【kết quả giải ngoại hạng anh hôm nay】Giá bán điện có thể còn 5 bậc, điều chỉnh giá 2 lần/năm
Công bố giá bán buôn điện năm 2019 | |
Tăng giá bán điện 7,5% từ ngày 16-3-2015 | |
Điều chỉnh giá bán điện tính thuế tài nguyên nước sản xuất thủy điện | |
Giá bán điện cho EVN nằm trong khung giá quy định |
Nhiều quan điểm đánh giá chu kỳ điều chỉnh giá điện cần được luật hóa với tần suất 6 tháng điều chỉnh 1 lần. Ảnh: Nguyễn Thanh. |
Bậc thấp trả thêm tiền, bậc cao trả ít đi
Theo Đề án "Nghiên cứu cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện Việt Nam" mà Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đang lấy ý kiến góp ý, giá điện sinh hoạt được tính theo 3 phương án là chia 3 bậc, 4 bậc và 5 bậc. Trong đó, nhóm xây dựng Đề án thiên về phương án chia 5 bậc.
TS.Bùi Xuân Hồi, Bộ môn Kinh tế Năng lượng, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, chủ nhiệm Đề án cho hay: Với phương án 5 bậc thang (bậc 1 từ 0-100kWh; bậc 2 từ 101-200kWh; bậc 3 từ 201-400kWh; bậc 4 từ 401-700kWh và bậc 5 từ 701kWh trở lên), người tiêu dùng tại bậc 1 sẽ phải trả thêm gần 2.800 đồng/tháng; bậc 2 sẽ trả thêm hơn 8.300 đồng/tháng. Trong khi đó ở các bậc tiêu dùng điện khác đều có mức trả thấp hơn từ 12.000 đến 189.000 đồng/tháng. Cụ thể, người dùng 200-400kWh giảm được 62.000 đồng/tháng. Người dùng từ 401-700kWh giảm được 174.000 đồng/tháng. Người dùng 701kWh giảm tới 189.000 đồng/tháng.
Điểm đáng chú ý là, phương án này phù hợp hơn cả với các mục tiêu định giá: Hộ tiêu dùng bậc 101-200kWh/tháng chịu tác động ít nhất trong ba phương án. Việc chia các bậc thang dùng nhiều điện chi tiết hơn cũng phù hợp hơn với đặc điểm tiêu dùng hiện nay. Ngoài ra, 5 bậc thang sản lượng cũng phù hợp với 5 bậc thang thu nhập của hộ gia đình.
Đồng tình với quan điểm chia 5 bậc thang, song chuyên gia kinh tế Nguyễn Đình Cung bày tỏ vẫn còn đôi chút phân vân. Đó là bởi, nếu theo phương án này, những người ở bậc thấp thì trả thêm tiền, còn những người bậc cao thì trả ít đi. Vì thế, ông Cung kiến nghị nên giảm phần giá đối với bậc thấp, tăng giá đối với phần bậc cao trong biểu giá 5 bậc như tại đề án đưa ra.
Bày tỏ bản thân muốn lựa chọn phương án từ 3-4 bậc thang hơn, tuy nhiên khi phân tích theo phương án lựa chọn giảm từ 6 bậc xuống 5 bậc, ông Nguyễn Tiến Thỏa, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) đánh giá, Đề án cần được tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện bảo đảm có tính khả thi. “Yêu cầu cấp thiết là phải sửa Biểu giá chung, nhưng có thể đi theo 2 bước. Bước 1 là sửa Biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt. Bước 2 là sửa các biểu giá còn lại bao gồm cả việc bổ sung giá điện 2 thành phần, giá điện theo mùa”, ông Thỏa nói.
Khi bàn tới câu chuyện biểu giá bán lẻ điện, nhiều chuyên gia lại dành sự quan tâm tới cách tính giá điện theo hộ dân. Chuyên gia năng lượng Trần Đình Long cho rằng: trong Đề án, vấn đề cần nghiên cứu thêm là với hộ nhiều người có thể nghiên cứu tách công tơ, ví dụ trung bình 4 người thì được tách công tơ để tránh chênh lệch nhiều về giá. Đồng quan điểm, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long nhấn mạnh: “Giá điện bình quân hiện nay không nên tính theo hộ. Ở Việt Nam có nhiều hộ khác nhau, có gia đình 3 người tách thành 2 hộ hoặc 7 người nhưng vẫn chỉ là 1 hộ. Phải đưa ra quy định 1 hộ chỉ khoảng 3-4 người, gia đình nào lên tới 7 người thì cần tách ra sẽ công bằng hơn trong tính toán giá điện”.
Luật hóa chu kỳ điều chỉnh giá điện
Trong góp ý xây dựng Đề án "Nghiên cứu cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện Việt Nam", nội dung điều chỉnh giá bán điện thu hút rất nhiều sự quan tâm. Bắt nguồn từ đánh giá hiện nay, cơ chế biểu giá có khoảng thời gian điều chỉnh là 1 năm là hơi dài, tạo áp lực lớn cho các lần điều chỉnh, Đề án đưa ra chu kỳ giá theo phương án điều chỉnh 6 tháng/lần. Ngoài ra, luật hóa cơ chế điều chỉnh giá bằng các văn bản pháp lý của cấp có thẩm quyền công khai chu kỳ điều chỉnh giá.
