【đội hình al-nassr gặp al raed】Chặn cửa "tuồn" tiền mua nhà ở nước ngoài để lấy quốc tịch
Chặn cửa "tuồn" tiền mua nhà ở nước ngoài để lấy quốc tịch
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang tính toán việc “chặn” tình trạng cá nhân đầu tư bất động sản để định cư ở nước ngoài mà không nhằm mục tiêu đầu tư,ặncửatuồntiềnmuanhàởnướcngoàiđểlấyquốctịđội hình al-nassr gặp al raed kinh doanh.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang tiến hành lấy ý kiến dự thảo Nghị định về đầu tư ra nước ngoài. Một trong những điểm mới của dự thảo Nghị định này là bổ sung điều kiện đầu tư ra nước ngoài đối với ngành, nghề kinh doanh bất động sản.
Theo đó, điều kiện để đầu tư kinh doanh bất động sảnở nước ngoài là “nhà đầu tư là doanh nghiệp thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp”.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, để hạn chế những rủi ro lách luật trong hoạt động đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản của cá nhân ở nước ngoài, Luật Đầu tư năm 2020 đã quy định kinh doanh bất động sản là lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài có điều kiện.
“Việc quy định điều kiện nhà đầu tư phải là pháp nhân sẽ giúp công tác quản lý nhà nước thuận lợi và chặt chẽ hơn, tránh tình trạng cá nhân đầu tư bất động sản để định cư ở nước ngoài mà không nhằm mục tiêu đầu tư, kinh doanh”, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nêu rõ trong dự thảo tờ trình.
Ngoài ra, dự thảo bổ sung quy định các trường hợp cá nhân không được đầu tư ra nước ngoài dẫn chiếu theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp năm 2020. Đó là các cá nhân không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam (Điều 2 Dự thảo Nghị định).
Cụ thể, các trường hợp cá nhân không được đầu tư ra nước ngoài là Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức; Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp…; Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước; Người chưa thành niên, người bị hạn chế/mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, biện pháp xử lý hành chính…, đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng: Việc bổ sung quy định nêu trên là cần thiết, phù hợp và thống nhất với các pháp luật trong nước về cán bộ, công chức, lực lượng công an, quân đội; đảm bảo cá nhân khi đầu tư ra nước ngoài đã có đầy đủ tư cách pháp lý và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
“Quy định nêu trên cũng giúp hạn chế các trường hợp cá nhân đang có vấn đề ràng buộc trong nước khi đầu tư ra nước ngoài để hạn chế những rủi ro có thể có như tẩu tán tài sản…”, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh.
- ·Giải ngân vốn đầu tư công 6 tháng đạt 28,6% kế hoạch của năm 2023
- ·Khánh Hòa công bố 182 dự án nhà ở thương mại
- ·Điều tra nguyên nhân nam thanh niên chết cháy trong cabin xe tải
- ·Tập trung các giải pháp kéo giảm tai nạn giao thông
- ·Các chính sách bắt đầu có hiệu lực từ tháng 11/2022
- ·Công an Tp.Dĩ An: Xứng đáng là đơn vị quyết thắng
- ·Bộ Y tế: F0 không được ra khỏi nhà
- ·Những giá trị khác biệt Coteccons & Unicons mang lại cho dự án Diamond Crown Hai Phong của DOJILAND
- ·Thủ tướng chỉ thị nâng cao hiệu quả đầu tư nước ngoài trong giai đoạn mới
- ·Chế độ hỗ trợ đối với hộ mới thoát nghèo trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- ·Sửa đổi Luật thuế giá trị gia tăng để chống gian lận và chống thất thu thuế
- ·Hé lộ kênh đầu tư “quốc dân” mới cho nhà đầu tư vốn nhỏ
- ·100 căn boutique hotels dự án Regal Legend hết hàng ngay sau mở bán
- ·Sôi nổi các hoạt động trong Tháng Thanh niên
- ·Lexus Thăng Long
- ·Đà Nẵng: Hoàn thành chung cư cho người có công cách mạng trong năm 2024
- ·Đừng để quá muộn!
- ·Quậy phá vì… chủ quán không ngồi tiếp khách
- ·Triển lãm 'Vinfast
- ·Đà Nẵng: Vì sao dự án Trung tâm phần mềm và công nghệ cao Viettel chưa triển khai?