ chế hợp tác đa phương.

Với thông điệp: “Tăng cường đối tác toàn cầu vì một thế giới hòa bình, công bằng và phát triển bền vững cho mọi người dân”, trong đó đề cao việc tuân thủ luật pháp quốc tế, ngăn ngừa và giải quyết hòa bình các tranh chấp, không sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực, Việt Nam nhấn mạnh sự cần thiết thúc đẩy chủ nghĩa đa phương, tăng cường quan hệ đối tác toàn cầu chia sẻ trách nhiệm; nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cải tổ để LHQ trở nên mạnh mẽ, dân chủ, hiệu quả hơn, đồng thời bảo đảm nguồn lực đầy đủ cho các hoạt động của LHQ, nhất là hỗ trợ các nước đang phát triển.

Tại Phiên thảo luận chung cấp cao khóa 73 Đại hội đồng LHQ, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres sẽ báo cáo về công việc chung của tổ chức, nhấn mạnh đề cao chủ nghĩa đa phương, vai trò quan trọng của LHQ trong việc ứng phó với các thách thức mang tính toàn cầu, nhất là trong bối cảnh năm qua một số xung đột đang gia tăng căng thẳng, bất bình đẳng tăng, biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng…

LHQ chính thức ra đời vào ngày 24/10/1945, trải qua hơn 70 năm phát triển, trở thành tổ chức toàn cầu rộng rãi nhất với sự tham gia của hầu như toàn bộ các quốc gia độc lập trên toàn cầu. Vai trò và hoạt động của LHQ được mở rộng về mọi mặt, nỗ lực hướng tới thực hiện các tôn chỉ, mục đích đã được đề ra, qua đó đem lại những tác động tích cực, to lớn đến đời sống quốc tế và từng dân tộc.

Từ 51 quốc gia thành viên khi được thành lập năm 1945, LHQ hiện có 193 quốc gia thành viên và trở thành một hệ thống toàn diện gồm 6 cơ quan chính, nhiều cơ quan phụ trợ, 20 tổ chức chuyên môn và 5 Ủy ban kinh tế - xã hội đặt ở các khu vực, hàng chục quỹ và chương trình, hoạt động trên tất cả các lĩnh vực từ giải quyết và ngăn ngừa xung đột, giải trừ quân bị và không phổ biến, chống khủng bố, bảo vệ người tị nạn, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, cho đến thúc đẩy dân chủ, nhân quyền, bình đẳng giới, phát triển kinh tế - xã hội…

Với những thành tựu quan trọng đã đạt được, LHQ được cộng đồng quốc tế thừa nhận là tổ chức toàn cầu có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống chính trị quốc tế và là nền tảng không thể thiếu cho một thế giới hòa bình, thịnh vượng, công bằng hơn.

Việt Nam chính thức gia nhập LHQ ngày 20/9/1977. Kể từ đó, quan hệ của Việt Nam với LHQ ngày càng phát triển. Vị thế, vai trò của Việt Nam tại LHQ ngày càng được nâng cao. Việt Nam chủ động, tích cực phối hợp với các nước không liên kết và đang phát triển để đấu tranh, bảo vệ các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương LHQ như nguyên tắc về bình đẳng chủ quyền, không can thiệp công việc nội bộ của các nước, không sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực, bảo vệ lợi ích của các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam...

Trong lĩnh vực hoà bình, an ninh, Việt Nam luôn nhất quán trong việc đề cao các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và Hiến chương LHQ trong việc giải quyết các xung đột, tranh chấp quốc tế bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực.

Việt Nam đã có nhiều đóng góp tích cực trong lĩnh vực giải trừ quân bị và chống phổ biến vũ khí, nhất là giải trừ vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí huỷ diệt hàng loạt khác. Trên cương vị ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an (HĐBA) LHQ nhiệm kỳ 2008-2009, Việt Nam đã tham gia tích cực vào các nỗ lực ngăn ngừa khủng hoảng, gìn giữ hoà bình, có những đề xuất quan trọng về bảo vệ phụ nữ và trẻ em trong xung đột, thúc đẩy quyền con người và xây dựng hoà bình hậu xung đột, cải tiến phương pháp làm việc của HĐBA.