Chuyên gia Trần Đình Long đánh giá đây là đề xuất hợp lý. “Thị trường thay đổi hàng ngày nên phải có hạn định, chu kỳ điều chỉnh. Không hiểu quy luật cho phép tăng giá điện theo cơ sở nào, cứ 2-3 năm mới cho tăng một lần và bảo rằng tăng giá điện là theo Chỉ thị của Thủ tướng. Đường lối nước ta là xây dựng theo kinh tế thị trường nên cần phải dung hòa. Không phải ngày nào cũng theo thị trường nhưng ít nhất là 1 năm 2 lần điều chỉnh giá điện”, chuyên gia Trần Đình Long nói.
Cũng theo ông Long, cứ đến đúng thời điểm, EVN báo cáo lên xin điều chỉnh giá điện. Cơ quan nhà nước có chức năng xem xét thông qua hay không thông qua. Bên cạnh đó, điểm cần nghiên nghiên cứu, xem xét thêm còn là cơ chế điều chỉnh giá, điều chỉnh theo đầu vào, theo biến đổi tỷ giá hối đoái ra sao, thời điểm điều chỉnh giá như thế nào…
Nhìn nhận vấn đề luật hóa chu kỳ điều chỉnh giá điện là điều rất cần thiết, chuyên gia kinh tế Trần Đình Thiên bày tỏ quan điểm: “Trong luật phải quy định rõ ràng, buộc 6 tháng là phải công bố, thậm chí giá điện không thay đổi gì cũng phải công bố”.
Chuyên gia Ngô Trí Long phân tích rõ hơn: Việc luật hóa chu kỳ điều chỉnh giá điện thực ra cũng đã có quy định rồi, nêu tại Quyết định 24/2017/QĐ-TTg quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân. Trong quyết định này đã nêu rõ 6 tháng điều chỉnh giá điện một lần, yếu tố đầu vào khách quan tăng thì sẽ tăng giá điện. “Tôi cho rằng, đã luật hóa thì nên thực hiện nghiêm. Làm như vậy, cơ quan quản lý cũng đỡ bị công luận phản ứng gay gắt, đỡ chịu sự bức xúc của người dân”, chuyên gia Ngô Trí Long nói.
Theo Biểu giá bán lẻ điện bình quân đang áp dụng hiện nay, giá bán lẻ điện sinh hoạt như sau: Bậc 1 (cho kWh từ 0-50), giá là 1.678.000 đồng/kWh; bậc 2 cho kWh từ 51-100, giá là 1.734.000 đồng/kWh; bậc 3 (cho kWh từ 101-200), giá là 2.014.000 đồng/kWh; bậc 4 (cho kWh từ 201-300), giá là 2.536.000 đồng/kWh; bậc 5 (cho kWh từ 301-400), giá là 2.834.000 đồng/kWh; bậc 6 (cho kWh từ 401 kWh trở lên), giá là 2.927.000 đồng/kWh. |
(责任编辑:La liga)
- ·Nhận định, soi kèo Nagaworld vs Svay Rieng, 18h00 ngày 3/1: Cửa trên ‘ghi điểm’
- ·Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo dừng tăng phí rút tiền ATM
- ·Việt Nam xuất khẩu lô thịt lợn đầu tiên sang Myanmar
- ·Thêm 2 dây chuyền chế biến thịt gà đủ điều kiện xuất khẩu Nhật Bản
- ·Ngăn chặn pháo nổ nơi cửa ngõ miền Trung
- ·Thu thuế điện tử đạt trên 973,7 tỉ đồng
- ·Huyện Phụng hiệp: Mở rộng diện tích nuôi cá trong vèo trên sông
- ·Thị xã Long Mỹ: Vận động doanh nghiệp nộp nợ thuế
- ·Đổi thay từ những tuyến đường kiểu mẫu
- ·Quyết tâm trụ vững
- ·Bình Dương nỗ lực cao nhất để hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ năm 2023
- ·Quyết tâm thu ngân sách đạt chỉ tiêu
- ·Quyết tâm trụ vững
- ·Vượt rào cản thương mại: Cá tra Việt Nam vẫn 'bơi' ra thế giới
- ·Clip CSGT Lâm Đồng dọn đá sạt lở trên đèo Bảo Lộc trước khi hy sinh
- ·Chuyện trồng rau an toàn của ông Bi
- ·Chính sách kinh tế mới có hiệu lực trong tháng 12/2018
- ·Nỗ lực hoàn thành nhiều chỉ tiêu kinh tế
- ·Đoàn tàu metro Bến Thành
- ·Phát triển chăn nuôi heo theo hướng bền vững