【xep hang nhat ban】Tại sao Chính phủ lâm thời Taliban chưa được công nhận ?
Việc Taliban công bố thành phần Nội các mới kể từ khi lực lượng này lên nắm quyền tại Afghanistan đã gây ra nhiều dư luận trái chiều.
Những nhân vật chủ chốt trong chính phủ mới của Taliban tại Afghanistan. Ảnh: INDIA TODAY
TheạisaoChnhphủlmthờiTalibanchưađượccngnhậxep hang nhat bano đó, hầu hết các thành viên trong Nội các Chính phủ tạm quyền do Taliban công bố hôm 7-9 đều là những nhân vật kỳ cựu và trung thành với lực lượng này trong giai đoạn cai trị lần đầu tiên từ 1996-2001 nắm giữ. Tuy nhiên, một số nhân vật trong nội các này nằm trong danh sách đen đang bị Liên Hiệp Quốc (LHQ) và Mỹ truy nã với các khoản treo thưởng lên tới nhiều triệu USD.
Nhân vật đầu tiên được nhắc đến là Thủ tướng Chính phủ tạm quyền ở Afghanistan, ông Mullah Mohammad Hassan Akhund, một trong những người sáng lập Taliban và đang nằm trong danh sách đen trừng phạt của LHQ. Theo dữ liệu của Hội đồng Bảo an LHQ, trước kia, ông Akhund từng giữ chức Ngoại trưởng đầu tiên và sau đó là Phó Thủ tướng thời Taliban cầm quyền ở Afghanistan trong khoảng thời gian 1996-2001. Ông đứng đầu cơ quan ra quyết định đầy quyền lực, còn gọi là hội đồng lãnh đạo (Rehbari Shura) của Taliban, được thành lập sau khi Taliban bị lật đổ trong cuộc tấn công quân sự do Mỹ dẫn đầu năm 2001.
Một thủ lĩnh của Taliban cho biết, ông Akhund “đã làm việc 20 năm với tư cách người đứng đầu Rehbari Shura và có được uy tín rất tốt”. Người này tiết lộ thêm rằng, ông Hassan Akhund vẫn thân thiết với thủ lĩnh tối cao Hibatullah Akhundzada trong 20 năm qua.
Tiếp sau đó là ông Mullah Abdul Ghani Baradar được bổ nhiệm làm Phó Thủ tướng lâm thời. Ông Baradar sinh năm 1968, nắm giữ các vị trí cấp cao trong chế độ Taliban đầu tiên từ năm 1996 và có tiếng là một trong những thủ lĩnh máu lạnh nhất trên chiến trường khi Taliban tìm cách trấn áp các thành phần đối lập trong cuộc nổi dậy ở miền Bắc. Baradar từng là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng năm 2001. Sau khi chế độ Taliban bị các lực lượng do Mỹ lật đổ, ông cùng nhiều thủ lĩnh khác của Taliban đã chạy sang Pakistan. Ông bị bắt trong cuộc đột kích do Mỹ và Pakistan tiến hành năm 2010 và bị giam 8 năm. Năm 2018, Mỹ gây sức ép để Pakistan thả Baradar, tạo điều kiện cho các cuộc đối thoại giữa Taliban với Mỹ.
Đáng quan ngại là ông Sirajuddin Haqqani, giữ chức vụ Bộ trưởng Nội vụ, bị Mỹ coi là kẻ khủng bố quốc tế, và bị Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) treo thưởng lên tới 5 triệu USD cho bất kỳ ai cung cấp thông tin giúp bắt giữ nhân vật này. Năm 2016, ông Sirajuddin Haqqani trở thành một trong 2 cấp phó của Thủ lĩnh tối cao Taliban Sheikh Hibatullah Akhundzada, phụ trách mạng lưới chiến binh, các trường học tôn giáo, và điều hành phần lớn các chiến dịch quân sự của Taliban. Mạng lưới Haqqani bị Mỹ coi là tổ chức khủng bố và có các mối quan hệ mật thiết và lâu dài nhất với Al Qaeda.
