【xem bảng xếp hạng cúp c1】Về nơi khởi nguồn của Tài chính cách mạng Việt Nam
Những hình ảnh quý hiếm về cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác Hồ | |
Cách mạng Tháng 8 - Bước ngoặt vĩ đại của dân tộc Việt Nam | |
Chặng đường 30 năm - Những chiến sỹ Hải quan trên mặt trận tuyên truyền | |
Ngành Tài chính: Sáng tạo hơn nữa để giữ vững “phong độ” cải cách hành chính |
Khánh thành Nhà tưởng niệm người có công và cán bộ, công nhân nhà máy in tiền tại đồn điền Chi Nê, xã Cố Nghĩa, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình ngày 5/5/2019. Ảnh: Hồng Vân |
Ngày 2/9/1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Nhắc đến những ngày tháng này, người ta hay nhắc tới niềm vui vỡ òa trên mọi miền Tổ quốc hoặc có chăng nhắc đến muôn trùng khó khăn khi Chính phủ phải đối điện với giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. Ít ai để ý rằng để cái tên Việt Nam được khẳng định chủ quyền, ngoài bản Tuyên ngôn độc lập, ngoài lá cờ đỏ sao vàng còn có đồng tiền tài chính.
Di tích lịch sử địa điểm nhà máy in tiền tại xã Cố Nghĩa, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình. Ảnh: PhƯƠNG Anh |
Sau khi được thành lập cùng với Chính phủ lâm thời, Bộ Tài chính ngay lập tức được Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh giao nhiệm vụ tổ chức in, phát hành Giấy bạc Tài chính để phục vụ nhu cầu sản xuất, chiến đấu và đời sống của nhân dân. Tất cả những công việc này phải được triển khai tuyệt đối bí mật để tránh sự chống phá của địch. Thực hiện chủ trương này, cuối tháng 11/1945, đích thân Bộ trưởng Bộ Tài chính Phạm Văn Đồng đã cho mời 4 họa sỹ nổi tiếng đương thời là Mai Văn Hiến, Nguyễn Đỗ Cung, Nguyễn Văn Khanh và Nguyễn Hiền cùng các họa sỹ Nguyễn Sáng, Bùi Trang Chước, Lê Khả chia ra làm nhiều nhóm để tham gia vẽ các mẫu tiền 5 đồng, 10 đồng, 20 đồng và 100 đồng.
Một số giấy mẫu Tờ bạc Tài chính. Ảnh tư liệu |
Do cách mạng mới thành công, Chính phủ chưa sử dụng được nhà in cũ của người Pháp nên phải mượn máy in của Nhà in Quốc hoa (Hàng Bông) đưa xuống ấp Thái Hà (Đống Đa) để in tiền giấy. Sau đó, để tăng nhanh số lượng tiền phát hành, Chính phủ phải sử dụng thêm Nhà in Nguyễn Ninh (Hàng Than), Nhà in Việt Hưng (Cửa Nam), Nhà in Ngô Tử Hạ (Lý Quốc Sư) và Nhà in Lê Văn Tươi. Sau đó, những đồng bạc đầu tiên được in tại Nhà in Taupin ở Bách hóa số 5 Nam Bộ (nay là đường Lê Duẩn) do nhà tư sản yêu nước Đỗ Đình Thiện mua lại của một ông chủ Pháp để ủng hộ Chính phủ cách mạng và là một trong những nhà in hiện đại nhất của miền Bắc khi đó.
Sau cuộc đụng độ bằng súng giữa công nhân nhà máy và quân đội Tưởng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Lê Văn Hiến đã quyết định di chuyển một bộ phận của Nhà in Taupin lên Lạc Thủy, Hòa Bình đóng tại đồn điền Chi Nê của ông Đỗ Đình Thiện. Thời gian đặt nhà máy in tiền ở đồn điền Chi Nê rất có ý nghĩa. Chính tại đây, đồng bạc có mệnh giá lớn nhất lúc bấy giờ là tờ 100 đồng “con trâu xanh” đã ra đời mang theo sứ mệnh lịch sử vô cùng quan trọng, góp phần đấu tranh tiền tệ với địch để bảo vệ nền độc lập dân tộc và trở thành vũ khí đấu tranh trên mặt trận kinh tế - tài chính - tiền tệ, loại bỏ đồng tiền Đông Dương của thực dân Pháp ra khỏi nước ta, góp phần quyết định vào việc cung cấp nhu cầu vật chất, lưu thông hàng hoá trong cuộc kháng chiến chống Pháp trường kỳ của nhân dân ta. Hẳn ai được nhìn thấy bức ảnh ghi lại hoạt động của công nhân nhà máy in tiền lúc đó đều sẽ thấy như được sống lại cảm giác của những con người thời điểm đó, phấn chấn và hứng khởi vì chính tay mình in ra những Tờ bạc Tài chính đầu tiên mang tên Việt Nam.
