【nhận định u19 việt nam】Khơi nguồn sáng tạo cho tuổi trẻ ở Nhà máy cơ khí
Năm 2011,ơinguồnsaacutengtạochotuổitrẻởNhagravemaacuteycơnhận định u19 việt nam Ban khoa học trẻ Nhà máy cơ khí - chế biến 30-4 (Công ty TNHH MTV Cao su Bình Long) là đơn vị duy nhất của Bình Phước và Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam được Trung ương Đoàn tặng thưởng Cup vàng sáng tạo; đoạt 2 giải khuyến khích của hội thi Sáng tạo khoa học công nghệ toàn quốc lần thứ 11 (2011-2012). Kỹ sư Đoàn Quang Trọng, Trưởng ban Khoa học trẻ, Nhà máy 30-4 khẳng định: Các sáng chế của tuổi trẻ đều bắt nguồn từ những gợi ý của Giám đốc nhà máy Hà Trọng Bình, người có 23 năm gắn bó với ban.
TRUYỀN CẢM HỨNG SÁNG TẠO CHO TUỔI TRẺ
Năm 1985, tốt nghiệp khoa cơ khí - điện của trường Đại học Thái Nguyên, kỹ sư Hà Trọng Bình về làm việc ở Công ty Cao su Bình Long. Một năm sau (1986), anh được tín nhiệm giao chức Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật của Xí nghiệp cơ khí - chế biến Quản Lợi (năm 2009 chuyển về Nhà máy 30-4). Năm 1991, Ban khoa học thành lập và anh làm trưởng ban. Ban khoa học tập hợp những kỹ sư trẻ đam mê sáng tạo và những người thợ lâu năm dày dạn kinh nghiệm thực tiễn. Đó cũng là những năm còn nhiều khó khăn của cơ chế bao cấp. Thế nhưng “cái khó ló cái khôn” và thành công chính là nhờ ban giám đốc công ty và lãnh đạo xí nghiệp đều đồng nhất quan điểm, tận dụng thiết bị có sẵn hoặc hợp tác với các nhà máy cơ khí trong nước đặt mua những thiết bị nhưng quy trình công nghệ đạt yêu cầu như thiết bị mới, công nghệ hiện đại nhập từ nước ngoài trên cơ sở phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật của tất cả mọi người. Để khơi nguồn sáng tạo, xí nghiệp yêu cầu mỗi người đều có sáng kiến từ lao động sản xuất và đơn vị khen thưởng kịp thời.
Tuổi trẻ nhà máy nghiên cứu, sáng chế điều tiết ánh sáng |
NIỀM VUI TỪ NHỮNG GIẢI THƯỞNG
Năm 2011, đề tài “Tiết kiệm năng lượng trong cải tiến lò sấy” được Trung ương Đoàn tặng thưởng Cúp vàng sáng tạo trẻ. Tại hội Thi sáng tạo khoa học kỹ thuật toàn quốc lần thứ 11 (2011-2012), Bình Phước tham dự lần đầu. Công ty Cao su Bình Long là đơn vị duy nhất của Bình Phước và Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam đoạt 2 giải khuyến khích với 2 đề tài: “Xác định TSC (độ mủ) trong mủ cao su thiên nhiên bằng lò vi sóng” và “Tự động điều tiết ánh sáng mặt trời trong chiếu sáng ban ngày và tự động điều khiển ánh sáng ban đêm” của các tác giả: Nguyễn Thanh Minh, Hà Trọng Bình, Nguyễn Chủy, Nguyễn Công Hùng, Đoàn Quang Trọng, Bùi Văn Mạnh, Bùi Văn Nam, Nguyễn Hữu Đặng.
Kỹ sư Đoàn Quang Trọng say sưa nói: Tiết kiệm năng lượng là một trong những đề tài được nhiều nhà sáng chế trong và ngoài nước quan tâm. Ở nước ta, đặc biệt miền Nam gần xích đạo nên nguồn năng lượng mặt trời rất lớn, nhưng cũng thường xuyên biến động trong ngày do mưa nắng thất thường. Các nhà xưởng, nhà máy sơ chế mủ cao su có lợi thế là không trang bị trần (la phông). Như vậy, thiết bị tấm tự động lấy sáng được lắp đặt tại vị trí cần thiết trên mái nhà (dưới tấm tôn lấy ánh sáng mặt trời).
