【bongda tivi】Tăng cường kết nối Bộ KH&CN và cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài
Tại buổi làm việc,ăngcườngkếtnốiBộKHCNvàcơquanđạidiệnViệtNamởnướcngoàbongda tivi Bộ trưởng Nguyễn Quân chúc mừng các Trưởng các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài mới được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ nhiệm kỳ 2015-2018; đồng thời nhấn mạnh về mối quan hệ hợp tác giữa Bộ KH&CN và Bộ Ngoại giao nói chung, giữa mạng lưới Cơ quan thường trú ngoài nước của Bộ KH&CN và hệ thống Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nói riêng, là hết sức gắn bó và ngày càng hiệu quả, đóng góp vào thành tích chung của ngành ngoại giao và ngành KHCN thời gian qua.
Bộ trưởng Nguyễn Quân đã giới thiệu một số nét về quá trình phát triển của ngành KH&CN trong năm qua. Bộ trưởng nhấn mạnh, trong những năm qua Bộ KH&CN đã nhận được sự giúp đỡ rất lớn của Bộ Ngoại giao, những đồng chí được cử đi làm Đại sứ và Tổng lãnh sự tại nước ngoài trước khi đi đều đến thăm và làm việc tại Bộ. Đây là cơ hội để Bộ báo cáo những vấn đề có liên quan để các đồng chí làm việc tại các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có thể hỗ trợ cho ngành KHCN ở trong nước cũng như giúp cho Bộ KH&CN thiết lập quan hệ hợp tác với các quốc gia trên thế giới.
Bộ trưởng Nguyễn Quân làm việc với các Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài mới được bổ nhiệm
Đến thời điểm hiện nay ngành KH&CN nước nhà đang bước sang một giai đoạn hoàn toàn mới. Nếu trước đây chúng ta làm KH&CN theo mô hình của các nước XHCN, còn rất nhiều vấn đề khó khăn, bất cập tồn tại. Xã hội gần như không quan tâm đến vấn đề đầu tư cho KH&CN, đặc biệt là doanh nghiệp, nguồn cầu lớn cho ngành KHCN thì gần như không quan tâm đầu tư cho KH&CN để đưa kết quả nghiên cứu vào sản xuất kinh doanh mà nếu cần thì nhập khẩu, không sử dụng những kết quả nghiên cứu trong nước. Về cơ chế tài chính, chúng ta còn quan liêu và bao cấp, khi nhà khoa học muốn nghiên cứu, từ khi có ý tưởng đến lúc được cấp kinh phí phải mất thời gian ít nhất là một năm, có trường hợp phải 2-3 năm mới có kinh phí.
Bộ trưởng Nguyễn Quân cho biết: Kinh phí dành cho nghiên cứu còn khiêm tốn, trong khi xã hội đòi hỏi rất cao là phải có công bố quốc tế, số lượng sáng chế không được thua kém các nước trong khu vực như Thái Lan và thế giới… Tuy nhiên, đầu tư cho KH&CN tại Thái Lan lớn hơn chúng ta rất nhiều lần. Thái Lan hiện đầu tư khồn dưới 10 tỷ đô la cho KH&CN tức là trên 3% GDP quốc gia. Năm nay, Bộ KH&CN đang phấn đấu là 1,2% GDP quốc gia… Bên cạnh đó, chính sách đối với cán bộ KH&CN hiện nay còn nhiều bất cập, chính vì vậy, hiện tượng chảy máu chất xám xảy ra rất nặng, những người giỏi nhất của chúng ta không làm việc cho các viện nghiên cứu của nhà nước.