Với tư cách là điều phối viên của ASEAN tại HĐBA, Việt Nam đã thay mặt các nước ASEAN phát biểu tại nhiều phiên thảo luận mở về các vấn đề ASEAN quan tâm. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đóng góp tích cực vào tiến trình thương lượng liên chính phủ của ĐHĐ LHQ về vấn đề cải tổ HĐBA.

Tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ là điểm sáng thể hiện tinh thần đối tác có trách nhiệm của Việt Nam. Tháng 6/2014, Việt Nam lần đầu tiên cử lực lượng tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc. Việt Nam cũng đã cử 27 sĩ quan quân đội và đang chuẩn bị cử bệnh viện dã chiến cấp hai tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc. Mới đây ngày 25/6, Cục Hỗ trợ thực địa LHQ đã công bố kết quả thanh sát địa điểm huấn luyện gìn giữ hòa bình của LHQ tại các nước thuộc ASEAN, theo đó Việt Nam cùng với ba nước là Campuchia, Indonesia, Thái Lan được chọn làm địa điểm huấn luyện gìn giữ hòa bình quốc tế luân phiên. Việt Nam cũng đang nỗ lực để sắp triển khai bệnh viện dã chiến cấp II tại Nam Sudan.

Trong lĩnh vực phát triển, Việt Nam được đánh giá là hình mẫu điển hình về sự thành công trong hợp tác giữa Việt Nam và LHQ. Việt Nam từ một nước thu nhập thấp trở thành nước thu nhập trung bình, hợp tác giữa Việt Nam và LHQ chuyển trọng tâm từ hỗ trợ kỹ thuật sang tư vấn chính sách thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, tập trung vào các lĩnh vực như xóa đói giảm nghèo bền vững, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng thể chế, bình đẳng giới... Theo đó, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là tiến hành đổi mới chính sách kinh tế, chính sách xã hội. Các dự án của LHQ là nguồn hỗ trợ đáng kể cho Chính phủ Việt Nam trong việc xây dựng chính sách phát triển, nâng cao năng lực quản lý của các cơ quan và trình độ cán bộ trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới. Đồng thời, LHQ tiếp tục có những đóng góp có giá trị đối với việc nâng cao trình độ kỹ thuật sản xuất, phát triển nguồn nhân lực khoa học-kỹ thuật, giải quyết các vấn đề xã hội khác của Việt Nam. Với sự trợ giúp hiệu quả của LHQ, Việt Nam là một trong những quốc gia thành công trong thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ.

Sáng kiến Thống nhất Hành động – Một LHQ là Một Ngôi nhà chung, được cụ thể hóa bằng việc xây dựng Ngôi nhà Xanh chung LHQ tại Hà Nội. Đây là Ngôi nhà chung LHQ đầu tiên thân thiện với môi trường, được khánh thành nhân dịp Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-Moon thăm Việt Nam tháng 5/2015. Là một trong tám nước thí điểm triển khai Sáng kiến Thống nhất hành động trên thế giới, nhìn chung, sáng kiến này đã đóng góp vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng cường gắn kết hệ thống các tổ chức LHQ tại Việt Nam.

Hiện Việt Nam đang nỗ lực triển khai Chương trình nghị sự phát triển bền vững 2030, Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu, Sáng kiến của LHQ về ứng phó với El Nino và La Nina…

Trong nhiệm kỳ 2016-2018, với tư cách thành viên Hội đồng Kinh tế - Xã hội (ECOSOC), Việt Nam đã hoạt động tích cực trong mảng kinh tế - phát triển tại LHQ, nắm bắt xu thế, các chuyển động lớn của thế giới trong lĩnh vực phát triển để chủ động tham mưu xây dựng và triển khai các chính sách phát triển, nêu các nhu cầu, quan tâm của Việt Nam cần sự hỗ trợ của LHQ, góp phần huy động nguồn lực cho phát triển thông qua hoạt động của các quỹ, Chương trình tại Việt Nam.

Ngày 5/7/2018, Việt Nam và LHQ đã ký Kế hoạch Chiến lược chung mới (OSP) cho giai đoạn 2017 - 2021 giữa Chính phủ Việt Nam và 18 cơ quan LHQ. Đây là dấu ấn quan trọng nêu bật cam kết mạnh mẽ của LHQ và Chính phủ Việt Nam trong Chương trình Hành động quốc gia thực hiện các mục tiêu phát biển bền vững.