Hiệu quả thực tiễn, chất lượng chiếu sáng được điều chỉnh phù hợp với từng môi trường làm việc; giảm sử dụng năng lượng điện và khí thải tác động xấu đến môi trường. Đồng thời nâng cao ý thức tiết kiệm của công nhân lao động và loại bỏ những tổn thất chủ quan, tiết kiệm hơn 50% điện năng tiêu thụ.
Ban khoa học trẻ của Nhà máy 30-4 có 14 thành viên, ở các lĩnh vực cơ khí, điện, hóa học... Từ gợi ý của Ban giám đốc, các thành viên đã nghiên cứu sáng chế các đề tài có hiệu quả thực tiễn cao. Khi được công ty chấp nhận đề tài, ban phân công các thành viên đảm nhiệm phần việc phù hợp với chuyên môn và thống nhất báo cáo tại hội thảo khoa học. Từ năm 2007 đến nay, nhà máy đã có 7 sáng chế tiết kiệm điện, nước ứng dụng vào sản xuất. Ngoài các đề tài đoạt giải năm 2011-2012, các sáng chế được đánh giá hiệu quả ứng dụng cao như: Chế tạo thành công dán tem thành phẩm bán tự động, tiết kiệm điện; xây dựng hệ thống tận thu nước mưa phục vụ sản xuất, tiết kiệm 47 triệu đồng/năm. Năm 2010, do giá mủ tăng cao nên đã xảy tình trạng gian lận thương mại trộn tạp chất mủ cao su, Ban khoa học đưa ra sáng kiến phát hiện nhanh tạp chất trong mủ trước khi đưa vào sản xuất, bảo đảm chất lượng sản phẩm...
Những đề tài sáng tạo của Ban khoa học trẻ Nhà máy chế biến 30-4 đã minh chứng cho thực tiễn của cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” về tiết kiệm, hạ giá thành sản phẩm. Đây cũng là bước khởi đầu áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào thực tiễn sản xuất của thời kỳ hội nhập và phát triển.
P. Hà - T. Khánh
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Quảng Nam thống nhất sáp nhập huyện Quế Sơn và Nông Sơn
- ·Liên hoan Ảo thuật toàn quốc 2023 trao 12 huy chương
- ·Nhật Bản số ca nhiễm mới COVID
- ·Miss Universe Vietnam đoạt 'Cuộc thi quốc gia xuất sắc nhất 2024'
- ·Lấy vi phạm để "chạy truyền thông", Tiktoker Dưỡng Dướng Dường quá ngông!
- ·Ấn vàng Hoàng đế chi bảo từ Pháp về Việt Nam
- ·Từ 5/11, Hà Nội sẽ kiểm tra phòng, chống dịch Covid
- ·Thế giới có hơn 568 triệu ca mắc COVID
- ·Bình Dương đạt nhiều thành tựu, xây dựng quê hương thông minh, hiện đại
- ·Xây dựng cơ chế để KBNN mua lại trái phiếu Chính phủ trước hạn
- ·Tiếp tục đề nghị truy tố bà Nguyễn Phương Hằng cùng 4 đồng phạm
- ·10 nghìn người tái hiện hình ảnh tiếp quản thủ đô Hà Nội 10/10/1954
- ·Bộ ba 'Kính vạn hoa' cùng xuất hiện trong bản phim điện ảnh
- ·Thế giới đối mặt với cuộc khủng hoảng lương thực chưa từng có
- ·Sức mạnh tổ hợp tên lửa kết hợp pháo phòng không Pantsir
- ·Tranh vẽ người tình bí mật của Picasso được bán với giá 139 triệu USD
- ·Chi Pu ra EP tiếng Anh, tham vọng phát triển ở thị trường quốc tế
- ·Cuốn sách phơi bày nhiều bí mật đời tư của Tổng thống Mỹ bị ám sát ở tuổi 46
- ·Giải cứu nam thanh niên bị lừa sang Thái Lan bán thận
- ·Triển khai loại hình thẻ quà tặng Big C