【bóng hôm qua】Vốn cho doanh nghiệp vay cần chuyển từ hình thức “may sẵn” sang “may đo”
60% doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa tiếp cận được nguồn vốn
Đưa ra các con số để phân tích về thực trạng tiếp cận vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong thời gian qua,ốnchodoanhnghiệpvaycầnchuyểntừhìnhthứcmaysẵnsangmayđbóng hôm qua Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc cho biết, cách đây 30 năm, vốn là yếu tố quan trọng và cũng chính là trở ngại nhất của các doanh nghiệp nhỏ và vừa và điều này đến nay cũng không khác nhiều dù môi trường kinh doanh của Việt Nam đã có nhiều sự thay đổi và hỗ trợ từ Nhà nước.
Việt Nam hiện xếp hạng 29/190 quốc gia về chỉ số tiếp cận tín dụng, cùng với đó, năm 2017, DNNVV cũng chiếm 21% tổng dư nợ tín dụng. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, vẫn có đến 60% DNNVV chưa tiếp cận được nguồn vốn, đặc biệt là các doanh nghiệp khởi nghiệp, được bắt nguồn phần lớn từ học sinh sinh viên, không có tiền, không có tài sản mà chỉ có trí tuệ ý tưởng và phương án kinh doanh – là những đối tượng rất cần sự hỗ trợ về vốn.
“Trách nhiệm thuộc về cả 3 bên bao gồm: Nhà nước, ngân hàng và chính bản thân các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Theo đó, Nhà nước còn nhiều khung khổ pháp luật và chính sách chưa thực sự khơi luồng cho nguồn vốn chính sách cho đầu tư cho doanh nghiệp, không chấp nhận rủi ro, không khuyến khích sự sáng tạo, sự hồi tố và các thiết chế về quyền sử dụng đất chưa tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng”, ông Lộc phân tích.
Về phía các ngân hàng thì hiện còn thờ ơ và chưa bình đẳng trong quan hệ đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các doanh nghiệp lớn và các khoản tín dụng lớn vẫn là đối tượng ưu tiên của các bank vì chi phí cho vay thấp, nguồn vốn cho vay có hiệu quả hơn. Ngân hàng vẫn cho vay bằng hình thức cầm nắm tài sản thế chấp để đảm bảo an toàn cho mình, nhưng trong nền tế số, các dự án khởi nghiệp hầu như đều không có nhiều tài sản thế chấp.
“Vì vậy, tôi cho rằng cần phải chuyển hình thức cho vay dựa trên nền tảng thế chấp sang cho vay căn cứ trên các phương án sản xuất kinh doanh, ý tưởng sáng tạo. Tuy nhiên, ở Việt Nam điều này chưa trở thành cơ chế, văn hóa trong cơ chế tài chính” ông Lộc nhấn mạnh.
Về phía doanh nghiệp, đến thời điểm này, 670.000 doanh nghiệp đang hoạt động và có đến 98-99% là DNNVV, nếu tính cả trên 5 triệu đơn vị kinh doanh cá thể thì DNNVV, doanh nghiệp siêu nhỏ xét theo khái niệm kinh tế đạt gần 6 triệu đơn vị. Trong số gần 6 triệu đơn vị này thì chỉ có 2 triệu có đăng ký, còn lại hoạt động trong khu vực phi chính, ít minh bạch. Chính điều này đã khó tạo niềm tin và cùng với việc thiếu tài sản thế chấp và dự án kinh doanh thiếu tính khả thi là nguyên nhân chính khiến các ngân hàng từ chối các khoản vay của doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Phải minh bạch thông tin
Theo ông Nguyễn Quốc Hùng, Vụ Trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đầu tư tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa đã liên tục tăng mạnh trong những năm gần đây. Theo thống kê của Ngân hàng nhà nước thì hiện nay có trên 270.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa đang có dư nợ tại các tổ chức tín dụng. Vì vậy, để đẩy mạnh việc hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, ông Hùng kiến nghị thực hiện điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt góp phần kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô để tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Đồng thời, ông Hùng cũng đề xuất cần phải khuyến khích các tổ chức tín dụng phát triển đa dạng các sản phẩm tín dụng, trong đó có các sản phẩm tín dụng đặc thù cho đối tượng doanh nghiệp nhỏ và vừa với các sản phẩm mới như dịch vụ ngân hàng, các sản phẩm phòng ngừa rủi ro lãi suất và tỷ giá nhằm giúp doanh nghiệp chủ động về vốn, tăng cường khả năng phòng ngừa rủi ro.
“Đặc biệt, rất cần các bộ, ngành sớm hoàn thiện các văn bản hướng dẫn Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, bảo đảm các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được triển khai đồng bộ, có hiệu quả. Bản thân UBND các tỉnh, thành phố cũng cần phối hợp chặt chẽ với ngành ngân hàng trong việc triển khai chương trình kết nối ngân hàng-doanh nghiệp để cùng tháo gỡ khó khăn trong các lĩnh vực đất đai, thuế, cơ sở hạ tầng... khi doanh nghiệp tiếp cận vay vốn ngân hàng để phát triển sản xuất kinh doanh”, ông Hùng đề xuất.
Bên cạnh đó, bản thân các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng phải tự hoàn thiện, tuân thủ quy định của pháp luật và chủ động cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực để nâng cao uy tín đối với các tổ chức tín dụng. Tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh theo chuỗi giá trị của sản phẩm, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng kiểm soát. Chính sự minh bạch này sẽ giúp các doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với nguồn vốn.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Tập đoàn Sao Mai phải nộp hơn 2,5 tỷ đồng tiền thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước
- ·Sản xuất công nghiệp tiếp tục có tín hiệu tích cực
- ·Cuộc trò chuyện của MC Phan Anh và thầy Minh Niệm thức tỉnh cha mẹ
- ·Cô gái ăn, ngủ 2 tháng tại công trình để hoàn thiện căn nhà đầu tiên
- ·37 triệu người dùng sẽ không thể truy cập Internet từ 1/1/2016
- ·Món thịt viên sả đưa cơm, dễ làm
- ·TS. Cấn Văn Lực: Không quá lo về lạm phát trong năm 2024
- ·Phát hiện con trẻ nói dối, cha mẹ cần làm gì?
- ·Thời tiết hôm nay 4/1: Bắc Bộ lạnh, Trung Bộ mưa rào, Nam Bộ nắng gián đoạn
- ·3 đặc điểm của người phụ nữ có khí chất
- ·Đơn vị sự nghiệp có được sử dụng chung tài sản công?
- ·Ngoại tình với đàn ông có vợ, người phụ nữ choáng váng khi nghe đoạn ghi âm
- ·Lý do văn phòng phẩm Deli hút khách trước mùa tựu trường
- ·Kịch bản lừa đảo như phim của những siêu lừa giả danh 'cậu ấm, cô chiêu'
- ·Cần ngăn chặn tình trạng "đục nước béo cò" trong dịch Covid
- ·Cách làm vịt nấu chao ngon đúng điệu, không bị hôi
- ·10 cách thông minh giúp bạn an toàn khi bị theo dõi
- ·Chồng đi ngoại tình nhưng mẹ chồng lại đổ lỗi cho con dâu
- ·Ô tô khách cháy ngùn ngụt trên đèo Khánh Lê, hành khách tháo chạy
- ·Sữa lof Ba Vì ‘thay áo’ mới, hương vị không đổi