Trong lĩnh vực bảo vệ quyền con người, Việt Nam luôn thực hiện nghiêm túc trách nhiệm của các quốc gia thành viên thông qua việc tiến hành các báo cáo rà soát và phổ quát (UPR), đồng thời tích cực tham gia vào việc bảo vệ quyền con người trên thế giới. Được tín nhiệm bầu vào Hội đồng Nhân quyền (nhiệm kỳ 2014-2016), Việt Nam đã tham gia tích cực vào các nỗ lực thúc đẩy quyền con người trên thế giới, đã đề xuất và được thông qua Nghị quyết về tác động của biến đổi khí hậu với quyền trẻ em, đưa ra và tham gia nhiều sáng kiến như bảo vệ quyền lao động của người khuyết tật, bảo đảm môi trường làm việc an toàn cho người lao động trên biển, tăng cường giáo dục, phòng chống buôn bán phụ nữ và trẻ em gái.

Bạn bè quốc tế đánh giá tích cực về những đóng góp của Việt Nam. Điều này thể hiện qua việc Việt Nam đã được tín nhiệm bầu vào các cơ quan hết sức quan trọng của LHQ như HĐBA LHQ nhiệm kỳ 2008-2009, Ủy ban Kinh tế, xã hội của LHQ nhiệm kỳ 2016-2018; Năm 2017 Đại sứ Nguyễn Hồng Thao được bầu làm thành viên của Ủy ban Luật pháp quốc tế. Và ngày 25/5/2018 vừa qua, tại cuộc họp của Nhóm châu Á - Thái Bình Dương tại LHQ, các nước đã nhất trí thông qua đề cử Việt Nam là ứng cử viên duy nhất của nhóm vào vị trí Ủy viên không thường trực HĐBA (nhiệm kỳ 2020-2021) tại cuộc bầu cử sẽ được tổ chức vào tháng 6/2019. Việc Nhóm châu Á - Thái Bình Dương nhất trí thông qua đề cử Việt Nam thể hiện sự ủng hộ và tín nhiệm cao của các nước trong khu vực đối với vai trò và năng lực của Việt Nam.

Quán triệt và thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng, Việt Nam sẽ tiếp tục đóng góp tích cực vào việc duy trì hòa bình, ổn định, phát triển bền vững ở khu vực và trên thế giới, đồng thời phấn đấu đưa quan hệ hợp tác với LHQ đi vào chiều sâu, có hiệu quả thiết thực. Việt Nam sẽ tiếp tục cùng các nước thành viên đề cao các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương LHQ và luật pháp quốc tế, thúc đẩy các mối quan hệ quốc tế công bằng, bình đẳng, hữu nghị và hợp tác, bảo đảm lợi ích chính đáng của tất cả các nước, nhất là các nước đang phát triển./.

Theo dangcongsan

(责任编辑:World Cup)

相关内容
  • Những cuốn sách cho phép 'trông mặt mà bắt hình dong'
  • Thông tin tiêm chủng vắc xin Covid
  • Ông Phan Văn Mãi làm Chủ tịch UBND TP HCM
  • TP.HCM: Sở Giao thông Vận tải đề xuất bổ sung 71.700 tỷ đồng vốn ngân sách cho giao thông
  • Tài xế bán tải chạy lấn làn đường xe máy, 'làm xiếc' trên cầu
  • World Cup Nữ 2023: HLV Hà Lan tuyên bố không chủ quan trước Việt Nam
  • Giải bóng đá 7 người vô địch quốc gia 2023 khu vực miền Nam: Hấp dẫn tấm vé dự vòng chung kết
  • Lịch thi đấu và trực tiếp Vòng Chung kết World Cup Nữ 2023
推荐内容
  • Ấn tượng không gian trưng bày quảng bá văn hóa
  • Nhiều mô hình “Dân vận khéo” thiết thực
  • Dòng tiền cho các hãng bay
  • Lai Châu đề xuất Thủ tướng gỡ vướng Dự án hầm đường bộ Hoàng Liên
  • Giá vàng hôm nay (4/1): SJC tăng nhẹ, vàng nhẫn nóng rẫy
  • Tổ máy số 1 Nhiệt điện Thái Bình 2 vận hành ở mức 602 MW thành công