【newcastle jets – central coast】Cổ phần hóa vì sao chậm? Nhiều nguyên nhân kìm chân cổ phần hóa
Tỷ lệ vốn nhà nước nắm giữ cao
| ||
TS. Lê Anh Duy, Trường Đại học Sài Gòn: |
Trước đó, cũng trong một báo cáo của Bộ Tài chính, trong giai đoạn 2011-2015, cả nước đã có 508 DN được cổ phần hóa, năm 2016 cổ phần hóa được 56 DN. Cũng trong giai đoạn này, các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước đã thoái được 14.631 tỷ đồng, thu về 19.468 tỷ đồng; năm 2016 thoái được 2.067 tỷ đồng, thu về 4.566 tỷ đồng.
Theo đánh giá của Bộ Tài chính, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã quyết liệt chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước và các DNNN tập trung thực hiện đẩy mạnh cổ phần hóa, cơ cấu lại DNNN. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn còn chậm, chưa đạt được tiến độ.
Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương(CIEM) cho rằng, giai đoạn 2011-2015 đã đạt 93% kế hoạch cổ phần hóa DNNN về số lượng nhưng chất lượng thấp khi vốn Nhà nước được chuyển đổi sở hữu vẫn thấp, chưa đạt yêu cầu và chưa có dấu hiệu cải thiện. Tỷ lệ vốn do Nhà nước nắm giữ tại 508 DNNN được cổ phần hóa vẫn chiếm 81%.
Theo TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng CIEM, một trong những lý do chính khiến tái cơ cấu DNNN diễn ra chậm là do quan hệ thân hữu đang làm trì hoãn việc đổi mới DNNN. TS. Nguyễn Đình Cung cho rằng, lợi ích của tài sản Nhà nước là quá lớn, cơ hội để trục lợi lớn nên nguời được giao quản lý không muốn thay đổi, họ đang vì nhiều lý do e ngại, sợ trách nhiệm hoặc cố tình trì hoãn.
Theo ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng CIEM, nguyên nhân khách quan làm chậm tiến trình cổ phần hóa do thị trường tài chính chưa thực sự thoát khỏi khó khăn, thị trường chứng khoán giảm sút, sức mua cổ phần thấp, nguồn cung dường như vượt quá năng lực hấp thụ của thị trường. Nhưng nguyên nhân chủ quan là rất nhiều. Theo đó, cơ chế, chính sách cổ phần hóa đã được quan tâm cải thiện nhưng vẫn còn những bất cập, việc định giá DN gặp không ít khó khăn, nhất là giá trị thương hiệu, giá trị lợi thế, quyền thuê đất. Những yếu kém trong tổ chức thực hiện chậm được khắc phục, các hành vi làm chậm tiến độ cổ phần hóa chưa bị xử lý triệt để. “Vẫn còn tình trạng xây dựng phương án cổ phần hóa để lại tỷ lệ cổ phần nhà nước ở mức cao, làm cho nhà đầu tư bên ngoài không mặn mà với cổ phần hóa, thậm chí vẫn duy trì cổ phần nhà nước chi phối hoặc có cổ phần nhà nước trong khi không thuộc diện Nhà nước phải nắm cổ phần chi phối hoặc có cổ phần. Việc tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược đặc biệt khó khăn. Việc phân chia DN cổ phần hóa thành các đối tượng Nhà nước nắm giữ trên 65%, 50% và dưới 50% cổ phần vừa phức tạp về cách phân loại, vừa tạo tâm lý e ngại về quyền kiểm soát quá lớn của Nhà nước sau cổ phần hóa”, chuyên gia Phan Đức Hiếu nhận định.
Về phía DNNN được cổ phần hóa, chuyên gia này cho rằng, những yếu kém trong cơ chế hoạt động của DNNN trước cổ phần hóa chậm được khắc phục, gây lo ngại cho nhiều nhà đầu tư, đặc biệt các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài.
Chất lượng thấp vì nhiều lỗ hổng
Một trong nhiều vấn đề được dư luận quan tâm chính là những lỗ hổng trong cổ phần hóa DNNN dẫn đến thất thoát một lượng lớn vốn nhà nước do đó kết quả tái có cấu DNNN không đạt như kỳ vọng. Theo TS. Lê Anh Duy, Trường Đại học Sài Gòn, một lỗ hổng lớn chính là nhiều DNNN bị “thâu tóm” bởi các DN trái ngành. Theo đó, trong nhiều trường hợp, giá trị DN được định giá để bán không bao gồm diện tích đất thuê trả tiền hàng năm. Nếu đem so sánh giá trị cổ phần được bán với diện tích đất thuê mà doanh nghiệp cổ phần hóa đang sử dụng thì chủ mới đã mua được món hàng với giá hời. Có lẽ đây cũng là lý do chính cho hầu hết các thương vụ cổ phần hóa mà các tập đoàn bất động sản, tài chính đều quan tâm đến các DNNN cổ phần hóa đang sử dụng nhiều đất ở các đô thị lớn, như: Hà Nội, TP. HCM. Cũng theo TS. Lê Anh Duy, một lỗ hổng tiếp theo là công tác định giá vốn nhà nước chưa được thực hiện đúng và đủ, trên thực tế, vì nhiều nguyên nhân, giá trị DNNN khi cổ phần hóa đã bị giảm xuống.
