【trực tiếp manchester】Tỷ giá VNĐ/USD: Ổn định hay cố định?
Chuyên gia tài chính Phạm Nam Kim đã có cuộc trao đổi với phóng viên TBCTVN về câu chuyện giữ ổn định tỷ giá VND/USD trong bối cảnh đồng USD đang biến động mạnh trên thị trường thế giới.
PV: Với việc tuyên bố chỉ điều chỉnh 2% tỷ giá trong năm nay,ỷgiáVNĐUSDỔnđịnhhaycốđịtrực tiếp manchester Ngân hàng Nhà nước có vẻ như ở trong tình thế tiến thoái lưỡng nan, khi vừa phải giữ ổn định tỷ giá như cam kết, đồng thời không thể tránh được ảnh hưởng khi đồng USD đang tăng giá mạnh. Ông đánh giá thế nào về điều này?
Ông Phạm Nam Kim: Đồng Việt Nam chịu ảnh hưởng của đồng USD và tỷ giá VND trên thực tế được ấn định giá theo đồng USD. Trong 6 tháng vừa qua, đồng USD đã tăng khoảng 20% so với các ngoại tệ chính trên thị trường và cũng trong thời gian đó VND được điều chỉnh giảm 2% so với USD. Nói như vậy có nghĩa là, nếu không có lý do nào biện minh được sức thu hút của VND tương đương với USD thì VND đã được định giá cao hơn thời gian trước. Vì vậy khi ta nói đến “ổn định tỷ giá” thì thực sự là đang “cố định” tỷ giá VND so với USD, khi thị trường “động” mà ta “tĩnh” thì tất nhiên không giữ được sự ổn định trong mối tương quan với các đối tác thương mại.
Tuy nhiên, vấn đề ở đây không phải là ta phải “động” theo thị trường vì ta đã chọn theo cơ chế “tỷ giá cố định”, có nghĩa là đặt chính sách trên biến động cung cầu thị trường. Vấn đề chính là khi đi ngược chiều hướng thị trường thì ta phải có khả năng tài chính phù hợp, cụ thể là quỹ ngoại hối có dồi dào hay không?
Khi ta nói đến “ổn định tỷ giá” thì thực sự là đang “cố định” tỷ giá VND so với USD, khi thị trường “động” mà ta “tĩnh” thì tất nhiên không giữ được sự ổn định trong tương quan với các đối tác thương mại Chuyên gia Phạm Nam Kim |
Tham khảo kinh nghiệm ở các quốc gia khác, cụ thể là Thụy Sỹ, mặc dù định chế tỷ giá khác biệt so với Việt Nam, Chính phủ Liên bang Thụy Sỹ trong 3 năm đã cố gắng bỏ ra rất nhiều tiền bạc để cứu vãn nền kinh tế vốn gắn liền đồng Franc Thụy Sĩ (CHF) với đồng Euro (theo một tỷ giá ‘nền’ là 1 Euro bằng 1,20 CHF). Thế nhưng trước những biến động mạnh của thị trường ngoại hối vào đầu năm 2015, tác động mạnh và nâng quá cao giá trị của đồng CHF, chính quyền Liên bang Thụy Sỹ buộc phải thả nổi đồng tiền của mình. Sự thả nổi bất ngờ này đã gây một cú sốc rất mạnh và đà tăng trưởng của nền kinh tế này lập tức bị bẻ gẫy.
Đây là một trường hợp để các nhà quản lý tham khảo kinh nghiệm, nếu có sự thay đổi chính sách tỷ giá cũng nên áp dụng một cách mềm dẻo hơn và để cho nền kinh tế có thời gian tự điều chỉnh theo những điều kiện mới.
PV: Việc giữ tỷ giá cố định như hiện nay có lợi thế nào cho nền kinh tế vĩ mô? Nếu từ nay đến cuối năm tỷ giá không điều chỉnh thì sẽ có những tác động gì đến nền kinh tế Việt Nam nói chung, thị trường tài chính nói riêng, thưa ông?
Ông Phạm Nam Kim:Mọi doanh nghiệp kinh doanh nghiêm túc đều mong muốn có một nền tỷ giá ổn định để tránh những rủi ro không đáng có. Ổn định ở đây là trên phương diện cạnh tranh trên thị trường, không vì tỷ giá mà mặt hàng của mình trở nên quá đắt so với các đối thủ cạnh tranh. Nghĩa là họ chấp nhận tỷ giá lên xuống, nhưng phải ăn khớp với tỷ giá đồng tiền của các đối thủ cạnh tranh, còn về các biến động theo thời gian, họ có thể khắc phục được rủi ro với những sản phẩm ‘phái sinh’ trong lĩnh vực ngoại hối.
