【du doan anh】Nâng vị thế nếu Việt Nam không muốn trở thành "xưởng lắp ráp" mới
“Ngoại giao cây tre” - Nâng tầm vị thế Việt Nam Vị thế Việt Nam sau gần 40 năm Đổi mới |
Bà đánh giá như thế nào về những thay đổi trong chính sách của Mỹ khi ông Donald Trump chính thức trở lại Nhà Trắng từ đầu năm 2025?
Ông Donald Trump đã từng giữ vai trò Tổng thống Mỹ thứ 45 nên trong lần quay trở lại nhậm chức Tổng thống thứ 47 vào tháng 1/2025, ông Trump sẽ mang đến cam kết tái thúc đẩy chính sách kinh tế bảo hộ với trọng tâm là đẩy mạnh làn sóng thuế quan mới nhắm vào hàng nhập khẩu từ Trung Quốc và các quốc gia khác. Đây cũng là sự tiếp nối chính sách thương mại “Nước Mỹ trên hết” (America first) mà ông đã áp dụng trong nhiệm kỳ 2017-2021.
Trước đó, chiến lược thuế quan của ông Trump bắt đầu vào năm 2018 với mức thuế 25% áp dụng lên 50 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc, gây leo thang cuộc chiến thương mại. Mức thuế này có thể được nâng lên từ 10% đến 20% đối với hàng nhập khẩu nói chung và lên đến 60% đối với hàng hóa từ Trung Quốc nhằm khuyến khích sản xuất trong nước, bảo vệ sở hữu trí tuệ và giảm thiểu phụ thuộc vào chuỗi cung ứng quốc tế.
Đồng thời, các chính sách của chính quyền Trump còn đặc biệt chú ý đến xu hướng bảo hộ thương mại. Trong nhiệm kỳ trước, ông Trump tỏ ra đặc biệt nhạy cảm với các quốc gia có thặng dư thương mại với Mỹ, trong đó có Việt Nam. Cuối nhiệm kỳ trước của ông Trump, thâm hụt thương mại của Mỹ với Việt Nam gần 70 tỷ USD. Hiện nay, mức thâm hụt thương mại này còn cao hơn trước, đạt 86,2 tỷ USD cho 10 tháng đầu năm 2024.
Nên nếu ông Donald Trump đối xử khắt khe hơn với các quốc gia có thặng dư thương mại lớn với Mỹ, với một phiên bản "Nước Mỹ trên hết" còn mạnh tay hơn lần trước và tiếp tục áp đặt mức thuế nhập khẩu diện rộng thì hàng hóa từ Việt Nam cũng sẽ chịu tác động đáng kể.
Châu Á phụ thuộc lớn vào thương mại toàn cầu, không chỉ Trung Quốc mà Singapore, Malaysia và Việt Nam cũng dễ bị ảnh hưởng. Nhiều quốc gia lo ngại rằng, với quan điểm cứng rắn của ông Donald Trump đối với Trung Quốc, các quốc gia và doanh nghiệp có đầu tư lớn từ Trung Quốc, trong đó có Việt Nam có thể sẽ phải đối mặt với các biện pháp hạn chế thương mại.
Cơ hội nào cho Việt Nam trong bối cảnh nêu trên, thưa bà?
Thuế cao đánh vào hàng hóa Trung Quốc có thể khiến các doanh nghiệp Mỹ chuyển sản xuất về nước hoặc dịch chuyển một phần chuỗi cung ứng sang các nước khác. Với chính sách đối ngoại cứng rắn của ông Trump, xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng sẽ càng mạnh mẽ hơn. Đây chính là cơ hội cho Việt Nam.
Trong bối cảnh căng thẳng thương mại và xung đột địa chính trị khiến chi phí giao dịch và vận chuyển gia tăng, Đông Nam Á (bao gồm Việt Nam) cùng Ấn Độ đang trở thành những điểm đến thay thế quan trọng bởi không chỉ là thị trường lớn mà còn có chi phí lao động cạnh tranh hơn.
Việt Nam đặc biệt hấp dẫn nhờ chi phí lao động thấp và chính sách mở cửa, hội nhập thuận lợi cho đầu tư nước ngoài. Điều này giúp Việt Nam trở thành điểm đến lý tưởng cho các doanh nghiệp muốn đa dạng hóa sản xuất và giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc.
Khi các tập đoàn quốc tế chuyển chuỗi cung ứng và nhà máy sản xuất sang Việt Nam, doanh nghiệp trong nước có cơ hội lớn để mở rộng hợp tác, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu và nâng cao vị thế. Những cơ hội lớn bao gồm việc cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho các tập đoàn lớn, đặc biệt là có thể tham gia vào chuỗi giá trị xanh và bền vững. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận các kỹ năng, phương pháp quản lý tiên tiến và khai thác các cơ hội sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế.
Theo bà, để nắm bắt cơ hội này, các doanh nghiệp Việt Nam cần chuẩn bị và thay đổi như thế nào?
