【thứ hạng của câu lạc bộ bóng đá sheffield united】Phụ huynh 'rối mù' với đủ loại app trường học
Con đi học,ụhuynhrốimùvớiđủloạiapptrườnghọthứ hạng của câu lạc bộ bóng đá sheffield united cha mẹ phải tải 6-7 loại ứng dụng khác nhau để phục vụ việc học tập, theo yêu cầu của mỗi trường.
“Mỗi năm trường dùng một ứng dụng (app) đóng tiền khác nhau, rất bất tiện cho phụ huynh. Lúc app này, lúc app khác loạn hết lên, nhất là với những gia đình có ba cháu đi học như nhà tôi”, đó là chia sẻ của chị Hà Thanh, phụ huynh có 3 con đang học mầm non, tiểu học và THCS tại Hà Nội, khi đề cập đến việc cài đặt ứng dụng nộp học phí tại trường học hiện nay.
Những năm gần đây, ngành giáo dục đẩy mạnh việc ứng dùng phần mềm công nghệ thông tin vào quản lý hay thanh toán học phí và các khoản thu khác theo phương thức thanh toán không dùng tiền mặt. Tuy nhiên, chủ trương này dẫn đến không ít ý kiến từ các phụ huynh vì những bất cập phát sinh từ việc sử dụng các ứng dụng này.
Tốn thời gian, “rước” bực vào người
Chị Hà Thanh cho biết cùng để nộp tiền học phí và các khoản thu khác cho con nhưng điện thoại vợ chồng chị cài tới 3 ứng dụng khác nhau. Mỗi ứng dụng lại có giao diện và các thao tác riêng, khiến vợ chồng chị lúng túng và thấy mất thời gian học cách sử dụng.
Bà mẹ 3 con cho biết các app đóng tiền đều là trung gian, không mất phí nhưng việc tải và tạo tài khoản rắc rối, thực hiện 3-4 lần vẫn thất bại. Đến khi tạo tài khoản thành công, phụ huynh tiếp tục phải thực hiện nhiều thao tác để đóng học.
Cụ thể, chị Thanh phải chuyển tiền từ ngân hàng qua ứng dụng, sau đó tiếp tục chuyển từ ứng dụng tới nhà trường. Nếu ứng dụng không chấp nhận ngân hàng sẵn có, chị buộc phải mở thêm số tài khoản theo yêu cầu để chuyển tiền.
Thế nhưng, nhiều khi tiền học đã chuẩn bị đủ, chị Thanh vẫn không đóng nổi vì ứng dụng lỗi đúng ngày cần đóng. Vợ chồng chị phải đợi đến khi hết lỗi, hoặc chuyển khoản nhờ giáo viên đóng hộ vì sợ chậm trễ.
“Không sợ đóng tiền cho con mà tôi sợ đóng tiền qua app vì rất mất thời gian”, phụ huynh chia sẻ.
Điều chị Thanh bức xúc nhất là có năm học, đầu năm dùng một ứng dụng, cuối năm lại chuyển sang ứng dụng khác, vợ chồng chị lại phải tải và học lại các thao tác từ đầu. Đến hiện tại, chị không nhớ đã phải dùng bao nhiêu ứng dụng chỉ để đóng tiền cho con.
“Phụ huynh không rành công nghệ rất vất vả. Chưa kể những cháu bố mẹ đi làm xa, ở cùng ông bà , việc đóng tiền qua ứng dụng sẽ gặp khó”, chị Thanh nói.
Chị Lê Lan, phụ huynh có con học lớp 4 ở TP.HCM, không cần đóng tiền qua ứng dụng trung gian như chị Hà Thanh, nhưng cũng “loạn” vì đủ thứ app phải tải về để phục vụ cho việc học của con và kết nối với nhà trường.
Khi được hỏi trong điện thoại có bao nhiêu ứng dụng mà nhà trường yêu cầu tải về, chị Lan nói với Tri Thức - Znews rằng “không nhớ nữa, trường nói tải thì tôi cứ tải, rồi lại loay hoay tìm cách dùng”. Người mẹ thậm chí còn không nhớ hết tên các ứng dụng, chỉ nhớ một ứng dụng duy nhất là eNetViet để xem điểm, kết quả học tập của con.
“Tôi ‘mù’ công nghệ, điện thoại gần như không dùng đến nên nhiều khi, tôi còn phải nhờ con mở giúp các ứng dụng này để xem. Nhưng tần suất sử dụng các ứng dụng cũng không nhiều vì có nhóm chat Zalo, chúng tôi cập nhật thông tin trong đó chứ không cần mở app”,chị Lan nói.
Trong khi đó, chị Nguyễn Hà, phụ huynh có con học lớp 1 tại TP.HCM, không tải bất kỳ ứng dụng nào về máy dù giáo viên chủ nhiệm đã gửi thông tin vào nhóm chat phụ huynh từ đầu năm. Người mẹ cho biết cô chủ nhiệm gửi link tải 3 ứng dụng là eNetViet, VioEdu và iSMART, đều là ứng dụng không bắt buộc nên chị không tải vì cảm thấy không cần thiết.