Nếu cứ giữ tỷ giá cố định như hiện tại, có nghĩa là VND “nặng” hơn những đồng tiền đã sụt giá so với USD, vị trí cạnh tranh của ta sẽ bị hao tổn, hàng xuất khẩu khó xâm nhập thị trường trong khi hàng nhập khẩu sẽ “rẻ hơn” và sẽ có áp lực giảm phát. Đối với những doanh nghiệp FDI thì nhân công Việt Nam sẽ đắt hơn và giá thành của sản phẩm khi xuất khẩu cũng đắt hơn.
Về phương diện thuần tài chính, chính sách tỷ giá thường đi liền với chính sách lãi suất, để tạo sức hút hay sức “thả” của một đồng tiền trên thị trường hối đoái. Tuy nhiên, chính sách lãi suất đi kèm chỉ có hiệu quả thực sự trên thị trường tự do ngoại hối.
Nói tóm lại, nếu giữ cố định tỷ giá hiện tại chúng ta sẽ gặp khó khăn hơn cho việc xuất khẩu và nước ta tụt hạng trên vị trí cạnh tranh và gặp khó khăn hơn trong thu hút vốn FDI.
PV: Có ý kiến cho rằng, nếu điều chỉnh tỷ giá sẽ làm nợ công tăng, ông đánh giá thế nào về quan điểm này?
Ông Phạm Nam Kim:Tất nhiên nếu điều chỉnh tỷ giá, những khoản nợ bằng đồng USD khi quy đổi ra VND sẽ tăng hơn, và tỷ lệ nợ công/GDP có thể bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, mức trần nợ công tính trên tỷ trọng GDP chỉ là một cách để đánh giá khả năng chi trả nợ của một quốc gia, và chỉ số này mang tính “chính trị” hơn là chỉ số thực về khả năng chi trả của một quốc gia. Lấy trường hợp Nhật Bản, chỉ số nợ công từ chục năm nay ở xấp xỉ mức 245% GDP và vấn đề chi trả nợ công không phải là vấn đề chính của nền kinh tế Nhật Bản, các nhà đầu tư vẫn thoải mái cho Chính phủ Nhật Bản vay mượn.
Còn việc tăng số nợ vì điều chỉnh tỷ giá như nói ở trên hoàn toàn chỉ là một cách nhìn của vấn đề, khi ta dùng VND để tính toán. Nếu vẫn tính bằng USD thì tình thế không thay đổi. Vấn đề quan trọng ở đây là liệu trong thời gian tới ta có nguồn ngoại tệ để chi trả lãi và vốn không. Nếu sự điều chỉnh tỷ giá này thuận lợi cho nền kinh tế quốc gia, nâng cao vị trí cạnh tranh trên thị trường thì không cần bận tâm. Chính phủ ta đủ sáng suốt để áp dụng một chính sách kinh tế “thực” (Realpolitik) thay vì đeo đuổi theo những ảo tưởng của những lý thuyết gia.
PV: Xin cảm ơn ông./.
Nam Phong (thực hiện)
(责任编辑:La liga)
- ·Nhặt được 15 triệu đồng nhờ công an tìm trả lại người làm rơi
- ·Điều tra doanh nghiệp
- ·Phong phú các hoạt động trưng bày, biểu diễn văn hóa tại Lễ hội Thành Tuyên 2024
- ·Lenovo ThinkStation P900: Siêu máy trạm cho doanh nghiệp
- ·Trong quý I/2025 phải hoàn thành phê duyệt Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước
- ·Tranh chấp đất đai, chế ‘bom xăng’ để nghênh chiến ở Hà Nội
- ·Sôi động Lễ hội đường phố với chủ đề 'Bình Định chào hè'
- ·Then chốt là phát triển nội tại doanh nghiệp
- ·Dự báo thời tiết ngày 14/8: Nắng oi nóng trở lại Bắc Bộ
- ·Khởi tố 2 đối tượng giết người ở chợ đầu mối Thủ Đức
- ·Thanh niên chạy xe máy tốc độ cao lạng lách, bốc đầu bị phạt 9,5 triệu
- ·Công nhận Chợ phiên Tủa Chùa trở thành điểm du lịch
- ·Chùa Cầu sau trùng tu đảm bảo giá trị cốt lõi, hài hòa và chân xác
- ·Công bố Giải thưởng Bất động sản Việt Nam
- ·Cụ bà suýt mất 900 triệu đồng khi nhận ‘lệnh bắt giam’ qua Zalo
- ·Huy động vốn kinh doanh vật tư y tế, chiếm đoạt hơn 1 tỷ đồng
- ·Thanh niên dụ dỗ bé gái 14 tuổi 'ăn trái cấm' chỉ sau 1 ngày quen biết
- ·Khởi tố loạt lãnh đạo doanh nghiệp vụ chánh thanh tra sở NN&PTNT bị bắt
- ·Mức sinh giảm sâu: Hệ lụy và lời giải từ chính sách
- ·Tạm dừng xét xử loạt cựu quan chức Thái Nguyên và ‘bà trùm’ Châu Thị Mỹ Linh