Ngoài ra, Bộ trưởng phụ trách vấn đề tị nạn Khalil Haqqani, cũng là một nhân vật khét tiếng. Khalil Haqqani là đại diện đặc biệt của thủ lĩnh tối cao Taliban và là chú của phó thủ lĩnh Taliban Sirajuddin Haqqani. Với các mối quan hệ ở khu vực Vùng Vịnh, ông là người gây quỹ quan trọng của mạng lưới Haqqani. Ông Khalil cũng bị Mỹ và LHQ liệt vào danh sách khủng bố toàn cầu.
Giới quan sát cho rằng, nhiều nhân vật trong Nội các mới tại Afghanistan do Taliban lập nên đều có liên quan đến các tổ chức khủng bố nên đã gây ra phản ứng trái chiều cả đối nội và đối ngoại.
Trong nước, hàng trăm phụ nữ Afghanistan đã biểu tình chống đối chính sách hà khắc của Taliban. Các cuộc biểu tình đã kéo dài gần một tháng nay nhưng vẫn chưa giải tán.
Về đối ngoại, nhiều quốc gia chưa công nhận chính quyền mới của Taliban. Người phát ngôn LHQ Farhan Haq cho biết, Ban Thư ký LHQ và LHQ không tham gia vào các hành động công nhận các chính phủ mới. Đây là vấn đề do chính phủ các quốc gia thành viên thực hiện.
Người phát ngôn Nhà Trắng Jen Psaki bày tỏ lo ngại về “những liên kết và hồ sơ” của một số nhân vật được nêu tên trong chính phủ mới của Afghanistan. Bộ Ngoại giao Mỹ cũng bày tỏ kỳ vọng chính phủ mới của Afghanistan cần phải đảm bảo quốc gia Nam Á này không phải là cơ sở để đe dọa an ninh của bất cứ quốc gia nào khác, đồng thời bày tỏ có thể tiếp cận nhân đạo để hỗ trợ người dân Afghanistan.
Hiện Chính phủ lâm thời Taliban đều không được sự đồng thuận cả trong nước và quốc tế. Đây là rào cản để Afghanistan hồi phục sau 20 năm nội chiến để xây dựng lại đất nước.
HN tổng hợp
(责任编辑:Thể thao)
- ·Đến lượt Công ty SJC bán vàng online
- ·Lần đầu tiên sau 14 năm, Trung Quốc áp dụng chính sách tiền tệ nới lỏng hợp lý
- ·Bình Dương: Khánh thành 2 bệnh viện dã chiến hơn 8.000 giường
- ·Trải nghiệm robot nấu phở tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024
- ·Viêm đại tràng nặng do tự ý sử dụng thuốc kháng sinh
- ·Chuyển sàn, nên hay không trước thềm hợp nhất 2 Sở?
- ·Bác sĩ da liễu tư vấn cách trị gàu da đầu
- ·Ca sĩ Quỳnh Phạm tiết lộ quy tắc trong show riêng diễn cho khách VIP
- ·Giá xăng dầu hôm nay 10/7/2024: Xăng trong nước có thể tăng lần thứ 5 liên tiếp?
- ·Từ ngày 1/8, Trung Bộ nắng nóng gay gắt và kéo dài
- ·Nâng tầm đặc sản quê hương
- ·Bí quyết giúp H'Hen Niê ăn nhiều mà không béo
- ·Tăng phí thẩm định cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa
- ·Sang trọng, đẳng cấp và công nghệ Lexus Hybrid tại VMS 2018
- ·Công nhân sáng tạo trong công việc
- ·Thói quen ăn tối giúp sao Đài Loan giảm 50 kg
- ·TP. Hồ Chí Minh: Thực hiện song song 2 gói hỗ trợ của Chính phủ và thành phố
- ·VinFast tổ chức bình chọn 7 mẫu thiết kế ô tô thuộc dòng Premium
- ·Mua vàng ngày vía Thần Tài: Cần tính toán trước những rủi ro về giá
- ·Chỉ số S&P 500 và Nasdaq Composite chạm tới kỷ lục mới