【tỷ số sunderland】Mỹ vẫn giàu hơn Trung Quốc trong 50 năm tới
Ông Simon Baptist, nhà kinh tế trưởng của Bộ phận dự báo, phân tích và tư vấn rủi ro (EIU) thuộc tập đoàn The Economist (Anh), nhận định nước Mỹ vẫn sẽ giàu hơn Trung Quốc trong 50 năm tới hoặc lâu hơn nữa - rất lâu sau khi nền kinh tế hàng đầu châu Á dự kiến sẽ vượt Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Chuyên gia Baptist cho rằng, rất khó để Trung Quốc đạt được mức GDP bình quân đầu người ngang với Mỹ - đây là thước đo sự giàu có của EIU, trong ít nhất 50 năm tới. GDP bình quân đầu người đo lường sản lượng của một nền kinh tế trên mỗi người dân, và là thước đo chung về sự thịnh vượng.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ước tính GDP bình quân đầu người của Trung Quốc trong năm 2020 là hơn 10.582 USD, chưa bằng 1/6 so với mức trên 63.051 USD của Mỹ.
Theo ông Baptist, GDP danh nghĩa tính theo USD của Trung Quốc dự kiến sẽ vượt Mỹ vào khoảng năm 2032 và Trung Quốc sẽ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Thời điểm này được đẩy nhanh từ dự báo trước đó (năm 2034) do đại dịch COVID-19.
Trung Quốc đã phục hồi mạnh mẽ sau cuộc khủng hoảng kinh tế do COVID-19 gây ra. Đây là nền kinh tế lớn duy nhất tăng trưởng vào năm ngoái, với tăng trưởng GDP đạt 2,3%. Ngược lại, nền kinh tế Mỹ giảm 3,5% vào năm 2020 so với một năm trước, theo ước tính của Cục Phân tích Kinh tế.
Chuyên gia Baptist cũng nói thêm, quy mô kinh tế Mỹ rồi sẽ nhỏ hơn Trung Quốc bởi dân số của Trung Quốc lớn hơn rất nhiều.
Dự báo của ông Baptist có phần thận trọng hơn những đánh giá khác. Helen Qiao, trưởng bộ phận kinh tế châu Á tại Bank of America Global Research, khi trả lời phỏng vấn của CNBC trong tháng trước, cho rằng quy mô kinh tế Trung Quốc sẽ vượt Mỹ vào khoảng năm 2027-2028.
Theo nhà kinh tế Baptist, Trung Quốc sẽ trở thành “một cường quốc rất lớn khác” bên cạnh vị trí của Mỹ trên bàn cờ thế giới. Việc nước nào mạnh hơn phụ thuộc vào nơi nào họ sử dụng sức mạnh đó.
Chuyên gia này chỉ ra rằng, tại châu Á, Mỹ khó có thể tiếp tục là quốc gia hùng mạnh nhất từ nay đến những năm 2030, nhưng vị thế của Mỹ và Trung Quốc sẽ vẫn ngang nhau trong một thời gian khá dài.
Châu Á đã nổi lên như một chiến trường quan trọng trong cuộc cạnh tranh Mỹ-Trung đang diễn ra. Bắc Kinh mở rộng ảnh hưởng kinh tế và chính trị trong khu vực khi nước Mỹ dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump dường như đang rút lui.
Ngược lại, tân Tổng thống Joe Biden đã ưu tiên châu Á trong chính sách đối ngoại của mình. Ông Biden đã lựa chọn một số chuyên gia về châu Á nổi tiếng trong chính quyền của mình.
Trong các sự kiện tiếp xúc nước ngoài đầu tiên trên cương vị tổng thống, ông cũng đã hội đàm trực tuyến với các nhà lãnh đạo của Nhật Bản, Ấn Độ và Australia./.
Theo TTXVN
(责任编辑:Thể thao)
- ·Giá điện tăng lên hơn 2.000 đồng/kWh từ hôm nay
- ·Bất chấp "cơn lốc" giảm giá, tháng 11 ô tô vẫn tăng trưởng thấp
- ·Kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 427 tỷ USD
- ·Xung đột Mỹ
- ·Tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại điện tử
- ·Kiến nghị Thủ tướng gỡ khó tiêu thụ tro, xỉ của nhà máy nhiệt điện
- ·Suy giảm nội tiết tố
- ·Lý do không nên ăn uống một số món phục vụ trên máy bay
- ·Cát Vạn Lợi chia sẻ 'con đường đến thành công'
- ·Sau vụ ngộ độc botulinum, Việt Nam sắp có 3
- ·Mất đời con gái vì vụng trộm với sếp
- ·Giá bán điện có thể còn 5 bậc, điều chỉnh giá 2 lần/năm
- ·Rất cần chiến lược quốc gia về xây dựng thương hiệu nông sản
- ·Khởi động thảo luận về Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương vì thịnh vượng
- ·Giá vàng hôm nay 28/11: USD giảm giá trên diện rộng, vàng tăng chóng mặt
- ·Chi dưới khô đen vì đắp lá chữa tê chân
- ·Cẩn trọng với que cấy tránh thai bị nghi là hàng giả
- ·Phát hiện có khối u tuyến thượng thận khi bị đau bụng âm ỉ
- ·Chuyển nhà trọn gói Kiến Vàng thật uy tín
- ·Người phụ nữ 60 tuổi sinh con gái nặng 3,1kg