会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【ket qua net 200】Xiaomi: Bán lẻ công nghệ tại Việt Nam cần chuyển đổi số!

【ket qua net 200】Xiaomi: Bán lẻ công nghệ tại Việt Nam cần chuyển đổi số

时间:2024-12-24 02:57:34 来源:Nhà cái uy tín 作者:World Cup 阅读:530次

Được biết đến như một hãng smartphone nằm trong top 3 thị trường Việt Nam nhưng Xiaomi đang đặt mục tiêu tăng cường sự hiện diện của các sản phẩm thông minh khác - thiết bị AIoT. Hiện hãng có khoảng 75 sản phẩm kết nối Internet thông minh bán tại Việt Nam như robot hút bụi,ánlẻcôngnghệtạiViệtNamcầnchuyểnđổisốket qua net 200 máy lọc khí, nồi cơm điện, nồi chiên không dầu,... Hãng đặt mục tiêu đạt hơn 100 thiết bị trong năm 2022, nâng mức doanh thu của các sản phẩm này lên chiếm phân nửa trong tổng doanh thu ở Việt Nam.

Liên quan đến các thiết bị AIoT, ICTnews đặt câu hỏi về việc liệu Xiaomi sẽ tham gia thế nào vào quá trình chuyển đổi số đang diễn ra tại Việt Nam?

Trả lời vấn đề này, ông KM Leong - Giám đốc Xiaomi khu vực Đông Nam Á - cho hay hãng sẽ tham gia ở cấp Chính phủ và mảng bán lẻ.

{ keywords}
Khách hàng bên trong một cửa hàng bán lẻ công nghệ. (Ảnh: Hải Đăng)

Cụ thể, là một công ty công nghệ, phía Xiaomi cho biết trong năm 2022 sẽ tích cực đóng góp ý kiến cho các cơ quan Chính phủ về chuyển đổi số dưới vai trò một nhà tư vấn công nghệ. Công ty đang thực hiện những bước đi đầu tiên cho mục tiêu đó.

Trước mắt, công ty tập trung chuyển đổi số ở mảng bán lẻ công nghệ. Theo ông KM, mảng bán lẻ công nghệ tại Việt Nam khá tương đồng với Trung Quốc hơn 10 năm trước. Người Việt vẫn mua sắm tại các cửa hàng di động ở mặt tiền vì vị trí thuận tiện, dễ tiếp cận. Tuy vậy, điều này có thể thay đổi trong 5 năm tới.

Theo đại diện Xiaomi, mức sống của người dân Việt Nam đang gia tăng. Nhiều trung tâm mua sắm lớn, tập trung hàng hoá đa dạng mọc lên nhiều hơn. Người dân ngày càng hướng tới các trung tâm thương mại để vui chơi, giải trí, mua sắm.

Trước đây, nhiều người vẫn nghĩ hàng hoá tại các trung tâm mua sắm thường đắt đỏ song nhiều thương hiệu tầm trung với chất lượng hàng hoá bảo đảm đang có mặt tại nhiều địa chỉ mua sắm lớn. Cộng với thu nhập gia tăng và nhóm người trẻ sẵn sàng thử nghiệm mô hình mới, chắc chắn việc mua sắm tại trung tâm thương mại sẽ trở thành xu hướng trong vòng 5 năm nữa.

Ông KM nhận định rằng các nhà bán lẻ công nghệ chắc chắn phải thích ứng với trào lưu mới, phải chuyển hướng tập trung sang các trung tâm thương mại - nơi thu hút nhiều khách hàng hơn. 

Song song với những chuyển đổi về mặt vật lý, các nhà bán lẻ cần chuyển đổi sâu hơn về hạ tầng công nghệ thông tin. Chuyển đổi số sẽ giúp nhà bán lẻ quản lý được hệ thống, chăm sóc khách hàng tốt hơn, gia tăng trải nghiệm cho người mua.

Chẳng hạn, tại Trung Quốc, Xiaomi đã xây dựng hơn 10.000 Xiaomi Store, dùng hệ thống công nghệ đứng sau để quản lý toàn bộ hoạt động bán lẻ.

Nền tảng công nghệ này sẽ được áp dụng tại Việt Nam và Đông Nam Á. Hiện tại, khu vực ASEAN có khoảng 170 cửa hàng Xiaomi và sẽ nâng lên 1.000 vào năm 2022. Để quản lý số lượng cửa hàng này, phía Xiaomi cho hay phải ứng dụng CNTT triệt để.