Liên quan đến vấn đề này, một câu chuyện được nhắc đến nhiều trong thời gian qua chính là việc chúng ta vẫn chưa thành lập được cơ quan quản lý vốn đại diện vốn chủ sở hữu Nhà nước tại các DNNN này. Hiện nay, Tổng công ty đầu tư vốn nhà nước (SCIC) đang thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại các DN thực hiện cổ phần hoá theo đúng định hướng chỉ đạo của Đảng và Chính phủ. Tuy nhiên, theo Bộ Tài chính, việc bàn giao các DN đã cổ phần hóa về SCIC còn chậm, việc thoái vốn, giảm tỷ lệ vốn nhà nước đầu tư tại các DN theo tiêu chí phân loại DNNN chậm được triển khai.
Về vấn đề này, chuyên gia kinh tế Đặng Đức Đạm, nguyên Phó Trưởng ban Nghiên cứu của Chính phủ cho rằng, đã có văn bản yêu cầu các DNNN chuyển giao về SCIC nhưng việc thực hiện chưa đầy đủ. Vì vậy, quá trình sắp xếp lại và cổ phần hoá DNNN khó có ai có thể làm được nếu không phải là cơ quan Nhà nước. Nhưng tái cơ cấu DNNN còn liên quan tới vấn đề quản trị và nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN, vì vậy, chuyên gia này cũng cho rằng cơ quan quản lý vốn đại diện vốn chủ sở hữu Nhà nước tại các DNNN hoạt động theo mô hình DN sẽ làm tốt hơn rất nhiều.
Vấn đề tái cơ cấu các DNNN thua lỗ, gây thất thoát lớn tài sản Nhà nước là vấn đề nóng của xã hội, theo chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành, cần xem lại cách thức đầu tư của Nhà nước, bài học này là không hề mới. Theo đó, có nhiều cách để xử lý các DN, dự án này thua lỗ. Một là phục hồi phát triển nó, hai là giải thể, phá sản, mỗi một cách đều có cơ hội và rủi ro nhưng cái đáng lưu ý là phí tổn điều chỉnh nó. Dẫn kinh nghiệm hãng hàng không Japan Arlines của Nhật Bản vẫn hồi phục thần kỳ sau khi tuyên bố phá sản vào năm 2010, chuyên gia Võ Trí Thành cho rằng, nhiều DN trên thế giới tuyên bố phá sản nhưng sau đó họ vẫn gây dựng lại được, vì phá sản không có nghĩa là xóa bỏ hẳn.
Tuy nhiên, ông Thành nhấn mạnh, vấn đề lớn là cần làm quyết liệt vì nếu để lâu thì chi phí điều chỉnh càng tăng lên. Việc xử lý, điều chỉnh phải bài bản, không được để cái gọi là “yêu – ghét”, xúc cảm chi phối. Kinh nghiệm cho thấy,trong bất kỳ cuộc chơi nào thì phải đảm bảo tính minh bạch, song bên cạnh vấn đề minh bạch hóa, giải trình tốt thì rất cần sự tham gia các tổ chức chuyên nghiệp, các nhà đầu tư thực sự trên thị trường. Đây là điều rất quan trọng. Còn nếu cách làm lại mang tính hành chính thì không được, vì đây là vấn đề của thị trường, đồng vốn, hiệu quả, giảm thiểu phí tổn, rủi ro.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc đến TP.HCM, thăm chính thức Việt Nam
- ·Thí sinh Hoa hậu Việt Nam 2022 sở hữu trình tiếng Anh nuốt mic
- ·Thủ tướng chỉ đạo sửa đổi quy định, tháo gỡ khó khăn cho hoạt động xuất khẩu dược liệu
- ·Thiên Ân 'nuốt mic' gọn ghẽ trước mặt ông Nawat khi phỏng vấn kín
- ·Dịch vụ lấy lại Facebook, cẩn thận với những chiêu trò lừa đảo
- ·Hoãn tổ chức Miss Supranational Vietnam
- ·Quy định tại trại huấn luyện Miss Supranational Vietnam 2022
- ·Hai màn 'nhai mic' đẳng cấp đem về vương miện cho Bảo Ngọc
- ·Học tập Bác bằng việc ươm trồng việc thiện
- ·Kiện toàn Ban Chỉ đạo Nhà nước các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông Vận tải
- ·Tạo điều kiện cho nông sản tiếp cận thị trường Hàn Quốc
- ·Chủ tịch Nawat bị netizen chỉ trích vì 'miệt thị ngoại hình' Thiên Ân
- ·Quy định mới về tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước
- ·VEPR: Tăng trưởng của Việt Nam năm 2024 có thể ở cận dưới mục tiêu
- ·Hội đàm cấp cao giữa các ban đảng Trung ương Việt Nam
- ·Bảo Ngọc cho biết cô ấy sẵn sàng làm việc cùng Miss Intercontinental
- ·Cà Mau tăng 36 bậc chỉ số PCI năm 2023
- ·Lại thêm một gương mặt mà Ngọc Châu cần 'dè chừng' tại Miss Universe
- ·Giá heo hơi hôm nay 22/1/2024: Đứng giá
- ·Nền kinh tế đứng trước nhiều áp lực, thách thức lớn cả về tăng trưởng và kiểm soát lạm phát