会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kết quả vòng loại cúp úc】Để tăng đơn hàng, kiến nghị bỏ hạn ngạch tôm xuất khẩu vào Hàn Quốc!

【kết quả vòng loại cúp úc】Để tăng đơn hàng, kiến nghị bỏ hạn ngạch tôm xuất khẩu vào Hàn Quốc

时间:2025-01-11 08:39:32 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C1 阅读:170次
Sản xuất tôm xuất khẩu tại Công ty CP Thủy sản Cà Mau. 	Ảnh: N.H
Sản xuất tôm xuất khẩu tại Công ty CP Thủy sản Cà Mau. Ảnh: N.Huế

Thị trường Nhập khẩu mực, bạch tuộc lớn nhất

Bà Kim Thu, chuyên gia thị trường tôm của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), trong giai đoạn từ 2015 đến 2023, sau khi Hiệp định VKFTA có hiệu lực, các sản phẩm thủy sản XK sang Hàn Quốc đều ghi nhận tăng trưởng đáng kể. Trong đó, tôm tăng 37%, mực và bạch tuộc tăng 51%, cá loại khác (trừ cá ngừ, cá tra) tăng 4%. Kim ngạch XK cá ngừ và nhuyễn thể khác tăng mạnh 3 con số tuy nhiên những sản phẩm này chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ, XK nhuyễn thể hai mảnh vỏ giảm nhẹ.

Theo bà Kim Thu, Hàn Quốc là thị trường nhập khẩu mực, bạch tuộc lớn nhất của Việt Nam, chiếm 37% tổng giá trị XK. Trong khi, Việt Nam đứng thứ 2 về cung cấp mực, bạch tuộc cho Hàn Quốc, sau Trung Quốc. Việt Nam 22% tổng giá trị nhập khẩu mực, bạch tuộc vào Hàn Quốc.

Năm 2023, XK mực, bạch tuộc sang Hàn Quốc đạt hơn 247 triệu USD, giảm 8% so với năm 2022.

Vụ xả nước thải hạt nhân của Nhật Bản có tác động, làm giảm nhu cầu nhập khẩu hải sản của Hàn Quốc từ Nhật Bản. Hàn Quốc không ban hành lệnh cấm NK thủy sản từ Nhật Bản nhưng tăng cường kiểm tra hàng từ Nhật Bản. Bên cạnh đó, Trung Quốc là nguồn cung mực, bạch tuộc lớn nhất cho Hàn Quốc. Lệnh cấm nhập khẩu thủy sản từ Nhật Bản của Trung Quốc, cũng khiến nguồn cung mực, bạch tuộc từ Trung Quốc cho các thị trường như Hàn Quốc giảm sút do thiếu hụt nguyên liệu chế biến.

Năm 2023, Hàn Quốc tăng 4% nhập khẩu mực sống, tươi, đông lạnh từ Việt Nam.

Dự kiến XK mực, bạch tuộc của Việt Nam sang Hàn Quốc sẽ tiếp tục tăng trưởng dương trong quý đầu năm 2024 khi lệnh cấm nhập khẩu hải sản Nhật Bản vào Trung Quốc vẫn chưa được dỡ bỏ.

Vướng quy định về hạn ngạch

Năm 2023, XK tôm Việt Nam sang Hàn Quốc đạt 343 triệu USD, giảm 27% so với năm 2022. Lạm phát cao, tiền mất giá, lãi suất tăng, người dân chi tiêu tiết kiệm, tồn kho nhiều là những nguyên nhân khiến XK tôm Việt sang thị trường này giảm trong năm 2023.

Hiện nay, XK tôm sang Hàn Quốc vẫn đang vướng phải vấn đề hạn ngạch nhập khẩu. Các doanh nghiệp đang chịu chi phí không nhỏ để có được hạn ngạch. Hiệp hội VASEP đã có kiến nghị gửi Chính phủ và Bộ Công Thương, mong được quan tâm và chỉ đạo việc xem xét bãi bỏ hạn ngạch đối với Tôm Việt Nam xuất khẩu vào Hàn Quốc trong khuôn khổ Hiệp định Thương mại VKFTA tại kỳ rà soát trong năm 2024.