Ngày 22/2/1947, cơ sở in tiền ở đồn điền Chi Nê bị Pháp phát hiện và oanh tạc khiến vật liệu bị thiệt hại nặng nề. Trong cuốn hồi ký của mình, Bộ trưởng Bộ Tài chính lúc này là ông Lê Văn Hiến đã phải dùng cụm từ “thiên nan vạn nan" để miêu tả khoảng thời gian này. Ông nói về ngày Pháp đánh phá đồn điền Chi Nê như sau: "8 giờ đến Chi Nê... Một phần nhà cửa đổ nát, khói lửa đương còn nguyên. Ngày 22 hồi 3 giờ 30, tám chiếc khu trục Pháp đến tấn công, bốn chiếc bắn phá Đồng Lãng, bốn chiếc oanh tạc và bắn phá Cơ quan Ấn loát. Tại đây thả tất cả 8 quả bom, 2 quả trúng đích làm hư hỏng nhà ở của vợ chồng anh Đỗ Đình Thiện. Chúng bắn đạn lửa rất nhiều vào Cơ quan Ấn loát làm cháy kho cà phê và kho vật liệu, thiệt hại khá lớn nhưng máy móc nguyên vẹn không hư hỏng gì”. Trên đường vận chuyển máy móc, thiết bị, “máy bay địch lồng lộn bắn phá; dưới đất, bộ binh địch luôn luôn đuổi theo và câu pháo cối moóc-chê vào đoàn công nhân vận chuyển máy. Đoàn bị chặt ra từng khúc”. Tình trạng đó kéo dài ròng rã trong gần 3 tháng, các cán bộ nhà máy in tiền thời điểm đó mới vận chuyển thành công hơn 300 tấn máy móc, vật liệu để đến nơi an toàn.
Tháng 4/1947, cơ sở in tiền đã được ổn định ở Bản Thi, Tuyên Quang. Sau đó, tháng 11/1947, nhà máy in tiền Khánh Thi được xây dựng thêm ở Chiêm Hóa, Tuyên Quang. Tại đây, ngoài những tờ bạc cũ, các họa sĩ Lê Phả, Nguyễn Sáng tiếp tục vẽ mẫu các tờ bạc mới có mệnh giá 20, 50, 200 và 500 đồng để in ấn, phát hành đến các vùng kháng chiến.
Cùng lúc với Bắc Bộ, cơ sở in bạc Tài chính Việt Nam được thành lập ở Huế, sau chuyển về Hà Tĩnh để in tiền phục vụ khu vực miền Bắc Trung bộ. Ở phía Nam, đầu tháng 11/1947, Ban Ấn loát mới được thành lập, đặt tại Long An.
Mặc dù khó khăn, thiếu thốn về phương tiện máy móc cũng như nguyên liệu sản xuất và nguồn nhân lực trong khi luôn bị địch chống phá ác liệt nhằm phá hoại cơ sở in tiền nhưng nhờ sự lãnh đạo tài tình, khôn khéo của Đảng, Chính phủ và lãnh đạo Bộ Tài chính nên chủ trương phát hành đồng bạc độc lập nhằm đấu tranh với địch trên mặt trận kinh tế - tài chính đã được triển khai thành công ngay trong lòng địch.
Hơn 70 năm sau thời điểm ấy, lần đầu tiên, tôi tới đồn điền Chi Nê lịch sử. Nơi đây giờ đã trở thành một khu di tích cấp quốc gia khang trang, mới mẻ, không còn những nét “đau thương” của chiến tranh như trong các bức ảnh tư liệu trắng đen tôi được thấy. Đường trải nhựa thênh thang. Trong khuôn viên Khu di tích là xưởng in là căn nhà Bác Hồ từng ở khi đến thăm Chi Nê, là khu chứa bạc, là phù điêu khu xưởng in. Và trang trọng nhất là khu nhà tưởng niệm người có công và cán bộ, công nhân Nhà máy in tiền đồn điền Chi Nê. Ở đó tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, tưởng niệm vợ chồng nhà tư sản đã cống hiến cả xương máu, tài sản và nhiệt huyết cho cách mạng – ông Đỗ Đình Thiện và đặc biệt là tưởng niệm những người cán bộ Tài chính thế hệ đầu tiên đã chiến đấu và hi sinh tại đây để phát hành những tờ Giấy bạc Tài chính đầu tiên để khẳng định chủ quyền của đất nước. Họ cũng là những người đặt viên gạch đầu tiên xây đắp nên truyền thống của Tài chính cách mạng Việt Nam.
(责任编辑:World Cup)
- ·Năm 2023: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng trên 13%
- ·Nỗ lực của các địa phương Việt Nam trong việc tuân thủ quy định về thẻ vàng IUU
- ·Lưới điện miền Bắc có thêm 7 triệu kWh từ Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn
- ·Ngày Pháp luật Việt Nam: Nâng cao nhận thức và ý thức thượng tôn pháp luật
- ·Những chính sách nổi bật có hiệu lực trong tháng 9/2023
- ·Cảnh giác thủ đọan cài đặt ứng dụng giả mạo có gắn logo Bộ Công an nhằm đánh cắp mã OTP
- ·Công điện của Thủ tướng về quản lý và sử dụng hóa đơn điện tử nhằm chuyển đổi số quốc gia
- ·Hôm nay, khai mạc Kỳ họp thứ Sáu, Quốc hội Khóa XV
- ·Tiêu chí Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP giai đoạn 2023
- ·Mỹ đẩy mạnh điều tra các cá nhân, tổ chức liên quan tới tiền điện tử
- ·Gói hỗ trợ lãi suất 2% mới giải ngân được 1,7%, thấp so với kỳ vọng
- ·Việt Nam thu hút đầu tư công nghiệp bán dẫn, hướng tới chủ động sản xuất chip
- ·Sáng nay, Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ tháng 9 và Hội nghị trực tuyến với địa phương
- ·Đồng hành cùng khách hàng sử dụng điện an toàn, tiết kiệm và hiệu quả
- ·Kiểm soát chất lượng môi trường trong hoạt động phát triển chăn nuôi
- ·Ngăn chặn, xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển trái phép gia cầm vào Việt Nam
- ·Cẩn trọng trước những lời mời chào giải cứu trứng gia cầm
- ·10 kết quả nổi bật năm 2023 của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam
- ·Thạnh Hóa đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
- ·Bộ Y tế đề nghị xử lý nghiêm việc mua bán, kinh doanh thuốc lá điện tử