Về mặt khách hàng, ứng dụng CNTT sẽ giúp mua bán O2O (online to offline) dễ dàng hơn. Ví dụ, trong đợt ra mắt sản phẩm mới tại Malaysia, hãng cho khách đặt hàng trên mạng nhưng có tuỳ chọn đến cửa hàng Xiaomi để nhận máy. Điều này giúp gia tăng lượng khách (traffic) tới cửa hàng truyền thống, có thể đo lường được lượng khách ra vào và tỷ lệ chuyển đổi từ việc tham quan dẫn đến mua sắm.

Về mặt quản lý, hệ thống công nghệ xuyên suốt có thể giúp thống nhất các chương trình khuyến mại của tất cả cửa hàng trên hệ thống, giúp xây dựng các chương trình huấn luyện và có cả thông tin thu nhập, mức thưởng cho nhân viên.

“Tôi ghé thăm một số cửa hàng di động lớn tại Việt Nam gần đây. Gần như không có gì thay đổi ở các cửa hàng này năm 2022 với năm 2017 ngoại trừ bảng giá điện tử thay cho bảng giá giấy hồi cách đây 5 năm”, ông KM nêu ý kiến trong cuộc gặp với một nhóm phóng viên công nghệ tại Việt Nam.

Ý kiến của ông KM chỉ phản ánh một phần thực tế. Ngoài việc thay đổi bảng giá, các nhà bán lẻ công nghệ tại Việt Nam đã đa dạng hoá sản phẩm trong vòng 5 năm năm trở lại đây. Ngoài ra, hệ thống công nghệ của Thế Giới Di Động, FPT Shop hay các nhà bán lẻ khác cũng đủ mạnh, giúp một nhân viên chỉ cần cầm một chiếc điện thoại có thể tra cứu hàng tồn kho, giá bán, chương trình khuyến mại, thậm chí biết được doanh số bán và hoa hồng của họ theo thời gian thực.

Tuy vậy, quan điểm của ông KM về sự dẫm chân tại chỗ của mô hình bán lẻ công nghệ và xu hướng chuyển cửa hàng vào các trung tâm thương mại là hai vấn đề mà các doanh nghiệp Việt cần suy nghĩ.

Hải Đăng

Thấy gì sau quyết định nhảy vào bán lẻ đa ngành của Thế Giới Di Động?

Thấy gì sau quyết định nhảy vào bán lẻ đa ngành của Thế Giới Di Động?

Trong bối cảnh hàng công nghệ bão hoà, Thế Giới Di Động buộc phải nhảy vào các mảng khác để tìm kiếm tăng trưởng.

(责任编辑:Nhà cái uy tín)

相关内容
  • Hệ thống PCCC tại CT1 dự án Usilk City 3 năm vẫn bỏ ngỏ: Xem nhẹ tính mạng cư dân?
  • Đà Nẵng tạm dừng việc tổ chức các lễ hội, tụ tập đông người
  • Liên hợp quốc, EU, nhiều nước quan ngại về tình hình an ninh ở Ukraine
  • OSCE ấn định kế hoạch cho phiên họp bất thường về tình hình Ukraine
  • Kiến nghị bỏ thuốc bảo vệ thực vật khỏi Danh mục hàng dự trữ quốc gia
  • Việt Nam đảm nhận vai trò Chủ tịch Hội nghị Tư lệnh Lục quân ASEAN
  • Đà Nẵng – Quảng Nam tiếp tục cho học sinh nghỉ đến hết tháng 2/2020
  • Nhận diện và phòng ngừa các thủ đoạn lợi dụng tôn giáo chống phá Việt Nam hiện nay
推荐内容
  • Tăng lực đẩy của hệ thống, giảm ‘lực kéo’ của Thủ tướng
  • Nhiều nhân viên của Liên hợp quốc bị bắt giữ tại Ethiopia
  • NHNN quy định: Phải xác thực sinh trắc học khi chuyển khoản trên 10 triệu đồng
  • Cuộc họp thượng đỉnh Mỹ
  • VEPR dự báo kinh tế Việt Nam năm 2020 tăng trưởng ở mức 3,8%
  • CPI Hà Nội tăng 1,07% trong tháng Tết