Mặc đầu tư còn ít và còn nhiều yếu kém nhưng ngành KH&CN nước ta cũng không phải yếu kém hơn các nước khác trong khu vực. Bộ trưởng cho rằng: Nếu xếp hạng về mặt kinh tế trong 143 chúng ta chỉ đứng thứ 132. Tuy nhiên, về mặt KH&CN chúng ta có thứ hạng cao hơn tới 50 bậc. Năm 2014, Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới xếp hạng Việt Nam đứng thứ 71/143. Tô chức Y tế thế giới công nhận Việt Nam là 1 trong 37 quốc gia đạt chuẩn về quản lý vắc-xin và tự sản xuất được 10/12 vắc-xin tiêm chủng mở rộng và nhiều vắc-xin rất khó như H5N1 và Việt Nam là 1 trong 4 nước sản xuất được vắc-xin tiêu chảy Rotavin…
Ngoài ra còn nhiều thành tựu mà ngành KH&CN đã đạt được như: trong công nghiệp, nhà máy thủy điện Sơn La chúng ta làm chủ hoàn toàn từ khâu thiết kế đến thi công nhà máy; chỉ mất 2 năm chúng ta làm chủ hoàn toàn công nghệ thiết kế và chế tạo giàn khoan tự nâng 90m nước và 120m nước được Hoa Kỳ chấp nhận đăng kiểm hay Việt Nam chế tạo thành công vệ tinh siêu nhỏ và vệ tinh quan sát Trái đất đầu tiên của Việt Nam bay vào quỹ đạo; Giải mã thành công hệ gen của 36 giống lúa bản địa Việt Nam và Hội nghị tổng kết quỹ gen…
Ngành KHCN còn nhiều khó khăn nhưng những người làm khoa học rất nỗ lực và những người làm quản lý khoa học bằng Luật KH&CN năm 2013 cũng làm thay đổi toàn bộ hệ thống quản lý khoa học so với giai đoạn trước đây. Hiện nay, nước ta xác định cạnh tranh với thế giới là cạnh tranh bằng KH&CN, chúng ta không thể cạnh tranh bằng nhân công giá rẻ và tài nguyên như trước đây. Nếu KH&CN không có cơ chế chính sách mới đáp ứng thì chúng ta sẽ tụt hậu ngày càng xa so với thế giới. Chính vì vậy sự ra đời của Luật KH&CN năm 2013, với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước và các Bộ, ngành thời gian tới KH&CN sẽ có vị trí xứng đáng để nó là quốc sách hàng đầu. Bộ trưởng Nguyễn Quân cũng kỳ vọng trong thời gian tới, hệ thống quản lý khoa học sẽ hoàn toàn tiếp cận với nền kinh tế thị trường theo thông lệ quốc tế và có hiệu quả cao hơn.
Đối với hội nhập quốc tế về KH&CN, Bộ trưởng cũng thông báo tới Đoàn đến thời điểm hiện tại Bộ KH&CN đã ký các Hiệp định và Biên bản ghi nhớ về hợp tác KH&CN với 80 quốc gia. Hàng năm đều tổ chức các Hội nghị về KH&CN ở cấp Bộ và cấp Chính Phủ với nhiều quốc gia. Đặc biệt, hiện nay chúng ta đã hợp tác KH&CN với tất cả các nước lớn, các đối tác chiến lược và đối tác chiến lược toàn diện. Riêng trong những năm qua Việt Nam đã ký được các Hiệp định rất quan trọng với các quốc gia như: Hiệp định hợp tác Việt Nam và Hóa kỳ về sử dụng hòa bình năng lượng hạt nhân; Hiệp định giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Liên bang Nga về đối tác chiến lược trong lĩnh vực giáo dục, khoa học và công nghệ; ký kết Nghị định thư về việc thành lập Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác KH&CN và các lĩnh vực khác giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nhà nước Israel…
Đoàn Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài mới được bổ nhiệm làm việc với Khu CNC Hòa Lạc
Để thực hiện việc hội nhập quốc tế và đuổi kịp các nước trong lĩnh vực KH&CN, Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ KH&CN xây dựng mạng lưới đại diện KH&CN ở nước ngoài. Hiện tại Bộ KH&CN đã có đại diện KH&CN ở 17 địa bàn, sắp tới sẽ mở rộng thêm 2 địa bàn của 12 quốc gia. Bộ trưởng Nguyễn Quân đề nghị các Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Bộ KH&CN về hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực KH&CN; hỗ trợ, giúp đỡ các đại diện về KH&CN ở các nước này hoàn thành tốt công việc được giao.