Nói thêm về việc từ chối tải các ứng dụng, chị Hà cho biết thực tế, những ứng dụng như eNetViet cũng có một số lợi ích như biết thành tích học của con, đọc nhận xét của giáo viên hay cập nhật bữa ăn hàng ngày của con. Dù vậy, người mẹ vẫn ngại tải và dùng cách truyền thống là trao đổi với chủ nhiệm trong nhóm chat của lớp hoặc nhắn riêng.
Còn với ứng dụng VioEdu (ứng dụng học Toán dưới dạng thi đấu) và iSMART (ứng dụng học Toán, Khoa học bằng tiếng Anh), chị Hà không tải vì con chị đi học thêm ở ngoài nên cũng không cần phải dùng thêm ứng dụng trên điện thoại. Hơn nữa, người mẹ cũng muốn hạn chế việc con sử dụng các thiết bị điện tử để tránh ảnh hưởng đến thị lực của con.
“Con tôi mới học lớp 1, cứ để con phải dán mắt vào màn hình thì không tốt lắm nên tôi dứt khoát không tải luôn, đằng nào những ứng dụng này không phải bắt buộc”,chị Hà nói.
Mong có một app dùng chung
Bản thân chị Hà Thanh và nhiều phụ huynh khác không phản đối việc thanh toán không dùng tiền mặt vì tiện lợi, tiết kiệm được thời gian.
Tuy nhiên, trải nghiệm 3 trường học của 3 con như thời gian vừa qua khiến vợ chồng chị mệt mỏi. Chị cho rằng các nhà trường nên thống nhất một số tài khoản ngân hàng để phụ huynh chuyển tiền từ tài khoản cá nhân đến bất cứ lúc nào trong thời gian quy định. Việc này vừa tạo sự thuận tiện cho phụ huynh mà vẫn đảm bảo công tác quản lý của nhà trường.
Chị Lê Lan không cần sử dụng app đóng tiền nên không hiểu được nỗi khổ của những phụ huynh như chị Thanh, nhưng bản thân chị cũng thấy khá mệt mỏi khi phải tải đủ loại ứng dụng về máy, vừa phức tạp, lại tốn dung lượng điện thoại mà cũng không ứng dụng được nhiều.
Người mẹ hiểu rằng chuyển đổi số là điều cần thiết trong bối cảnh hiện tại, nhưng công tác chuyển đổi cần “gọn gàng” và “đỡ rối rắm” hơn. Theo đó, chị Lan đề xuất thay vì tạo ra quá nhiều ứng dụng, ngành giáo dục chỉ nên tích hợp nhiều tính năng vào một ứng dụng duy nhất và sử dụng cho tất cả trường học, cấp học. Như vậy, phụ huynh sẽ đỡ mệt hơn.
“Phụ huynh ở độ tuổi 40 như tôi còn mù mờ về công nghệ, còn ngại sử dụng quá nhiều ứng dụng, vậy thì những phụ huynh ở độ tuổi 50, 60 phải làm thế nào? Nhìn chung, tôi không phản đối việc dùng app, nhưng nên đơn giản hóa để cho phụ huynh chúng tôi đỡ mệt, đỡ mất thời gian”, chị Lan nói.
(Nguồn: ZNews)Link: https://lifestyle.znews.vn/phu-huynh-roi-mu-voi-du-loai-app-truong-hoc-post1510664.html
(责任编辑:Thể thao)
- ·Cắt margin 84 mã chứng khoán trên HOSE quý I/2025
- ·Senior officials’ meeting highlights ASEAN defence co
- ·Suga attends ASEAN Summit for the first time, reiterates Japan's policy towards ASEAN
- ·S Korea to boost investment and tourism in central Việt Nam
- ·Người Việt chi gần 6.400 nghìn tỷ đồng cho tiêu dùng trong năm 2024
- ·PM inspects preparations for 37th ASEAN Summit
- ·PM Phúc said VN does not devaluate currency, urges objective assessment from the US
- ·Criminals using COVID
- ·VN meets right conditions to build international financial centre: PM
- ·NA deputies mull Law on Residence
- ·Bắt nóng nghi phạm cướp tiệm vàng ở Hà Nội ngay khi vừa gây án
- ·Japanese PM meets with National Assembly leader, students
- ·2020 ASEAN National Committee holds 6th session meeting
- ·Former BIDV executives jailed for banking offences
- ·Samsung có thể mất tới hơn 1 tỷ USD chi phí thu hồi Note 7
- ·ASEAN and RoK relations to be further elevated with upcoming summit
- ·Criminals using COVID
- ·VN, Japan agree on quarantine
- ·Cỏ biển biến mất đe dọa sức khỏe con người và sinh vật biển
- ·New Zealand commits support for ASEAN during COVID