Nghịch lý là tỷ trọng xuất khẩu dựa trên gia công lắp ráp từ nguyên liệu nhập khẩu của doanh nghiệp Việt Nam vẫn tăng lên, từ 3 tỷ USD (tương đương 21,44% tổng kim ngạch xuất khẩu) năm 2000 lên 171,5 tỷ USD (tương đương 48,01%) năm 2022. Trong khi đó, tỷ lệ này chỉ là 13,51% cho Trung Quốc, 28,96% cho Thái Lan, 34,25% cho Singapore và 26,38% cho Malaysia. Đặc biệt, các nước này đều ghi nhận sự sụt giảm tỷ lệ qua các năm, trái với xu hướng của Việt Nam.
Theo mô hình “đường cong nụ cười”, các doanh nghiệp Việt Nam tập trung ở công đoạn gia công, lắp ráp – công đoạn cuối của “đường cong” và tạo ra giá trị gia tăng thấp. Hơn nữa, doanh nghiệp gia công lắp ráp phải đối mặt với các yêu cầu khắt khe từ nhà cung cấp nguyên liệu và nhà phân phối, thương hiệu, làm suy yếu khả năng đàm phán trong chuỗi giá trị. Ngoài ra, phần lớn nguyên liệu đầu vào đều nhập khẩu khiến tỷ lệ giá trị gia tăng nội địa trên tổng sản lượng xuất khẩu thấp.
Hiện tại, các ngành công nghiệp công nghệ thấp chiếm khoảng 65-70% trong lĩnh vực chế biến chế tạo tại Việt Nam, so với mức chỉ 18% trên toàn cầu. Điều này khiến giá trị gia tăng từ xuất khẩu vẫn ở mức thấp và các doanh nghiệp Việt Nam vẫn bị giới hạn ở vị trí thấp nhất trong chuỗi giá trị. Nên nếu các doanh nghiệp Việt Nam không kịp thời chuyển mình, xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng có nguy cơ dẫn đến một vấn đề là tỷ trọng của các ngành công nghiệp giá trị thấp sẽ tiếp tục gia tăng.
Hệ quả là Việt Nam có nguy cơ trở thành một "xưởng lắp ráp" mới của thế giới thay vì nâng cao vị thế và giá trị trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Do vậy, điều cốt lõi là Việt Nam cần nâng tầm vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu. Các doanh nghiệp Việt cần tham gia sản xuất các sản phẩm cường độ vốn cao hơn hoặc tích hợp theo chiều dọc, để nâng cao năng lực cạnh tranh và tạo giá trị gia tăng cho quốc gia.
Nếu doanh nghiệp không thể tự "nâng cấp", Chính phủ cần có các biện pháp hỗ trợ để giúp doanh nghiệp tiến xa hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu. Điều quan trọng là nâng cao năng lực quản lý và chất lượng lao động nhằm đáp ứng nhu cầu của các tập đoàn lớn và nhà đầu tư. Giải pháp tiếp theo là đầu tư phát triển nguồn nhân lực cho các ngành công nghiệp.
Xin cảm ơn bà!
(责任编辑:Thể thao)
- ·Tìm thấy hộp đen của chiếc máy bay rơi tại Cuba khiến hơn 100 người thiệt mạng
- ·Tăng cường truy xuất nguồn gốc thực phẩm, xử lý nghiêm vi phạm khi xảy ra ngộ độc
- ·Trường Tiểu học Tích Sơn: Nâng cao chất lượng giáo dục, phát triển tính sáng tạo của học sinh
- ·Ban hành quy chuẩn kỹ thuật mới về phòng cháy, chữa cháy đối với nhà chung cư
- ·Khuyến khích năng động, sáng tạo mới tăng sự cạnh tranh, thịnh vượng của quốc gia
- ·Mang yêu thương đến với các em nhỏ và gia đình đặc biệt khó khăn tại Quảng Trị
- ·Đa dạng các mẫu mã, sản phẩm vàng cho dịp vía Thần Tài năm Quý Mão
- ·Quy định mới: Thêm trường hợp nằm trong diện thu hồi Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
- ·Nóng: Cục Cạnh tranh phản đối kết luận Grab 'vô tội' khi mua lại Uber
- ·Tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước
- ·Kiệt sức vì nhường thức ăn cho học trò, HLV đội bóng Thái Lan được cứu ra ngoài sớm
- ·Vì sao thu ngân sách nhà nước tháng 8/2023 giảm mạnh?
- ·Gấp rút phòng chống dịch, vệ sinh môi trường sau mưa lũ
- ·Giá vàng giảm sâu sau ngày Vía Thần tài
- ·Thủ tướng nhấn nút khởi công Bệnh viện Đa khoa Quốc tế do Tập đoàn FLC đầu tư tại Thái Bình
- ·Xây dựng khung pháp lý toàn cầu về chống ô nhiễm nhựa
- ·Thị trường quạt tích điện sôi động đầu mùa Hè, cách lựa chọn đảm bảo chất lượng, bền lâu
- ·Sửa đổi quy định Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam
- ·Luật sư: Đối tượng hành hung 2 phóng viên phải bị xử lý nghiêm minh
- ·Thành lập Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025