【bongdasp】Tinh thần cải cách kiểm tra chuyên ngành VSATTP trong Nghị định 15/2018/NĐ
Mở rộng đối tượng miễn kiểm tra
| ||
Ông Ngô Minh Hải, Phó Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan. |
Trước hết phải nói đến Điều 13 tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định các trường hợp được miễn kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm NK (trừ các trường hợp có cảnh báo về an toàn thực phẩm).
Theo ông Ngô Minh Hải, Phó Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan (Tổng cục Hải quan), Nghị định đã mở rộng đối tượng được miễn kiểm tra, giải quyết được các vấn đề lâu nay vướng; đặc biệt là khoản 1: Sản phẩm đã được Cấp giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm. Ở điểm này, trước đây DN gặp vướng vì Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm không được xem là điều kiện để được miễn kiểm tra. “Trước đây khi NK việc đầu tiên là DN phải làm thủ tục công bố và gửi đến cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và được cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm. Sau khi kiểm tra có giấy thông báo kết quả đạt thì mới được thông quan.
“Theo quy định mới thì người NK tự công bố sản phẩm và chỉ cần xuất trình Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm là được nhập. Đây là điểm rất mới”-ông Hải cho biết.
Bên cạnh đó, Nghị định cũng cụ thể hóa và bổ sung thêm các đối tượng được miễn kiểm tra như: Sản phẩm mang theo người nhập cảnh, gửi trước hoặc gửi sau chuyến đi của người nhập cảnh để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hoặc mục đích chuyến đi; quà biếu, quà tặng trong định mức miễn thuế NK theo quy định của pháp luật về thuế. Sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, NK chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng XK hoặc phục vụ cho việc sản xuất nội bộ của tổ chức, cá nhân không tiêu thụ tại thị trường trong nước. Hàng hóa NK phục vụ yêu cầu khẩn cấp theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Hàng tạm nhập, tái xuất…
Nếu làm tốt sẽ giảm khoảng 90% hàng hóa phải kiểm tra VSATTP
Theo ông Hải, một điểm mới trong Nghị định 15 là đã đưa tinh thần cải cách thủ tục quản lý, kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa XNK vào nội dung. Cụ thể là đã áp dụng các hình thức quản lý rủi ro: Kiểm tra giảm, kiểm tra thông thường, kiểm tra chặt.
Tuy nhiên, ông Hải cũng bình luận về khó khăn mà cơ quan Hải quan sẽ gặp phải khi triển khai Nghị định này. Cụ thể tại Điểm b, Khoản 1 Điều 19 về trình tự kiểm tra thực phẩm NK quy định: “Cơ quan Hải quan có trách nhiệm chọn ngẫu nhiên tối đa 5% trên tổng số lô hàng NK thuộc diện kiểm tra giảm trong vòng 1 năm để kiểm tra hồ sơ theo yêu cầu.
Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan Hải quan có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và thông quan hàng hóa. Trường hợp yêu cầu bổ sung hồ sơ thì phải nêu rõ lý do và căn cứ pháp lý của việc yêu cầu.”
Ông Hải cho biết, quy định như vậy sẽ khó cho cơ quan Hải quan khi làm thủ tục. Bởi, cơ quan Hải quan hiện xử lý thủ tục hải quan qua hệ thống thông quan tự động nên không có chuyện chọn ngẫu nhiên hồ sơ để kiểm tra. Và việc quyết định thông quan dựa trên nhiều yếu tố. “Một mặt hàng được áp dụng kiểm tra chuyên ngành giảm nhưng cơ quan Hải quan có thông tin cho rằng DN chấp hành không tốt pháp luật thì vẫn đưa vào kiểm tra luồng Vàng, luồng Đỏ. Nếu quy định trong thời hạn 3 ngày làm việc cơ quan Hải quan có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và thông quan hàng hóa sẽ rất khó cho cơ quan Hải quan”-ông Hải nói.
Bên cạnh đó, theo Nghị định đối với hàng hóa thuộc trường hợp kiểm tra giảm chính là đối tượng được đưa vào luồng Xanh, nhưng làm sao để cơ quan Hải quan biết hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra giảm khi cơ quan chuyên ngành chưa cung cấp danh sách những DN nào, mặt hàng nào thuộc đối tượng kiểm tra giảm, kết hợp với những thông tin khác của cơ quan Hải quan để hệ thống quyết định đưa hàng hóa được miễn kiểm tra hay không kiểm tra.
Ông Hải cho rằng, Điều 19 quy định chưa rõ trách nhiệm quản lý của cơ quan quản lý chuyên ngành ở đâu. Trong khi đó, việc lựa chọn DN, mặt hàng thuộc đối tượng kiểm tra giảm thuộc trách nhiệm của các đơn vị này. Các cơ quan quản lý chuyên ngành phải kiểm tra để đánh giá DN có xứng đáng vào luồng kiểm tra giảm hay không, nếu không thì sẽ tiếp tục đánh giả mức độ kiểm tra thông thường, kiểm tra chặt.
Trong trường hợp này cơ quan quản lý, kiểm tra chuyên ngành phải bổ sung danh sách những mặt hàng, DN thuộc đối tượng kiểm tra giảm cho cơ quan Hải quan. Việc cung cấp có hai hình thức. Một là tự động qua cơ chế một cửa quốc gia; hai là cung cấp thường xuyên cho cơ quan Hải quan để cập nhật vào hệ thống tự động xử lý.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Vì sao Gen Z ngày càng hờ hững với hẹn hò online?
- ·Xây dựng Kiến trúc Chính phủ điện tử Kho bạc Nhà nước
- ·Thêm 2.400 tỷ đồng trái phiếu chính phủ được huy động thành công qua HNX
- ·Kiểm tra việc thực hiện và phát hành sách giáo khoa của Nhà xuất bản Giáo dục
- ·Chủ tịch Quốc hội thăm, chúc Tết Đảng bộ, chính quyền, nhân dân tỉnh Yên Bái
- ·Nuông chiều doanh nghiệp!
- ·Hòa Bình: Khởi tố Trưởng phòng Khảo thí, kiểm định chất lượng giáo dục
- ·Mở cửa cho tư nhân tham gia cung cấp dịch vụ công
- ·Ấn Độ điều tra chống trợ cấp mặt hàng calcium carbonate filler masterbatch từ Việt Nam
- ·Bình Định: Mỗi xã, phường chỉ giữ lại 1 trường mầm non
- ·Đồng hồ analog hỗ trợ thanh toán digital
- ·Cần Thơ: Dịch vụ công trực tuyến kho bạc giúp quản lý ngân sách hiệu quả
- ·Vốn đầu tư xây dựng cơ bản ngành Nông nghiệp thực hiện đạt 1.774 tỷ đồng
- ·Xung lực mới cho quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam
- ·Nguyên tắc vàng thoát nạn khi xảy ra cháy ở chung cư, nhà cao tầng
- ·Xây dựng thế trận lòng dân trong đấu tranh chống buôn lậu
- ·Tiếp quản Bộ Tài chính chế độ cũ trong ngày thống nhất: Chuyện bây giờ mới kể
- ·Bộ Tài nguyên và Môi trường: 85% đơn vị sự nghiệp đã tự chủ tài chính
- ·Bình Dương đạt nhiều thành tựu, xây dựng quê hương thông minh, hiện đại
- ·Hà Nội: Điều tra, xử lý sự cố khẩn cấp về an toàn thực phẩm trong vòng 24 giờ