Theo VASEP, hiện lượng tôm Việt Nam XK vào Hàn Quốc đã vượt xa mức hạn ngạch cho phép (15.000 tấn/năm, thuế nhập khẩu 0%), và thực trạng các nhà nhập khẩu Hàn Quốc phải “đấu thầu” để có hạn ngạch nhập tôm Việt Nam với chi phí không nhỏ, 14-16% giá trị lô hàng.

Theo báo cáo của Future Market Insights, Inc, nhu cầu tôm ở Hàn Quốc được dự đoán sẽ tăng trưởng bình quân 8,9%/năm trong giai đoạn 2023 - 2033.

Năm 2024, nhập khẩu thủy sản của Hàn Quốc có khả năng tăng trở lại khi kinh tế Hàn Quốc được dự báo sẽ phục hồi.

Nhu cầu tiêu thụ tôm tại Hàn Quốc ngày càng tăng do các món làm từ tôm ngày càng đa dạng và người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến chế độ ăn lành mạnh và giàu protein sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp gia tăng đơn hàng, nếu hạn ngạch được dỡ bỏ.

Xu hướng tiêu dùng thủy sản ở Hàn Quốc có sự thay đổi theo xu hướng giảm chi tiêu của người tiêu dùng lại là cơ hội để thủy sản Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu những sản phẩm thủy sản có mức giá phù hợp.

Giống như Nhật Bản, XK sang Hàn Quốc có lợi thế vị trí địa lý gần, nhu cầu tiêu thụ ổn định và là điểm đến của nhiều doanh nghiệp trong thời gian tới trong bối cảnh lạm phát khiến tiêu thụ giảm mạnh ở các thị trường phương Tây. Trong khi căng thẳng Biển Đỏ khiến giá cước vận tải biển đi Mỹ và châu Âu tăng vọt thì những thị trường gần hơn như Hàn Quốc cũng được nhiều doanh nghiệp quan tâm.

Để có thể tăng tốc xuất khẩu sản phẩm thủy sản sang thị trường Hàn Quốc, cũng như chinh phục được người tiêu dùng ở thị trường này, các sản phẩm cần phải đảm bảo yếu tố chất lượng, hương vị; có sự ổn định trong sản xuất, chế biến, lưu thông; đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn trong khâu chế biến, lưu thông; nắm bắt và hiểu rõ nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng…

(责任编辑:World Cup)

相关内容
  • Phổ biến kiến thức pháp luật đảm bảo an toàn hàng không
  • Có thể sẽ tăng thuế NK xơ polyester lên 2%
  • Triển lãm trực tuyến 'Câu chuyện dòng sông' gây quỹ vì cộng đồng
  • Liên hoan nghệ thuật hát Then, đàn Tính toàn quốc
  • Đại tá Nguyễn Thanh Hà làm Phó Giám đốc Công an tỉnh An Giang
  • Đại học Quốc gia Hà Nội bỏ kỳ thi đánh giá năng lực
  • VietinBank triển khai “Ngân hàng gạo nghĩa tình” hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid
  • Sử dụng giáo viên không đủ tiêu chuẩn và không công khai tài chính sẽ bị phạt tiền
推荐内容
  • 10 nhân vật tiểu thuyết bị ghét nhưng gây ấn tượng
  • Nghệ sĩ Kim Tử Long: 'Tôi từng cầm trong tay 1.000 cây vàng'
  • Phía Hoài Linh nói gì về việc kiện các cá nhân tố 'chiếm đoạt tài sản'?
  • Du lịch nội địa ‘cứu cánh’ cho ngành du lịch sau dịch
  • Nam shipper không cứu được cháu mình trung vụ cháy chung cư mini ở Khương Hạ
  • Thời tiết ngày 24/4: Bắc Bộ và Trung Bộ mưa dông, vùng núi có nơi dưới 14 độ C