Thay mặt các Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài chuẩn bị lên đường nhận nhiệm vụ nhiệm kỳ 2015-2018, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đặng Minh Khôi đánh giá cao những thành tựu trong quá trình phát triển của ngành KHCN, nhất là những kết quả đã đạt được trong thời gian qua... nhấn mạnh, sự phối hợp hoạt động KH&CN giữa Bộ KH&CN với các Đại sứ, Trưởng các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài là hết sức quan trọng và cần thiết trong việc phát triển KH&CN. Đồng thời, Thứ trưởng Đặng Minh Khôi nêu bật mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa Bộ Ngoại giao và Bộ KH&CN thời gian qua; chia sẻ những khó khăn của ngành KHCN và đánh giá cao vai trò và những đóng góp của KH&CN trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội của nước nhà.
Cũng tại buổi làm việc, Bộ trưởng đã mời Đoàn Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam (Đại sứ/Tổng lãnh sự) tại nước ngoài mới được bổ nhiệm đến thăm và làm việc với Khu Công nghệ cao (CNC) Hòa Lạc, nơi được Lãnh đạo Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư rất lớn trong những năm qua. Đến thời điểm hiện tại, Khu CNC Hòa Lạc đang chuyển sang giai đoạn quyết định đó là hoàn thiện toàn bộ hạ tầng cho để tiến tới KCNC đi vào hoạt động chính thức.
Tại Khu CNC Đoàn đã nghe Trưởng Ban Quản lý Khu CNC Hòa Lạc Phạm Đại Dương giới thiệu về Khu CNC. Qua đó, Tính đến tháng 5/2015, có trên 10.000 người đang học tập và làm việc tại Khu CNC Hòa Lạc; trong gần 70 dự án đầu tư đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư/Quyết định giao đất với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 56.800 tỷ đồng trên diện tích 336ha. Các lĩnh vực được tập trung đầu tư gồm: sản xuất và kinh doanh phần mềm; công nghệ thông tin; sinh học, y học; điện tử, tự động hóa, sản xuất thiết bị viễn thông. Hiện tại, Khu CNC Hòa Lạc có 33/67 dự án đang hoạt động, 10 dự án trong quá trình xây dựng, 22 dự án đang hoàn thiện thủ tục để triển khai. Năm 2014, tổng giá trị xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp tại Khu CNC Hòa Lạc đạt 228 triệu USD, trong đó giá trị xuất hẩu đạt 133 triệu USD và nhập khẩu đạt 95 triệu USD.
Nhân dịp này, Đoàn đã tới thăm Công ty Cổ phần FPT, tập đoàn có hai công ty thành viên là Công ty Phần mềm FPT (FPT Software) và Đại học FPT trong Khu CNC Hòa Lạc.
Bùi Văn
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Ngày 6/1: Giá dầu thế giới đầu tuần mới nối dài đà tăng mạnh
- ·Khởi tố vụ án đưa người nhập cảnh trái phép liên quan bệnh nhân 1440
- ·Bắt thêm nhiều đối tượng vụ hỗn chiến, nổ súng ở Cần Thơ
- ·Bộ Công an triệt phá đường dây mua bán trẻ sơ sinh xuyên biên giới
- ·Thuyền chở 20 người đi câu mực bị chìm trên biển, 1 người tử vong
- ·Doanh nghiệp điện máy: Xoay xở để tồn tại
- ·Tăng tiện ích cho khách hàng VIP của ACB
- ·Các nhà đầu tư Nhật Bản hướng vào Việt Nam
- ·Bộ Nội vụ thống nhất nghỉ 7 ngày Tết Nguyên đán 2024
- ·“60% người tiêu dùng Việt Nam mua phải hàng giả”
- ·Giải cứu nam thanh niên bị lừa sang Thái Lan bán thận
- ·Thêm cụm công nghiệp thực phẩm
- ·Hỗ trợ hoàn thiện bộ chứng từ xuất khẩu
- ·Bị cáo Trịnh Xuân Thanh: 'Hai người làm tốt, gọi là đồng chí, không phải đồng phạm'
- ·Samsung có thể mất tới hơn 1 tỷ USD chi phí thu hồi Note 7
- ·Bắt giữ một nghi can cướp giật gây tai nạn chết người ở TP.HCM
- ·Đóng cửa Fivimart Phú Mỹ Hưng
- ·Tạm giam kẻ tổ chức cho nhiều người Trung Quốc vượt biên
- ·Thời tiết Hà Nội 15/9: Mát mẻ, khả năng có mưa
- ·Trăm cảnh sát phá đường dây tín dụng đen với lãi suất lên tới 365%